MRI Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Mục Đích, Chi Phí Thực Hiện
MRI thoát vị đĩa đệm được thực hiện để phát hiện và mô tả chính xác tình trạng ở cột sống. Việc xác định nguyên nhân và các vấn đề liên quan, có thể hỗ trợ điều trị cũng như có kế hoạch phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
Đại cương về thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này thường xảy ra sau các chấn thương, thoái hóa tự nhiên hoặc nứt (rách) đĩa đệm với các biểu hiện lâm sàng là đau đớn và các dấu hiệu thần kinh, chẳng hạn như tê hoặc yếu.
Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cột sống, tuy nhiên thường phổ biến ở cột sống thắt lưng và dẫn đến đau thắt lưng. Trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép các dây thần kinh tọa, dẫn đến đau thần kinh tọa, lan từ thắt lưng, hông và đến chân. Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cổ, sẽ dẫn đến đau vai gáy. Nếu thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép các dây thần kinh cánh tay sẽ dẫn đến đau cổ, vai và tay cùng bên với dây thần kinh bị chèn ép.
Nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm thường là do quá trình lão hóa tự nhiên và do sử dụng quá mức. Các đĩa đệm cột sống dần mất nước khi cơ thể già đi. Sự giảm chất lỏng này có thể khiến các đĩa đệm kém dẻo dai và dễ bị rách.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Béo phì;
- Di truyền;
- Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi việc đẩy, kéo hoặc vặn người thường xuyên;
- Thực hiện các kỹ thuật nâng không đúng;
- Thường xuyên lái xe;
- Lối sống ít vận động;
- Hút thuốc lá có thể làm giảm lượng oxy đến các đĩa đệm và dẫn đến hao mòn tự nhiên.
Đĩa đệm bị thoát vị có thể dẫn đến đau đớn dữ dội nhưng điều trị đứng cách có thể làm giảm các triệu chứng. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách tránh các cử động gây đau, tuân theo chế độ luyện tập và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
MRI thoát vị đĩa đệm là gì?
Đánh giá cột sống thắt lưng cần bắt đầu bằng việc đánh giá hình thái chung của cột sống. Tình trạng chung của toàn bộ cột sống có thể được hiển thị thông qua hình ảnh MRI để xác định các chấn thương mới hoặc các khối u di căn đến cột sống, dẫn đến thoát vị đĩa đệm và đau đớn.
MRI thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định cho một số trường hợp như:
- Người bệnh có triệu chứng hoặc nghi ngờ thoát vị đĩa đệm cột sống;
- Người bệnh bị đau lưng dưới nghiêm trọng, kéo dài hoặc không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà;
- Cơn đau lưng kéo dài từ 3 – 6 tháng (hoặc lâu hơn) trước khi tiến hành chụp MRI thoát vị đĩa đệm;
- Cơn đau lưng đi kèm các dấu hiệu khác, chẳng hạn như chán ăn, sụt cân, sốt, ớn lạnh, run rẩy, đau đớn dữ dội hoặc nghi ngờ có khối u;
- Nghi ngờ người bệnh bị hẹp cột sống thắt lưng và cần cân nhắc việc tiêm ngoài màng cứng để cải thiện các triệu chứng;
- Đối với bệnh nhân có kết quả phẫu thuật cột sống thắt lưng không hiệu quả, cụ thể là không thể cải thiện các triệu chứng đau đớn sau khi phẫu thuật.
Theo nguyên tắc chung, việc chụp MRI không ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể tiếp tục các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng.
Ngoài ra, để tránh các rủi ro liên quan, trước khi tiến hành chụp MRI thoát vị đĩa đệm ở lưng, cổ hoặc chân, người bệnh cần chú ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Những bệnh nhân đặt máy tạo nhịp tim có thể không được chụp MRI;
- Người bệnh có dị vật bằng kim loại (mảnh kim loại) trong mắt hoặc có một đoạn phình động mạch trong não, không thể chụp MRI vì từ trường có thể phản ứng với kim loại;
- Những bệnh nhân mắc chứng sợ ống thở có thể không chịu được khi chụp MRI, mặc dù hiện tại có nhiều máy quét mở và có thuốc an thần để trấn an người bệnh;
- Bệnh nhân có thiết bị kim loại ở lưng, chẳng hạn như vít ở cuống phổi hoặc lồng ngực thân trước có thể được chụp MRI, tuy nhiên độ phân giải của quá trình quét thường bị ảnh hưởng và hình ảnh cột sống có thể không rõ ràng.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là phương pháp chẩn đoán hiệu quả, có độ chính xác cao. Tuy nhiên xét nghiệm này cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Hình ảnh và cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm
1. Hình ảnh MRI cột sống bình thường
Đây là hình ảnh chụp MRI cột sống thắt lưng của nam thanh niên, 23 tuổi có cột sống thắt lưng bình thường.
Theo hình ảnh MRI có thể thấy, cột sống thắt lưng bình thường, đỉnh của nón tủy nằm ngang ở đốt sống T12 với các chùm rễ đuôi ngựa bình thường. Dây chằng dọc sau mỏng, có màu đen với mặt trước bao màng cứng. Mặt sau của bao màng cứng mỏng có màu đen với mỡ ngoài màng cứng có màu trắng, nằm ngay phía sau.
Khe nhân đĩa đệm có hình dạng đường tín hiệu thấp là dấu hiệu sớm của thoái hóa đĩa đệm. Các tín hiệu cao tại đốt sống T2 hình tam giác kéo dài ở phía sau giữa thân đốt sống L4 là mỡ bao quanh đám rối tĩnh mạch nền đốt sống với đám rối Batson.
Theo hình ảnh MRI mặt cắt ngang có thể thấy các mô mềm bình thường của ống sống trung tâm. Khoang mỡ ngoài màng cứng ở phía sau thấy rõ. Bờ phải của bao màng cứng, hình ảnh chùm đuôi ngựa rõ ràng, đĩa đệm bình thường với các vòng sợ giảm tín hiệu, nhân nhầy tăng tín hiệu.
2. Hình ảnh MRI thoái hóa và thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh MRI thường nhạy cảm với hình ảnh đĩa đệm bị thoái hóa. Cụ thể trên hình ảnh MRI có thể thấy:
- Đĩa đệm bình thường: Nhân nhầy đống tín hiệu, có màu trắng nằm ở giữa đĩa đệm do chứa nhiều chất lỏng. Vòng sợi đĩa đệm có màu đen bao quanh nhân nhầy, ranh giới giữa nhân nhầy và vòng sợi rõ ràng.
- Dấu hiệu sớm của thoát vị đĩa đệm: Có thể nhìn thấy vệt màu đen cắt ngang qua nhân nhầy đĩa đệm, điều này là do nhân nhầy bị mất nước (khe nhân đĩa đệm), chia nhân nhầy thành hai phần, ranh giới giữa nhân nhầy và vòng sợi có chỗ không rõ ràng, thường thấy ở phía trước.
- Thoái hóa đĩa đệm không rõ ràng: Hình dáng đặc trưng của nhân nhầy không rõ ràng do tình trạng mất nước gây ra. Nhân nhầy không còn màu trắng, chỉ có vài đốm tăng tín hiệu màu trắng của nhân nhầy.
- Thoái hóa đĩa đệm nghiêm trọng: Toàn bộ đĩa đệm được hiển thị màu đen, chiều cao đĩa đệm giảm và khoang đốt sống hẹp lại. Đĩa đệm có thể thoát vị ra phía trước, phía sau hoặc thoát vị vào thân đốt sống (còn được gọi là thoát vị Schmorl).
Cụ thể, theo hình ảnh MRI có thể chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm theo các đặc trưng, chẳng hạn như:
- Thay đổi đĩa đệm sớm: Mất tín hiệu đồng nhất bình thường (chẳng hạn như hiển thị hình ảnh trắng, đen không rõ ràng) bên trong nhân đĩa đệm;
- Các thay đổi muộn: Chẳng hạn như giảm tín hiệu trong nhân đĩa đệm (xuất hiện khe nhân nhầy), mất phân biệt ranh giới bình thường giữa nhân nhầy đĩa đệm và vòng xơ. Các thay đổi muộn trong các đĩa đệm bị thoái hóa năng hơn có thể dẫn đến lồi đĩa đệm hoặc khiến đĩa đệm bị xẹp, mất chiều cao bình thường.
- Gù cột sống dạng lan tỏa và tái tạo theo khuôn thân sống từ trước ra sau.
- Hình thành các gai xương: Thường phổ biến ở các giai đoạn muộn và có thể dẫn đến hẹp ống sống.
Thông thường hình ảnh X – quang và CT scan không nhạy với các thay đổi sớm của đĩa đệm. Do đó, chụp MRI thoát vị đĩa đệm thường là xét nghiệm được ưu tiên để có sự chẩn đoán và kế hoạch điều trị phù hợp.
3. Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có thể thấy tư thế thường quy của cột sống thắt lưng trượt ra phía sau tại vị trí thân đốt sống L4, hình thành gai xương nhỏ. Theo hình ảnh chụp MRI ở tư thế nghiêng của bệnh nhân, có thể thấy mặt cắt dọc của đĩa đệm ra sau. Phần gai xương nhỏ cũng thấy dọc theo phần sau của đãi đệm bị tổn thương. Mô xương dưới sụn thân đốt sống tăng tín hiệu là dấu hiệu tổn thương xương dưới sụn của thân đốt sống.
Theo hình ảnh MRI có thể nhận thấy hình ảnh rách vòng sợi đĩa đệm. Rách vòng sợi liên là hệ quả của tình trạng thoái hóa đĩa đệm. Có ba kiểu rách vòng sợi là:
- Rách lan tỏa là rách lan từ bờ trong đến ngoài vị và thường gặp ở phía sau hoặc phía bên trên. Rách tỏa vòng là dấu hiệu quan trọng, bởi vì điều này là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm và gây đau thắt lưng.
- Rách dọc là tình trạng rách ở giữa các sợi đồng tâm của vòng sợi đĩa đệm.
- Rách viền chu vi xảy ra ở vòng sợi phía bên ngoài đĩa đệm, tại vị trí bám các sợi ngoài của vòng sợi với màng xương đốt sống. Dạng rách này có thể thấy ở phía trước và liên quan đến tình trạng biến dạng cột sống.
Rách vòng sợi là phát hiện tốt nhất trên hình ảnh MRI để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, các thay đổi này có thể tồn tại trong nhiều năm và không dẫn đến các triệu chứng nhận biết hoặc gây đau cấp và bán cấp.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là công nghệ được sử dụng để nghiên cứu hình ảnh để hỗ trợ các biện pháp điều trị phù hợp. Hình ảnh MRI có thể hỗ trợ kiểm tra đĩa đệm cột sống và rễ thần kinh. Ngoài ra, hình ảnh MRI cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng cột sống.
MRI thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
Việc chụp MRI thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như dòng máy và vị trí chụp cột sống. Thông thường, chi phí chụp cột sống dao động từ 1,8 triệu đồng cho mỗi lần chụp.
Tuy nhiên, chi phí chụp MRI có thể phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Loại máy chụp MRI: Tại các cơ sở y tế, có nhiều loại máy MRI khác nhau, do đó chi phí chụp cũng khác nhau. Máy chụp cộng hưởng từ thường được đo bằng đơn vị Tesla để tạo ra từ trường. Đơn vị Tesla cao sẽ có chi phí chụp cao nhưng kết quả cũng có tính chính xác cao.
- Vị trí chụp MRI: MRI thoát vị đĩa đệm có thể được chụp ở nhiều vị trí cột sống khác nhau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc tương phản để có hình ảnh chính xác hơn. Do đó, chi phí có thể có sự chênh lệch.
- Cơ sở vật chất: Đối với các cơ sở y tế đầu tư các loại máy chụp MRI hiện sẽ có chi phí chụp cao hơn những nơi khác.
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm ở đâu?
1. Tại Hà Nội
- Bệnh viện Việt Đức: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Phòng khám Vietlife: Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện Hồng Ngọc: Số 55 Yên Ninh,Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM: Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Tp.HCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Tp.HCM
- Bệnh viện chấn thương chỉnh hình: Số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Tp.HCM
- Bệnh viện nhân dân 115: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Tp.HCM
- Phòng khám Vietlife MRI: Số 583 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10, Tp.HCM
- Bệnh viện Hòa Hảo: Số 254 Hòa Hảo, quận 10, Tp.HCM
- Bệnh viện Vinmec Central Park: Số 2-2Bis Trần Cao Vân, phường Đa Kao, quận 1, Tp.HCM
Lưu ý trước khi chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Có một số yếu tố quan trọng cần được xem xét trước khi chụp MRI, chẳng hạn như:
- Người bệnh không cần nhịn đói trước khi chụp MRI, tuy nhiên nếu cần gây mê, người bệnh nên tránh ăn uống trong 4 – 6 giờ trước khi chụp MRI;
- Không mang các dụng cụ kim loại, đồ trang sức, răng giả bằng kim loại, thắt lưng, điện thoại, máy tính,…vào phòng chụp;
- Phụ nữ mang thai trong các tháng đầu không không nên chụp MRI thoát vị đĩa đệm nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn;
Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!