Nhiễm Trùng Da Và Mô Mềm: Cách Chẩn Đoán, Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nhiễm trùng da và mô mềm là tình trạng vi khuẩn ký sinh ở da và các mô bên dưới dẫn đến viêm cấp tính. Bệnh xảy ra khiến phần mềm bị tổn thương kèm theo tình trạng nóng đỏ và đau. Thông thường để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng lan rộng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh kết hợp với những biện pháp chăm sóc vết thương.

Nhiễm trùng da và mô mềm
Hình ảnh nhiễm trùng da và mô mềm (một tình trạng vi khuẩn ký sinh ở da và các mô bên dưới dẫn đến viêm cấp tính)

Nhiễm trùng da và mô mềm là gì?

Nhiễm trùng da và mô mềm là tình trạng viêm nhiễm cấp tính có liên quan đến sự xâm nhập vào mô mềm và bên dưới da của các loại vi khuẩn ký sinh trên da (như tụ cầu, ecoli, liên cầu..). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây viêm, bệnh gây ra những biểu hiện khác nhau ở từng trường hợp. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân có biểu hiện tổn thương kèm theo nóng đỏ và đau da. Trong đó 29% trường hợp cần nhập viện điều trị.

Phân loại nhiễm trùng da và mô mềm

Tình trạng nhiễm trùng da và mô mềm được phân thành 5 loại khác nhau bao gồm:

  • Nhiễm trùng liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch và phẫu thuật
  • Nhiễm trùng liên quan đến vết đốt côn trùng hoặc vết cắn của thú vật
  • Nhiễm trùng đơn giản (điển hình như viêm mô tế bào, viêm quầng, chốc)
  • Nhiễm trùng bề mặt da
  • Nhiễm trùng hoại tử.

Triệu chứng nhiễm trùng da và mô mềm

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây viêm, tình trạng nhiễm trùng da và mô mềm thường đi kèm với những biểu hiện sau:

1. Triệu chứng tại chỗ

Đối với tổn thương nhẹ

  • Phù nề và nóng nhẹ ở khu vực bị tổn thương
  • Nổi mụn mủ, mụn nhọt
  • Xuất hiện mụn nước và màng hồng ban trên da
  • Bong tróc và đóng vảy trên mụn nước vỡ.

Đối với tổn thương nặng và sâu

Bệnh nhân bị hoại tử mạc cơ và viêm mô tế bào đi kèm với những biểu hiện sau:

  • Không có ranh giới hoặc ranh giới không rõ ràng giữ vùng da bệnh và da lành
  • Vùng da bị tổn thương có biểu hiện nóng, đỏ, sưng nề và kèm theo cảm giác đau
  • Nổi mụn nước lan rộng. Mụn nước có thể nổi riêng lẻ hoặc tụ lại thành cụm
  • Xuất huyết dạng điểm hoặc dạng mảng
  • Nhiễm trùng và tổn thương da có xu hướng lan rộng khi mụn nước vỡ, tổn thương da sâu hơn.
  • Rối loạn chức năng tại khu vực bị ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng.
Vùng da bị tổn thương có biểu hiện nóng, đỏ, sưng nề và kèm theo cảm giác đau
Vùng da bị tổn thương có biểu hiện nóng, đỏ, sưng nề, nổi mụn nước, xuất huyết và kèm theo cảm giác đau

2. Triệu chứng toàn thân

Đối với trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra những triệu chứng toàn thân gồm:

  • Sốt cao, thân nhiệt có thể tăng trên 40 độ, đôi khi thấp hơn 35 độ
  • Hạ huyết áp
  • Nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/ phút hoặc dưới 60 lần/ phút
  • Huyết âm tâm thu dưới 90 mmHg
  • Tâm trạng thay đổi, thường xuyên cáu gắt, nóng giật
  • Bệnh gây đau đớn nghiêm trọng và diễn tiến nhanh ( xơ hóa cơ, viêm cơ hoại tử)
  • Hình thành vết loét và lây sang nhiều vùng da khác
  • Hoại tử lớp hạ bì dạng bullae, dưới da xuất hiện chất lỏng trong suốt trong thời gian đầu, sau đó chuyển sang chất lỏng kèm theo máu.
  • Tê da (trường hợp nặng và muộn)
  • Thiếu máu cục bộ và hoại tử
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm độc (thở nhanh, sốt, huyết áp tụt, mạch nhanh)
  • Xuất hiện dấu hiệu liên quan đến hội chứng nhiễm trùng độc nặng (suy hô hấp, nhiễm toa, trụy tim mạch, sốc).

Nguyên nhân gây nhiễm trùng da và mô mềm

Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm được xác định dựa trên tổn thương ở cấu trúc da, mô mềm và yếu tố rủi ro. Cụ thể:

1. Vi khuẩn gây bệnh dựa trên tổn thương ở cấu trúc da và mô mềm

Dựa vào những tổn thương ở cấu trúc da và mô mềm, các vi khuẩn gây bệnh bao gồm:

Thượng bì

  • Loại nhiễm khuẩn: Sởi và thủy đậu
  • Tác nhân gây bệnh: Measles virus, Varicella zoster virus,.

Biểu bì

  • Loại nhiễm khuẩn: Chốc và loét
  • Tác nhân gây bệnh: Staphylococus aureus, Staphylococus aureus.

Lớp keratin

  • Loại nhiễm khuẩn: Nấm da
  • Tác nhân gây bệnh: Epidermophyton, Microsporum, Trichophyton.

Lớp hạ bì

  • Loại nhiễm khuẩn: Viêm quầng
  • Tác nhân gây bệnh: Strep pyogenes.

Tuyến bã

  • Loại nhiễm khuẩn: Mụn trứng cá
  • Tác nhân gây bệnh: Propionibacterium acnes.

Nang lông

  • Loại nhiễm khuẩn: Mụn nhọt, viêm nang lông
  • Tác nhân gây bệnh: Staphylococus aureus.

Mô mỡ dưới da

  • Loại nhiễm khuẩn: Viêm mô tế bào
  • Tác nhân gây bệnh: Liên cầu tan huyết nhóm β.

Lớp cơ

  • Loại nhiễm khuẩn: Viêm cơ và hoại tử cơ
  • Tác nhân gây bệnh: S.aureus và C.perfringens.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng da và mô mềm
Nguyên nhân gây nhiễm trùng da và mô mềm dựa trên những tổn thương ở cấu trúc da và mô mềm

2. Nguyên nhân gây bệnh dựa trên yếu tố rủi ro

Các loại vi khuẩn gây bệnh dựa trên yếu tố rủi ro gồm:

Đái tháo đường

  • Staphylococcus aureus
  • Trực khuẩn Gram âm
  • Vi khuẩn kỵ khí
  • Streptococci nhóm B.

Xơ gan

  • Escherichia coli
  • Klebsiella pneumoniae
  • Campylobacter bào thai
  • Capnocytophaga canimorsus
  • Vibrio vulnificus
  • Những loại trực khuẩn Gram âm khác.

Vết thương do mèo cắn

  • Pasteurella multocida.

Vết thương do chuột cắn

  • Streptobacillus moniliformis.

Vết thương do chó cắn

  • C. canimorsus
  • P. multocida.

Vết thương do con người cắn

  • Eikenella corrodens (Hệ thực vật miệng).

Giảm bạch cầu trung tính

  • Pseudomonas aeruginosa.

Liên quan đến bò sát

  • Các loài Salmonella.

Liên quan đến động vật

  • Các loài Campylobacter.

Tiếp xúc với bọt biển, xơ mướp hoặc nước nóng

  • P. aeruginosa.

Tiếp xúc với nước biển

  • V. vulnificus
  • Mycobacterium marinum.

Tiếp xúc với nước ngọt

  • Aeromonas hydrophila.

Lạm dụng thuốc tiêm dưới da

  • Vi khuẩn kỵ khí.

Lạm dụng thuốc IV

  • MRSA
  • P. aeruginosa.

Đường xâm nhập và lây truyền của vi khuẩn gây bệnh

Đối với tình trạng nhiễm trùng da và mô mềm, đường xâm nhập và lây truyền của các vi khuẩn gồm:

1. Nhiễm trùng từ vết thương trên da

  • Vết thương phẫu thuật: Vi khuẩn lây lan từ một số thủ thuật (điển hình như thông tiểu), vết mổ, kim tiêm…
  • Vết thương trên da: Những vết đốt do côn trùng, thú vật cắn, vết nứt, rách, vết dập do va chạm, tổn thương da do đâm xuyên…

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm trùng da và mô mềm nhưng không thể phát hiện những tổn thương ban đầu.

Nhiễm trùng từ vết thương trên da
Nhiễm trùng từ vết thương trên da như vết đốt do côn trùng, thú vật cắn, vết mổ, kim tiêm, tổn thương da do đâm xuyên…

2. Điều kiện thuận lợi toàn thân

Cơ địa dễ bị nhiễm khuẩn chính là điều kiện thuận lợi toàn thân làm phát sinh bệnh nhiễm trùng da và mô mềm. Cụ thể:

  • Bệnh nhân bị HIV
  • Mắc bệnh tự miễn
  • Bệnh đái tháo đường
  • Ung thư
  • Người có thể trạng suy kiệt
  • Người già
  • Điều trị kéo dài với thuốc ức chế miễn dịch…

3. Điều kiện thuận lợi tại chỗ

Một số điều kiện thuận lợi tại chỗ gồm:

  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Viêm tắc bạch huyết
  • Béo phì
  • Loét tì đè
  • Nấm da
  • Hăm do ẩm ướt.

Ai có nguy cơ bị bệnh?

Yếu tố nguy cơ của bệnh nhiễm trùng da và mô mềm được phân thành hai dạng, bao gồm:

1. Yếu tố liên quan đến bệnh nhân

  • Tuổi cao, bệnh hiểm nghèo, bệnh gan và thận, tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, suy mạch (nhất là tĩnh mạch và bạch huyết), bệnh thần kinh.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn chi dưới tăng cao ở những người có vết loét ở chân, vết lở loét ở cẳng chân, phẫu thuật bán cắt phần trước, liên cầu tan huyết beta và/ hoặc Staphylococcus ở màng gót chân.
  • Nấm da chân.

2. Yếu tố nguy cơ căn nguyên

  • Chấn thương hoặc tiếp xúc với người bị chấn thương có nhiễm khuẩn
  • Vết thương trên da do côn trùng, động vật hoặc con người.

Nhiễm trùng da và mô mềm có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng da và mô mềm là một bệnh lý về da nguy hiểm cần được khám và điều trị y tế càng sớm càng tốt. Thời gian đầu bệnh có thể xuất hiện ở dạng nhiễm trùng nhẹ bình thường, có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc và những biện pháp chăm sóc ngoài da.

Tuy nhiên nếu không sớm kiểm soát và điều trị, bệnh có thể chuyển từ dạng nhiễm trùng nhẹ và bình thường thành dạng nhiễm trùng nặng và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân với những biến chứng sau:

  • Viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng hoại tử
  • Nhiễm trùng huyết
  • Hội chứng nhiễm trùng độc nặng
  • Nhiễm độc toàn thân.
Viêm mô tế bào
Nhiễm trùng da và mô mềm không được điều trị sớm dẫn đến viêm mô tế bào, hội chứng nhiễm trùng độc nặng, hoại tử…

Biện pháp chẩn đoán nhiễm trùng da và mô mềm

Quá trình chẩn đoán xác định nhiễm trùng da và mô mềm thường gặp nhiều khó khăn vì những triệu chứng của bệnh tương tự như một số hội chứng lâm sàng khác.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh nhân được đặt một vài câu hỏi giúp thu thập thông tin về tiền sử mắc bệnh, chấn thương, tiền sử phẫu thuật, sau đó kiểm tra triệu chứng.

  • Kiểm tra triệu chứng và những tổn thương ngoài da, xác định kích thước và các dạng tổn thương
  • Kiểm tra biểu hiện đau, sưng và viêm
  • Kiểm tra triệu chứng toàn thân
  • Theo dõi và đo thân nhiệt
  • Kiểm tra nhịp tim, mạch và huyết áp
  • Kiểm tra và xác định những dấu hiệu nhiễm độc toàn thân, hội chứng nhiễm độc nặng.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu. Từ đó xác định tình trạng và loại vi khuẩn gây bệnh.
    • Nồng độ protein phản ứng huyết thanh: Tăng.
    • Tốc độ lắng máu: Tăng.
    • Số lượng bạch cầu: Tăng, nhất là bạch cầu đa nhân.
  • Cấy máu định danh vi khuẩn: Cấy máu định danh vi khuẩn được chỉ định cho những bệnh nhân có nghi ngờ hoặc đã xác định tình trạng nhiễm trùng để tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh. Bệnh nhân thường có kết quả dương tính đối với kỹ thuật này.
  • Siêu âm: Hình ảnh siêu âm giúp kiểm tra tình trạng viêm và ổ áp xe (nếu có). Đồng thời xác định số lượng và kích thước ổ áp xe ở cơ, mô mềm và tổ chức dưới da.
  • Vi trùng học: Lấy mẫu bệnh phẩm (mủ hoặc dịch tiết và máu) sau đó nuôi cấy, soi tươi hoặc thực hiện kháng sinh đồ để tìm kiếm vi khuẩn và hướng điều trị.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT-scanner: Chụp cộng hưởng từ (MRI) và CT-scanner tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về tổ chức dưới da, cơ và xương. Từ đó giúp kiểm tra, xác định ổ áp xe, phân biệt tình trạng nhiễm trùng mô mềm thông thường với hoại tử cơ do vi khuẩn kỵ khí và viêm tủy xương.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng và loại vi khuẩn gây bệnh thông qua tốc độ lắng máu và số lượng bạch cầu

3. Chẩn đoán phân biệt

Tình trạng nhiễm trùng da và mô mềm được chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác bao gồm:

Bệnh lý thường gặp

  • Viêm tắc tĩnh mạch bề ngoài: Tình trạng viêm tĩnh mạch nông có liên quan đến huyết khối.
  • Xuất huyết tĩnh mạch sâu: Viêm và tắc nghẽn tĩnh mạch do cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu.
  • Viêm da mủ: Hiện tượng viêm loét da nghiêm trọng liên quan đến bệnh toàn thân, chưa rõ nguyên nhân.
  • Viêm da tiếp xúc: Tình trạng dị ứng hoặc phản ứng của da khi gặp những tác nhân môi trường.
  • Phản ứng thuốc: Phản ứng quá mẫn thứ phát xảy ra sau khi sử dụng thuốc.
  • Hội chứng Wells (viêm mô tế bào tăng bạch cầu ái toan): Viêm da cấp tính vô căn xuất hiện đồng thời với thâm nhiễm bạch cầu ái toan qua da, đồng thời tăng bạch cầu oái toan.
  • Viêm khớp do gút: Viêm khớp gân ban đỏ da.

Bệnh lý ít gặp hơn

  • Hội chứng Sweet (bệnh da liễu bạch cầu trung tính do sốt cấp tính)
  • Đau cơ thần kinh
  • Viêm đa màng đệm tái phát
  • Sốt Familial Mediterranean
  • Sốt Familial Hibernian
  • Ung thư biểu mô viêm (Carcinoma erysipeloides)
  • Phản ứng quá mẫn với kim loại
  • Viêm nốt sần Polyarte
  • Chứng đỏ da
  • Viêm da cơ tự miễn
  • Ung thư di căn da
  • Phù nề phần mềm tại khớp trong bệnh gút cấp.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng da và mô mềm

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng da và mô mềm. Ngoài ra người bệnh cần dụng một số loại thuốc khác để điều trị triệu chứng, kết hợp chăm sóc vết thương ngoài da giúp phòng ngừa nhiễm trùng lan rộng.

1. Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng da và mô mềm

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm trùng da và mô mềm ở mỗi người không giống nhau.

Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng da và mô mềm
Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị chính đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng da và mô mềm

Kháng sinh trị nhiễm trùng độ I

Nhiễm trùng trên thắt lưng

  • Căn nguyên chung: Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus
  • Sử dụng một trong các loại kháng sinh đường uống gồm: Clindamycin, Augmentin, Cephalexin, Erythromycin, Dicloxacillin.

 Nhiễm trùng tay và đầu

  • Căn nguyên chung: Haemophilus influenzae, S aureus, S pyogenes.
  • Kháng sinh điều trị: 
    • Điều trị khởi đầu: Dùng Cefuroxime (H influenzae), Ceftriaxone hoặc Cefazolin.
    • Điều trị duy trì: Cephalexin (áp dụng liệu pháp giảm dần).

Nhiễm trùng dưới thắt lưng

  • Căn nguyên chung và kháng sinh điều trị:
    • S aureus: Dùng Cephalexin hoặc Cloxacillin.
    • S pyogenes: Dùng kết hợp Cephalexin hoặc Cloxacillin đường uống và Metronidazole (vi khuẩn kỵ khí) hoặc Clindamycin.
    • Các loài Coliform: Thêm Fluoroquinolon (vi khuẩn Gram âm) hoặc Cephalosporin thế hệ II.

Kháng sinh trị nhiễm trùng cấp độ II và cấp độ III

  • Căn nguyên chung: Vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn kỵ khí…
  • Sử dụng kháng sinh đường toàn thân:
    • Dùng Oxacillin hoặc Nafcillin: Dùng 1 – 2 gram mỗi 4 giờ/ ngày.
    • Dùng Vancomycin: Dùng 30mg/ kg trọng lượng, chia thành 2 lần dùng 1 ngày.
    • Dùng Clindamycin: Dùng 600mg mỗi 8 giờ/ ngày.

Kháng sinh trị nhiễm trùng cấp độ III và cấp độ IV

Nhiễm trùng trên thắt lưng

  • Căn nguyên chung: S. aureus
  • Kháng sinh điều trị: 
    • Điều trị khởi đầu: Cefazolin
    • Điều trị duy trì: Cephalexin hoặc Cloxacillin (áp dụng liệu pháp giảm dần).

Nhiễm trùng dưới thắt lưng

  • Căn nguyên chung: Các loài Enterococcus, Escherichia coli, S pyogenes, S aureus, các loài coliform khác
  • Kháng sinh điều trị: Dùng Fluoroquinolon, Cephalosporin thế hệ thứ II, thứ III hoặc thứ IV hoặc Piperacillin-tazobactam (ngoài mức độ bao phủ Gram dương).

Sau 48 đến 72 giờ điều trị, cần theo dõi những phản ứng của cơ thể, sau đó điều chỉnh loại kháng sinh và liều dùng phù hợp với đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

2. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được chỉ định với mục đích kiểm soát cơn đau do nhiễm trùng da và mô mềm.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol hoặc Tramadol được sử dụng cho những trường hợp có cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid: Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid được chỉ định khi các thuốc giảm đau thông thường không đạt hiệu quả điều trị. Loại thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị đau ở mức độ trung bình.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Thuốc giảm đau gây nghiện được dùng ngắn hạn cho những trường hợp nặng.
Thuốc giảm đau được chỉ định với mục đích kiểm soát cơn đau do nhiễm trùng da và mô mềm
Thuốc giảm đau được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau do nhiễm trùng da và mô mềm

3. Chăm sóc vết thương và nâng cao thể trạng

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, người bệnh cần chăm sóc vết thương và nâng cao thể trạng để phòng ngừa nhiễm trùng lan rộng và gây biến chứng.

  • Chăm sóc, vệ sinh và thay băng vết thương.
  • Chọc hút hoặc phẫu thuật dẫn lưu mủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, bổ sung điện giải kết hợp ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
  • Áp dụng những biện pháp bù máu, huyết tương, protein, albumin theo chỉ định của bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Theo dõi và xử lý bệnh nhiễm trùng da và mô mềm

Trong thời gian điều trị cần:

  • Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài tùy theo mức độ nghiêm trọng và tùy dạng lâm sàng.
  • Theo dõi triệu chứng (triệu chứng toàn thân và tại chỗ), đánh giá khả năng sinh tồn và khả năng phục hồi bệnh. Nếu có bất thường hoặc không đáp ứng tốt, bệnh nhân cần được thay đổi thuốc và phác đồ điều trị bệnh.
  • Kiểm tra chức năng thận, gan và kiểm tra bilan viêm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu triệu chứng được kiểm soát, bệnh đi kèm được ổn định và có đáp ứng tốt với thuốc sau 10 đến 14 ngày điều trị, bệnh nhân có thể chuyển sang kháng sinh đường uống.
Theo dõi triệu chứng , đánh giá khả năng sinh tồn và phục hồi bệnh
Theo dõi triệu chứng, đánh giá khả năng sinh tồn và khả năng phục hồi bệnh trong thời gian điều trị

Hầu hết trường hợp nhiễm trùng da và mô mềm đều có đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh và các biện pháp chăm sóc. Tuy nhiên việc chủ quan trong quá trình điều trị có thể khiến viêm nhiễm lan rộng và làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Vì thế người bệnh cần vệ sinh, chăm sóc da và sớm đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua