Nằm Nghiêng Bị Đau Xương Ức (Ngực) Có Nguy Hiểm?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nằm nghiêng bị đau xương ức có thể là do căng cơ, mỏi cơ, dây thần kinh bị chèn ép, lưu lượng máu lưu thông kém hoặc do lối sống thiếu vận động gây ra. Ngoài ra, đôi khi tình trạng này cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn và gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Nằm nghiêng bị đau xương ức
Nằm nghiêng bị đau xương ức có thể là do căng cơ hoặc chấn thương xương ức gây ra

Vì sao nằm nghiêng bị đau xương ức?

Đau xương ức hoặc đau ngực khi nằm hoặc nằm nghiêng là tình trạng tương đối phổ biến và liên quan đến nhiều nguyên nhân cũng như bệnh lý tiềm ẩn khác. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này liên quan đến một số nguyên nhân như:

1. Căng cơ

Căng cơ, rách cơ hoặc kéo cơ quá mức là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau xương ức. Cơn đau này thường xuất hiện một cách đột ngột khi cơ bị tác động và đau âm ỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi cơn đau có thể tương tự như nhồi máu cơ tim, đau tim hoặc các điều kiện tim khác, khiến người bệnh lo lắng.

Căng cơ có thể xảy ra khi tập thể dục quá mức, nâng tạ nặng hoặc va chạm mạnh vào vùng ức – ngực. Tuy nhiên đôi khi căng cơ cũng xảy ra khi người bệnh di chuyển sai cách, ngủ sai tư thế hoặc nâng đồ vật quá sức. Tai nạn giao thông, té ngã và một số rủi ro khác cũng có thể khiến cơ ngực bị căng.

Tùy thuộc vào vị trí chính xác của cơ bị căng, chẳng hạn như cơ ngực bên trái hoặc bên phải, người bệnh có thể bị đau xương ức khi nằm nghiêng về bên trái hoặc bên phải. Các dấu hiệu khác thường bao gồm bầm tím, đau nhức, hạn chế phạm vi chuyển động hoặc đau nghiêm trọng hơn khi duỗi người.

Căng cơ dẫn đến nằm nghiêng bị đau xương ức thương không nghiêm trọng. Người bệnh có thể chườm đá để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế một số hoạt động để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nếu cơn đau hoặc khó chịu kéo dài hơn 2 ngày, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

2. Chấn thương xương sườn

Tương tự như căng cơ, chấn thương xương sườn, xương đòn hoặc xương ức, có thể dẫn đến tình trạng đau xương ức khi nằm nghiêng. Chấn thương thường xảy ra sau một vụ tấn công trực tiếp vào ngực, dẫn đến đau đớn dữ dội. Tai nạn xe cộ, té ngã, chấn thương thể thao là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chấn thương xương sườn. Mặc dù có thể gây đau đớn nghiêm trọng tại thời bị chấn thương, tuy nhiên cơn đau này thường có thể tự khỏi.

Ấn vào xương ức thấy đau
Gãy hoặc chấn thương ở xương sườn có thể khiến người bệnh bị đau xương ức khi nằm xuống

Các triệu chứng bao gồm gây đau đớn và căng cơ gần xương bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi hít thở sâu, cử động hoặc ho.

Thông thường cơn đau có thể được cải thiện khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chườm đá và nghỉ ngơi. Tuy nhiên các chấn thương nghiêm trọng hơn, bao gồm gãy hoặc vỡ xương, cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, nếu cơn đau kéo dài, trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây khó thở, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

3. Viêm sụn sườn

Đôi khi nằm nghiêng bị đau xương ức có thể là dấu hiệu của viêm sụn sườn. Tình trạng này xảy ra khi các sụn kết nối xương sườn và xương ức bị viêm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau ở xương ức, đặc biệt là khi nằm nghiêng sang trái, cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi ấn vào ngực, hít thở sâu hoặc ho.

Không rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm sụn sườn. Tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra sau một cú đánh thẳng vào ngực, căng thẳng thể chất, chẳng hạn như tập thể dục gắng sức, ho nhiều, bệnh viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, đôi khi viêm sụn sườn có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng khớp, ung thư hoặc các khối u khác trên cơ thể.

Điều trị viêm sụn sườn thường bao gồm chườm nóng, lạnh, kê đơn thuốc chống viêm, nghỉ ngơi tại giường và hạn chế vận động mạnh. Mặc dù tình trạng này có thể tự khỏi, tuy nhiên đôi khi viêm có thể trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị bởi bác sĩ y tế.

4. Rối loạn lo âu

Lo lắng không thường xuyên là một phần bình thường của cuộc sống. Tuy nhiên những người bị rối loạn lo âu thường xuyên lo lắng, sợ hãi dữ dội với các đợt lặp lại thường xuyên, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thông thường, rối loạn lo âu là các đợt lặp lại của tình trạng lo lắng, sau đó đột ngột lên đến đỉnh điểm trong vài phút.

Sáng ngủ dậy bị đau xương ức
Đôi tình trạng lo lắng quá mức có thể khiến người bệnh bị đau xương ức khi nằm xuống

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm cảm thấy lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, sợ hãi, nhịp tim nhanh, cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, gặp vấn đề về hệ thống tiêu hóa. Đôi khi rối loạn lo âu hoặc hoảng sợ cũng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, đau vai gáy hoặc nằm nghiêng bị đau xương ức.

Không rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến rối loạn lo âu. Tuy nhiên những rối loạn trong cuộc sống, các sự kiện đau buồn dường như làm tăng  nguy cơ ở một số người. Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5. Nguyên nhân hô hấp

Do phổi nằm ở gần lồng ngực, do đó đôi khi các vấn đề về hô hấp cũng có thể khiến người bệnh bị đau xương ức khi nằm nghiêng. Các bệnh lý phổ biến bao gồm:

  • Viêm màng phổi: Màng phổi là màng bao phủ phổi và lót trong thành của khoang ngực. Viêm màng phổi xảy ra khi lớp lót này bị viêm, có thể dẫn đến đau ngực, đau xương ức. Cơn đau nghiêm trọng khi người bệnh hít thở sâu, ho hoặc nằm xuống.
  • Tăng áp động mạch phổi: Đây là tình trạng tăng huyết áp ở các mạch máu đưa máu đến phổi. Điều này có thể dẫn đến đau tức ngực, tim đập nhanh hoặc khó hít thở sâu.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, tình trạng nằm nghiêng bị đau xương ức có thể liên quan đến ung thư phổi hoặc hiện tượng phôi xẹp. Đây là các điều kiện y tế cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

6. Các nguyên nhân liên quan đến tim

Đau ngực khi nằm nghiêng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên đến tim mạch, chẳng hạn như:

Bệnh nhô xương ức
Tim nằm ở ngay phía sau xương ức, do đó đau xương ức có thể là dấu hiệu của bệnh tim
  • Đau tim: Cơn đau tim có thể xảy ra khi động mạch cung cấp oxy cho cơ tim bị tắc nghẽn. Các cục máu đông là nguyên nhân thường xuyên nhất có thể dẫn đến sự tắc nghẽn này.
  • Viêm ngoài màng tim: Tình trạng này xảy ra khi các túi bao quanh tim bị viêm, dẫn đến các cơn đau ở ngực. Đôi khi cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh nằm xuống hoặc hít thở sâu.
  • Đau thắt ngực: Đau thắt ngực xảy ra khi lượng máu đến tim giảm. Nguyên nhân phổ biến thường do các mảng bám trong động mạch đưa máu đến tim, khiến động mạch hẹp dần và gây ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông.
  • Viêm cơ tim: Cơ tim bị viêm có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc thất thương. Điều này dẫn đến đau xương ức, đặc biệt là khi nằm xuống.

7. Nguyên nhân tiêu hóa

Cuối cùng, các vấn đề về tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau xương ức khi người bệnh nằm nghiêng. Các bệnh lý và vấn đề tiêu hóa phổ biến bao gồm:

  • Ợ chua: Ợ chua là một triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Độ chua của axit dạ dày có thể gây kích thích niêm mạc thực quản, từ đó dẫn đến cảm giác nóng rát ở ngực. Ợ chua cũng có thể dẫn đến đau ngực, ho và nôn trớ.
  • Sỏi mật: Các chất lắng đọng bên trong túi mật có thể dẫn đến sỏi mật. Các dấu hiệu bao gồm đau dạ dày lan đến ngực, dẫn đến đau xương ức, đặc biệt là khi người bệnh nằm xuống.
  • Viêm tụy: Tuyến tụy là một tuyến lớn ở phía sau dạ dày. Viêm tuyến tụy có thể dẫn đến đau bụng, lan đến ngực và gây đau xương ức.
  • Chứng khó nuốt: Chứng khó nuốt là một thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn nuốt ảnh hưởng đến phần trên của cổ họng hoặc thực quản. Điều này khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn, đau đớn.

Nằm nghiêng bị đau xương ức có nguy hiểm không?

Nằm nghiêng bị đau xương ức có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng và cần được điều trị y tế phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng. Cụ thể các bệnh lý nghiêm trọng bao gồm:

ung thư phổi gây đau lưng
Các nguyên nhân nghiêm trọng gây đau xương ức khi nằm nghiêng bao gồm ung thư phổi hoặc bệnh tim
  • Ung thư phổi: Ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm, phát triển nhanh và có thể gây chết người. Dấu hiệu đầu tiên thường là ho dai dẳng và kéo dài. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm chán ăn, khó thở, thở khò khè, sụt cân và mệt mỏi. Đau xương ức không phải là dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư phổi, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể bị đau ngực khi ho, hít thở sâu hoặc khi nằm xuống.
  • Đau tim: Đau tim là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức. Các dấu hiệu bao gồm đau ngực, khó thở, cơn đau có thể lan đến tay, lưng hoặc hàm. Gọi cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đau tim.
  • Vỡ động mạch chủ: Đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi các lớp bên trong động mạch chủ là động mạch chính, bị tác ra và động mạch chủ bị rách, vỡ.
  • Tràn máu màng phổi: Chấn thương ngực là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tràn máu màng phổi. Các dấu hiệu bao gồm huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, khó thở, đau ngực. Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu tràn máu màng phổi, đặc biệt là sau khi chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe cộ hoặc té ngã.
  • Thuyên tắc phổi: Tình trạng này xảy ra khi một cục máu đông bị mắc kẹt trong động mạch ở phổi, làm tắc nghẽn dòng máu đến phổi. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm gây đau và tức ngực giống như một cơn đau tim.

Đôi khi tình trạng nằm nghiêng bị đau xương ức có thể liên quan đến các bệnh lý gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Đau xương ức khi nằm có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính, có thể là tình trạng cấp cứu y tế hoặc xảy ra do lối sống không phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp khác nhau. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Nằm nghiêng bị đau xương ức phải làm sao?

Đau xương ức khi nằm nghiêng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể, đặc biệt là khi các triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch quản lý và điều trị các triệu chứng phù hợp.

1. Vấn đề cơ xương khớp

Đau xương ức khi nằm nghiêng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Trong giai đoạn này, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động nặng. Ngoài ra, có một số biện pháp có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, chẳng hạn như:

đau xương ức là bệnh gì
Thực hiện các hoạt động vận động phù hợp để cải thiện tình trạng đau xương ức
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giảm sưng và đau liên quan đến căng hoặc chấn thương ức. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một túi đá lạnh, chườm trong khăn mỏng, sau đó chườm lên vùng xương ức trong 5 – 10 phút để giảm đau. Lưu ý là không chườm đá trực tiếp lên da để tránh gây bỏng lạnh.
  • Thực hiện các bài tập động tác: Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập tác động thấp, chẳng hạn như đạp xe, bơi lội để cải thiện tình trạng cứng cơ và giảm nguy cơ đau xương ức khi nằm nghiêng.
  • Các biện pháp khác bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều trái cây lành lạnh và rau quả. Người bệnh cũng cần tránh nâng các vật nặng quá mức, điều này có thể hạn chế tổn thương liên quan đến xương ức.

2. Vấn đề liên quan đến tim

Đau xương ức liên quan đến tim có thể nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Do đó tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.

Nếu cơn đau xương ức liên quan đến một cơn đau tim, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc: Bác sĩ có thể kế Aspirin, thuốc làm tan huyết khối (thuốc phá cục máu đông), thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc làm loãng máu, nitroglycerin, thuốc chẹn beta, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp và điều hòa lượng đường trong máu.
  • Phẫu thuật: Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tạo hình động mạch vành, đặt stent hoặc phẫu thuật bắt cầu động mạch vành.
  • Phục hồi chức năng tim: Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều chỉnh lối sống, tập thể dục phù hợp và sử dụng thuốc để phục hồi chức năng tim.

Trong trường hợp các triệu chứng đau tim nghiêm trọng, chẳng hạn như đau ngực, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, choáng váng, hãy gọi cho cấp cứu để được hướng dẫn cụ thể. Các vấn đề gây đau xương ức liên quan đến tim có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp lúc.

3. Điều trị liên quan đến bệnh hô hấp

Tương tự như các tình trạng liên quan đến tim, đau xương ức liên quan đến các bệnh lý hô hấp cần được điều trị bằng cách kết hợp sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tập gym bị đau xương ức
Sử dụng thuốc cải thiện tình trạng đau xương ức theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Các biện pháp xử lý bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: Thay đổi chế độ ăn uống để duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe tổng thể, tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác để bảo vệ chức năng phổi.
  • Thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều chỉnh lượng máu và huyết áp trong phổi để ngăn ngừa các cơn đau xương ức.
  • Thủ thuật / Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đặt một ống ngực để loại bỏ không khí hoặc chất lỏng xung quanh phổi. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa các cục máu đông.

4. Điều trị liên quan đến tiêu hóa

Các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như ợ chua, sỏi mật và viêm tụy cũng có thể dẫn đến đau xương ức khi nằm nghiêng. Điều trị thường bao gồm điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc và các thủ thuật y tế.

  • Thay đổi lối sống: Người bệnh có thể duy trì cân nặng hợp lý, tránh sử dụng thức ăn gây trào ngược axit dạ dày, mặc quần áo rộng rãi, điều chỉnh tư thế ngủ.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H2.
  • Thủ thuật y tế: Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật GERD để điều trị tình trạng trào ngược nghiêm trọng.

Tình trạng đau xương ức có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi thay đổi tư thế nằm. Tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để xác định các nguyên nhân cụ thể và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua