Phục Hồi Chức Năng Là Gì? Các Bệnh Cần Thực Hiện

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phục hồi chức năng là một chương trình luyện tập gồm những biện pháp có khả năng hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm do chấn thương cột sống, đột quỵ, gãy xương… Phương pháp này thường được áp dụng sau phẫu thuật hoặc kết hợp với điều trị nội khoa như dùng thuốc. Phục hồi chức năng là một trong ba lĩnh vực quan trọng của y học, bao gồm phòng bệnh, điều trị bệnh và phục hồi.

Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là một chương trình luyện tập giúp phục hồi hoặc cải thiện chức năng của những cơ quan bị tổn thương

Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là một chương trình luyện tập gồm những biện pháp y học, giáo dục hướng nghiệp, xã hội, kinh tế và kỹ thuật phục hồi. Chương trình luyện tập này có tác dụng phục hồi hoặc cải thiện chức năng của những cơ quan bị tổn thương. Từ đó giúp tăng sự linh hoạt cho người bệnh khi vận động hay lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng giảm nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị, phòng ngừa khuyết tật do bệnh lý. Đối với những người bị khuyết tật, phục hồi chức năng giúp họ xử lý tốt hơn những vấn đề, thích nghi với môi trường sống và hội nhập vào xã hội.

Những hình thức phục hồi chức năng

Có 3 hình thức chính trong phục hồi chức năng. Bao gồm: Phục hồi chức năng dựa vào cộng động, dựa vào viện và ngoại viện.

1. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Đối với hình thức này, người bệnh sẽ được luyện tập phục hồi cùng với những người thân trong gia đình hoặc những người khác trong cộng đồng. Từ đó giúp cải thiện khả năng giao tiếp, phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân. Hình thức này thực chất là một dạng xã hội hóa công tác phục hồi chức năng.

2. Phục hồi chức năng dựa vào viện

Đối với hình thức này, bệnh nhân sẽ được phục hồi chức năng trong bệnh viện với sự kiểm tra và hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Ưu điểm

  • Đạt hiện quả phục hồi nhanh hơn
  • Kết quả phục hồi cao hơn, mang đến nhiều lợi ích cho những trường hợp khó điều trị
  • Luyện tập với nhiều trang thiết bị hiện đại
  • Luyện tập dưới sự hướng dẫn của những người có trình độ chuyên môn cao.

Nhược điểm

  • Chi phí cao
  • Bất tiện cho những bệnh nhân ở xa.
Phục hồi chức năng dựa vào viện
Bệnh nhân được phục hồi chức năng trong bệnh viện với sự kiểm tra và hướng dẫn của các chuyên gia y tế

3. Phục hồi chức năng ngoại viện

Đối với hình thức phục hồi chức năng ngoại viện, những bác sĩ, chuyên gia của các trung tâm và các viện sẽ xuống các địa phương để kiểm tra tình trạng sức khỏe, trực tiếp phục hồi và tập luyện cho người bệnh.

Ưu điểm

  • Nhờ được luyện tập trực tiếp với những cán bộ chuyên khoa nên bệnh nhân thường tiến bộ nhanh hơn
  • Luyện tập nhiều hơn so với những hình thức trên.

Nhược điểm

  • Không đủ cán bộ
  • Chi phí cao
  • Không nhiều số người khuyết tật được tập luyện.

Biện pháp phục hồi chức năng

Tùy thuộc vào mỗi hình thức, bệnh nhân sẽ được áp dụng những biện pháp khác nhau, có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều biện pháp tùy theo nhu cầu và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Những biện pháp thường được áp dụng bao gồm:

1. Phục hồi chức năng tâm lý thần kinh

Tâm lý trị liệu được thực hiện với mục đích cải thiện hoặc khôi phục chức năng nhận thức thần kinh. Liệu pháp này phù hợp với những người bị suy giảm hoặc bị mất chức năng nhận thức trước đó do chấn thương hoặc do một số nguyên nhân khác.

Ngoài ra tâm trị liệu còn giúp người bệnh thư giãn, thoải mái, giảm căng thẳng, stress, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Từ đó giúp đầu óc tỉnh táo, sinh hoạt và làm việc có hiệu quả. Đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị từ quá trình phục hồi chức năng.

2. Vật lý trị liệu

Dựa vào quá trình sinh hóa của cơ thể, những bài tập trong vật lý trị liệu có khả năng giảm đau, giảm sưng, phục hồi chức năng của những bộ phận và các cơ quan bị tổn thương. Từ đó nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng đi lại và khả năng vận động của người bệnh.

3. Phục hồi chức năng vận động

Phục hồi chức năng vận động (vận động trị liệu) được áp dụng cho những trường hợp chấn thương xương khớp/ cột sống, gãy xương, chèn ép tủy sống hoặc/ và rễ thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh.

Thông thường vận động trị liệu sẽ được áp dụng sau phẫu thuật hoặc trong quá trình điều trị nội khoa. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được áp dụng phác đồ điều trị thích hợp, sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp điều trị với nhiều phương pháp.

Để phục hồi chức năng vận động, người bệnh sẽ được áp dụng những bài tập nắn chỉnh xương khớp bằng máy móc chuyên dụng hoặc bằng tay, bài tập kích thích khả năng vận động (đi bộ, bài tập kéo giãn…) để phòng ngừa teo cơ, bại liệt, tàn phế và phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

Phục hồi chức năng vận động
Phục hồi chức năng vận động được áp dụng cho những trường hợp chấn thương cột sống, gãy xương, chèn ép tủy sống…

4. Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị tai biến hoặc trẻ em đang gặp vấn đề về khả năng giao tiếp. Biện pháp này có tác dụng khôi phục khả năng giao tiếp cho bệnh nhân, phục hồi tình trạng chậm nói hoặc nói ngọng. Từ đó giúp người bệnh nói chuyện rành mạch và rõ ràng hơn.

Đối với những trường hợp bị biến chứng sau tai biến hoặc trẻ bị khuyết tật câm điếc, khiếm thị, ngôn ngữ trị liệu có thể giúp khôi phục khả năng giao tiếp bằng cách hỗ trợ người bệnh sử dụng tay để thực hiện thủ ngữ, tập viết và hình thành khả năng nhận dạng chữ nổi cho người khiếm thị.

5. Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân và làm việc. Ngoài ra biện pháp này còn giúp bệnh nhân khôi phục khả năng vận động, khôi phục thể chất, giúp xương khớp chắc khỏe và phòng ngừa tái phát.

Thông thường hoạt động trị liệu sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện ở bệnh viện trong thời gian đầu. Sau đó bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện bên ngoài cộng đồng hoặc ở nhà.

6. Một số biện pháp khác

  • Phục hồi chức năng nghề nghiệp: Phục hồi chức năng nghề nghiệp thường được áp dụng cho những người bị khuyết tật. Quá trình phục hồi có thể giúp người bệnh duy trì khả năng làm việc hoặc trở lại làm việc tốt hơn.
  • Phục hồi thị lực: Phục hồi thị lực giúp người bệnh cải thiện thị lực hoặc khắc phục thị lực kém.
  • Cai nghiện ma túy: Những người nghiện rượu hoặc nghiện ma túy sẽ được trị liệu tâm lý hoặc/ và điều trị y tế để trở về trạng thái bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên tắc điều trị

Những nguyên tắc điều trị trong phục hồi chức năng gồm:

  • Đánh giá cao vai trò và tôn trọng người khuyết tật, gia đình người khuyết tật và cộng đồng trong quá trình điều trị phục hồi.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể, đánh giá đúng tình trạng khuyết tật và khả năng phục hồi của bệnh nhân. Từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, luyện tập phục hồi chức năng đúng lúc, đúng hình thức và đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi và phòng ngừa thương tật thứ cấp.
  • Giúp người bệnh giữ tâm lý thoải mái khi điều trị. Đồng thời đảm bảo người bệnh luôn vận động, hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe, cải thiện chức năng của các cơ quan. Việc không vận động trong thời gian phục hồi sẽ khiến cơ thể suy yếu.
  • Đối với những trường hợp có thể tự vận động, các chuyên gia tuyệt đối không giúp đỡ để tránh người bệnh phụ thuộc vào người khác, mất tính vận động và mất tự tin. Ngoài ra nếu không tích cực hoạt động, khả năng phục hồi của người bệnh sẽ bị suy giảm, kéo dài thời gian điều trị.
  • Phục hồi chức năng, phòng bệnh và chữa bệnh cần được thực hiện đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  • Nên kết hợp điều trị với nhiều kỹ thuật như vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động…
Kiểm tra sức khỏe tổng thể, đánh giá đúng tình trạng khuyết tật và khả năng phục hồi của bệnh nhân
Kiểm tra sức khỏe tổng thể, đánh giá đúng tình trạng khuyết tật và khả năng phục hồi của bệnh nhân trước khi điều trị

Mục đích của quá trình phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng được thực hiện với những mục đích sau:

  • Phục hồi chức năng của các bộ phận và cơ quan đang bị tổn thương, rối loạn, suy giảm hoặc mất đi.
  • Phục hồi giác quan do bệnh lý.
  • Giảm nguy cơ thành người khuyết tật, tàn phế. Đồng thời phòng ngừa một số biến chứng khác do các bệnh lý gây ra.
  • Hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị của những phương pháp khác.
  • Giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động, di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn, không phục thuộc vào sự giúp đỡ người khác.
  • Giúp người bệnh sống tự lập, thích nghi với môi trường sống hiện tại, làm việc tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp.
  • Lạc quan, vui vẻ và dễ dàng hòa nhập với xã hội. Đồng thời giúp kiểm soát stress và căng thẳng khi lao động.
  • Thay đổi điều kiện sinh hoạt, học tập và làm việc cho những người bị khuyết tật.
  • Giúp người bệnh tận dụng và phát triển tối đa những khả năng còn lại về tinh thần, thể chất, xã hội và kinh tế. Từ đó giúp những người tàn tật trở thành những người có ít cho xã hội.

Yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả phục hồi

Quá trình phục hồi chức năng có mang đến hiệu quả điều trị hay không phục thuộc vào nhiều yếu tố tác động, bao gồm:

  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân
  • Sự hỗ trợ từ gia đình
  • Mức độ nghiêm trọng và bản chất của bệnh lý, chấn thương hoặc rối loạn trong cơ thể
  • Khả năng tàn phế của bệnh nhân
  • Loại và mức độ nghiêm trọng của dạng khiếm khuyết đang gặp.
Yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả phục hồi 
Yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả phục hồi gồm sức khỏe tổng thể, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bệnh lý…

Những bệnh lý cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng thường áp dụng cho những người khuyết tật, có khả năng bị liệt, chấn thương thần kinh cột sống – xơ xương khớp và những người có vấn đề về tâm lý.

Cụ thể những bệnh lý cần được phục hồi chức năng gồm:

  • Thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp do chấn thương, tuổi cao: Điều trị bằng các bài tập có tác dụng giảm đau, hạn chế thoái hóa khớp, cải thiện độ linh hoạt và nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Viêm khớp, đau khớp, hội chứng cổ vai cánh tay, căng cơ, trật khớp: Đối với những trường hợp bị viêm khớp, đau khớp, hội chứng cổ vai cánh tay, căng cơ, trật khớp… do chấn thương, chơi thể thao gắng sức hoặc lao động nặng nhọc, người bệnh có thể được điều trị bằng bài tập phục hồi chức năng kết hợp với một số phương pháp khác. Điển hình như chiếu tia laser, sóng xung kích, điện xung, chiếu tia hồng ngoại IR.
  • Sai khớp, thoái vị đĩa đệm, đau nhức lưng, trật khớp, vẹo cột sống, viêm cột sống chưa dính khớp: Đối với những bệnh lý này, bệnh nhân sẽ được điều trị và phục hồi chức năng bằng máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS.
  • Trẻ em nói ngọng, chậm nói, chậm phát triển trí não, tự kỷ, bàn chân bẹt: Bệnh nhân phục hồi chức năng bằng những bài tập vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phẫu thuật chấn thương sọ não, thay khớp, thay dây chằng gối, thần kinh cột sống: Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được áp dụng một số bài tập để phục hồi chức năng vận động, khả năng di chuyển và độ linh hoạt của các chi.
  • Rối loạn tâm lý: Những trường hợp bị rối loạn tâm lý, trầm cảm, tự kỷ, stress do làm việc… sẽ được trị liệu tâm lý để khôi phục tâm trạng, thư giãn và giúp tinh thần thoải mái hơn.
  • Vấn đề về thần kinh: Những người có vấn đề về thần kinh, thường xuyên đau nửa đầu, ngủ không ngon giấc, mất ngủ… sẽ được áp dụng liệu pháp tâm lý để cải thiện bệnh.
  • Bệnh mãn tính: Quang trị liệu được áp dụng cho những trường hợp mắc các bệnh mãn tính như tăng đường huyết, tăng huyết áp…
Phục hồi chức năng vận động, khả năng di chuyển và độ linh hoạt của các chi
Phục hồi chức năng vận động, khả năng di chuyển và độ linh hoạt của các chi sau phẫu thuật thay khớp, thần kinh cột sống…

Phục hồi chức năng là một phương pháp điều trị không thể thiếu đối với những bệnh nhân có vấn đề về xương khớp, suy giảm khả năng vận động do chấn thương, bệnh lý và những rối loạn trong cơ thể. Ngoài ra phương pháp điều trị này cũng phù hợp với những người khiếm thị, mất thính giác hoặc mắc phải một số dạng khuyết tật khác.

Vì thế trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, phục hồi thể trạng, phòng ngừa biến chứng và tái phát.

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua