Phương Pháp Phục Hồi Chức Năng Gãy Mỏm Khuỷu Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên môn: Chấn thương, Đau dây thần kinh, Tràn dịch khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu được thực hiện sớm để tăng khả năng phục hồi hoàn toàn. Các bài tập cụ thể giúp khuỷu tay gấp – duỗi và chuyển động đúng cách, tăng phạm vi và tính linh hoạt. Đồng thời tăng cường các cơ hỗ trợ giúp giữ khớp khuỷu ổn định.

Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu
Thông tin cơ bản về chấn thương và hướng dẫn phương pháp phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

Gãy mỏm khuỷu và phương pháp điều trị

Gãy mỏm khuỷu là một dạng của gãy xương khuỷu tay. Trong đó mỏm khuỷu (đầu trên của xương trụ) có vết nứt, gãy đôi hoặc gãy nhiều mảnh. Tình trạng này xảy ra sau một chấn thương trực tiếp. Cụ thể như đánh vào vùng khuỷu tay hoặc ngã đập khuỷu tay xuống sàn).

Mỏm khuỷu bị gãy dẫn đến đau khuỷu tay đột ngột, biến dạng do di lệch, sưng, bầm tím và hạn chế vận động khớp. Để điều trị, bó bột hoặc phẫu thuật và cố định bằng vít sẽ được chỉ định dựa trên mức độ di lệch.

  • Bó bột: Nếu gãy không di lệch và gãy kín, bệnh nhân được bó bột cánh – cẳng bàn tay và bất động trong 4 tuần.
  • Phẫu thuật: Những trường hợp gãy di lệch, gãy nát hoặc gãy hở, phẫu thuật sắp xương và cố định bằng vít sẽ được thực hiện.

Sau điều trị, phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu được áp dụng sớm để khớp khuỷu tay phục hồi hoàn toàn.

Gãy mỏm khuỷu
Bó bột hoặc phẫu thuật cố định bằng nẹp vít được áp dụng để điều trị gãy mỏm khuỷu, giảm đau đớn

Phương pháp phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

Phương pháp phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu được chỉ định dựa trên tốc độ lành lại của xương và mục đích điều trị.

1. Mục đích

+ Giai đoạn bất động

  • Cải thiện tuần hoàn tại mỏm khuỷu
  • Duy trì cơ ổn định khuỷu tay và cơ bắp ở cánh tay
  • Ngăn teo cơ tay do bất động

+ Giai đoạn sau bất động

  • Ngăn ngừa loạn dưỡng cơ, teo cơ tay, cứng khớp tay
  • Tăng phạm vi và khả năng vận động cho khớp khuỷu
  • Tăng linh hoạt
  • Lấy lại sức mạnh
  • Phục hồi chức năng hoàn toàn
  • Trở lại hoạt động sinh hoạt và thể thao

2. Phương pháp cụ thể

Trong quá trình phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu, những bài tập dưới đây sẽ được sử dụng:

+ Giai đoạn bất động

  • Co cơ tĩnh (gồng cơ) trong bột/ nẹp. Thực hiện 10 lần/ ngày, mỗi ngày 10 lượt. Thực hiện trên các cơ:
    • Cơ tam đầu cánh tay
    • Cơ nhị đầu
    • Cơ vai
  • Vận động chủ động các ngón tay và cổ tay nhẹ nhàng.
Co cơ tĩnh trong bột/ nẹp kết hợp vận động chủ động các ngón tay
Co cơ tĩnh trong bột/ nẹp kết hợp vận động chủ động các ngón tay để ngăn teo cơ tay do bất động

+ Giai đoạn sau bất động

  • Trong 2 tuần đầu tiên: Nâng cao tay nhẹ nhàng.
  • Trong 2 tuần tiếp theo:
    • Tăng tầm vận động của khuỷu tay và khớp vai có hỗ trợ
    • Vận động chủ động cổ tay và các ngón tay
  • Từ tuần thứ 5:
    • Vận động chủ động ở khuỷu tay
    • Xoay khớp khuỷu tay, xoay cẳng tay
    • Gấp – duỗi khớp, tăng dần phạm vi và cường độ luyện tập theo thời gian
  • Trị liệu tại nhà: Thường xuyên vận động chủ động khuỷu tay, khớp vai, cổ tay và các ngón tay.
Nâng cao tay nhẹ nhàng và tăng tầm vận động của khuỷu tay
Nâng cao tay nhẹ nhàng và tăng tầm vận động của khuỷu tay để phục hồi chức năng hoàn toàn

Biện pháp hỗ trợ

Trong giai đoạn đầu, phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu có thể gây đau, khớp cứng, khó cử động. Để giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi, các biện pháp dưới đây sẽ được áp dụng:

  • Chườm nóng: Liệu pháp này giúp tăng tuần hoàn máu ở mỏm khuỷu, thư giãn khớp xương, giảm đau và giảm cứng khớp. Chườm ấm có thể được thực hiện trước khi luyện tập, mỗi lần 20 phút.
  • Chườm lạnh: Nếu còn sưng đau, nên chườm lạnh mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần từ 10 – 15 phút để giảm tình trạng.
  • Thuốc giảm đau: Nếu đau nhiều trong quá trình tập luyện, Acetaminophen, NSAID hoặc một loại thuốc giảm đau khác sẽ được chỉ định để giảm đau và sưng nề.

Theo dõi và tái khám

Người bệnh tái khám theo lịch hẹn. Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân được kiểm tra mức độ đau, tầm vận động, phạm vi của khuỷu tay, tình trạng teo và yếu cơ. Từ đó có những phương pháp xử lý phù hợp, thay đổi chương trình luyện tập nếu cần thiết.

Theo dõi triệu chứng tại nhà. Bệnh nhân cần tái khám nếu sưng hoặc đột ngột đau nhiều, đau tăng theo thời gian.

Lưu ý khi phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu

Để thúc đẩy quá trình hồi phục và đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu đúng cách và đúng thời điểm
Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu đúng cách và đúng thời điểm theo hướng dẫn của chuyên viên
  • Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.
  • Luyện tập đúng thời điểm.
  • Bất động từ 3 – 4 tuần theo chỉ định của bác sĩ. Tránh chuyển động quá sớm để không ảnh hưởng đến quá trình lành lại của xương.
  • Trong giai đoạn bất động, chỉ nên tập gồng cơ và thư giãn ngón tay, cổ tay.
  • Tuân thủ chương trình luyện tập để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn.
  • Tránh luyện tập gắng sức. Vận động thụ động kết hợp chuyển động các khớp lân cận trong thời gian đầu. Tăng dần cường độ luyện tập theo thời gian.
  • Thông báo với chuyên viên nếu việc luyện tập gây đau đớn. Ngoài ra nên ngừng luyện tập và để khớp khuỷu tay nghỉ ngơi.
  • Tiếp tục vận động chủ động khuỷu tay, khớp vai, cổ tay và các ngón tay tại nhà cho đến khi tay bị thương lành lại hoàn toàn.

Phục hồi chức năng gãy mỏm khuỷu tay là một quá trình quan trọng, cần thực hiện sớm và đúng cách theo hướng dẫn của chuyên viên. Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động bình thường sau 4 tháng điều trị và luyện tập. Mất 6 tháng đến 1 năm để tay bị thương phục hồi hoàn toàn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Rách Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không
Người bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính ổn định ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết
Bị Đứt Dây Chằng Có Quan Hệ Được Không
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, đặc biệt là dây chằng đầu gối ở vận động viên và người chơi thể thao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể bị đau ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết
Giãn Dây Chằng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh giúp mau khỏi là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Thực tế cho thấy cả hai đều là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi biện ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua