MRI Đứt Dây Chằng Chéo Trước: Chi Phí, Hình Ảnh, Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

MRI đứt dây chằng chéo trước được chỉ định để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết rách, vị trí, số lượng dây chằng bị thương. Đồng thời kiểm tra và xác định thương tổn ở những cấu trúc khác của đầu gối. Điều này giúp định hướng điều trị và đề xuất các phương pháp thích hợp nhất.

MRI đứt dây chằng chéo trước
Tìm hiểu MRI đứt dây chằng chéo trước, chi phí, các lưu ý an toàn và hình ảnh chi tiết

MRI đứt dây chằng chéo trước là gì?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật dùng trong chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật này sử dụng từ trường mạnh cùng với độ dốc của từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về một cơ quan cụ thể của cơ thể (bao gồm cả cấu trúc và quá trình sinh lý), trong đó có đầu gối.

Dựa vào cơ chế của cộng hưởng từ, MRI đứt dây chằng chéo trước có khả năng tạo ra hình ảnh mô phỏng lại cấu trúc của đầu gối. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra các cấu trúc bên trong, bao gồm các xương, dây chằng đầu gối, sụn khớp, gân… Từ đó phát hiện ra các bất thường như vết rách của mô, vỡ hoặc gãy xương, khối u…

Đối với bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước, chụp cộng hưởng từ có thể tìm thấy vết rách của ACL, xác định vị trí rách, mức độ nghiêm trọng. Đồng thời tìm kiếm những tổn thương ở các cấu trúc khác xung quanh ACL bị đứt.

Ngoài MRI, bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước cũng được chỉ định chụp X-quang nếu có nghi ngờ chấn thương gây gãy xương bánh chè, xương đùi hoặc xương chày (các xương tạo thành khớp gối).

MRI sử dụng từ trường mạnh cùng với độ dốc của từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của đầu gối
MRI tạo ra hình ảnh chi tiết của đầu gối bằng cách sử dụng từ trường mạnh cùng với độ dốc của từ trường và sóng vô tuyến

Cơ chế của chụp cộng hưởng từ

Trong quá trình chụp cộng hưởng từ, nam châm từ máy quét kích thích các proton trong trung tâm hydro (hydro và oxy tạo thành phân tử nước trong cơ thể). Điều này khiến chúng xếp thành hàng và cùng một hướng. Sau đó ở nhiều vùng của cơ thể, những sợi sóng vô tuyến ngắn sẽ được gửi đến nhằm phá bỏ sự liên kết của proton.

Sau khi tắt sóng vô tuyến, các proton bắt đầu di chuyển và sắp xếp lại. Bên cạnh đó, chúng tạo ra tín hiệu vô tuyến và cung cấp thông tin liên quan đến những bất thường cũng như sự khác biệt giữa các mô. Tín hiệu từ những proton trong các mô khác nhau sẽ tạo hình ảnh chi tiết về cơ quan cần kiểm tra.

Lợi ích của chụp MRI đứt dây chằng chéo trước

Chụp cộng hưởng từ (MRI) đứt dây chằng chéo trước được chỉ định cho hầu hết các trường hợp. Kỹ thuật này có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc của đầu gối, bao gồm cả những dải mô xơ cứng (dây chằng), các xương và mô mềm. Từ đó kiểm tra và đánh giá những bất thường.
  • Đánh giá dây chằng chéo trước (ACL) bị thương.
  • Xác định mức độ đứt/ rách ACL, vị trí của vết rách.
  • Phát hiện đa chấn thương. Trong đó nhiều dây chằng đầu gối bị tổn thương đồng thời hoặc ACL cùng với một hoặc nhiều cấu trúc khác trong đầu gối (như sụn chêm, xương…) bị tổn thương.
  • Phát hiện tổn thương tiềm ẩn hoặc tổn thương sâu mà những kỹ thuật khác không thể kết luận được.
  • Hỗ trợ đề xuất hướng điều trị và các phương pháp thích hợp.
  • Phát hiện biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước (chẳng hạn như mô sẹo, u nang…)
  • MRI đứt dây chằng chéo trước có khả năng xác định trường hợp nào cần mổ đứt dây chằng chéo và phương pháp mổ.
Chụp MRI đứt dây chằng chéo trước giúp đánh giá dây chằng chéo trước (ACL) bị thương
Chụp MRI đứt dây chằng chéo trước giúp đánh giá ACL bị thương, vị trí của vết rách

Một số lợi ích khác từ chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu gối:

  • MRI không có phơi nhiễm bức xạ, không xâm lấn
  • Không bị ảnh hưởng về mặt sinh học và không bị ảnh hưởng bởi tia xạ
  • Chất lượng tương phản gần như không có tác dụng phụ
  • Chụp đa mặt phẳng hỗ trợ trong chẩn đoán
  • Bệnh nhân chụp mạch không cần dùng thuốc cản quang
  • Giảm tiếng ồn tối đa và có thời gian chụp nhanh.

Chỉ định MRI đứt dây chằng chéo trước

Chụp cộng hưởng từ (MRI) đứt dây chằng chéo trước được chỉ định để phát hiện ACL bị thương và bất thường của những cấu trúc khác trong đầu gối. Kỹ thuật này phù hợp với những trường hợp sau:

  • Chấn thương khi chơi thể thao (chẳng hạn như bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu…), té ngã trong khi sinh hoạt hoặc lao động, tai nạn giao thông… có biểu hiện đau nhức, sưng đầu gối, đầu gối lỏng lẻo…
  • Phát ra tiếng kêu bất thường khi đầu gối bị thương (lách tách hoặc bốp)
  • Đột đột đau đầu gối hoặc cảm thấy khớp gối lỏng lẻo khi bệnh nhân thực hiện một số chuyển động bất lợi cho ACL. Cụ thể:
    • Dừng đột ngột hoặc đột ngột giảm vận tốc và cắt, lách, xoắn
    • Tiếp đất bằng một chân hoặc mặt trước của đầu gối khi nhảy
    • Có lực tác động mạnh lên đầu gối (từ vật hoặc té ngã)
    • Thay đổi nhanh chóng về hướng hoặc góc độ khi chạy
  • Ngã khuỵu gối hoặc gập gối
  • Đứng và di chuyển khó khăn sau chấn thương
  • Có cảm giác không vững tại đầu gối, giảm phạm vi chuyển động, hạn chế di chuyển đầu gối hoặc đi tập tễnh
  • Không thể phát hiện tổn thương ở đầu gối khi thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khác. Chẳng hạn như chụp X-quang, siêu âm khớp hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Cần đánh giá/ tìm kiếm những tổn thương của cấu trúc khác ở đầu gối
  • Cần đánh giá một số biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước.

Chống chỉ định và thận trọng

MRI đứt dây chằng chéo trước không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dự định
  • Có thiết bị kim loại trong cơ thể, chẳng hạn như chân giả
  • Người bị xơ cứng bì thận hoặc mắc bệnh thận nặng.
MRI đứt dây chằng chéo trước không được chỉ định cho phụ nữ mang thai
Chụp cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo trước không được chỉ định cho phụ nữ mang thai

Những bệnh nhân có các vấn đề sau cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chụp cộng hưởng từ:

  • Có tiền sử cấy ghép van tim nhân tạo, kẹt mạnh vành, đặt stent mạch vành, ghép khớp hoặc chi giả
  • Có hội chứng sợ lồng kính, sợ nơi chật hẹp
  • Cơ thể có nẹp vít trong phẫu thuật xương, răng giả, chứa mảnh đạn, chỏm xương nhân tạo, niềng răng
  • Có tiền sử tâm thần
  • Trẻ em quá hiếu động
  • Người bệnh béo phì quá cỡ
  • Đang sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da (trong điều trị đái tháo đường), máy trọ thính…
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường sản xuất hoặc thai thác kim loại.

Ngoài ra những trường hợp bị đứt động mạch kheo sau chấn thương/ trật khớp gối thường được siêu âm doppler, không cần chụp MRI. Những trường hợp này cần phẫu thuật khẩn cấp để kiểm soát tình trạng.

Khi nào chụp MRI đứt dây chằng chéo trước?

Những người vừa bị chấn thương ACL hay đầu gối thường không được chụp MRI ngay. Bởi chấn thương xảy ra có thể khiến máu đổ đầy trong ổ khớp, che lắp ACL bị thương và những cấu trúc khác. Từ đó không thể xác định cũng như đánh giá những tổn thương bên trong.

Thông thường bệnh nhân được áp dụng một số biện pháp giảm sưng trong điều trị nội khoa sau chấn thương (thường kéo dài từ 1 – 2 tuần). Khi bớt sưng và giảm lượng máu dồn vào ổ khớp, mọi thứ sẽ rõ ràng hơn. Lúc này việc MRI đứt dây chằng chéo trước có thể xác định chính xác tình trạng. Phẫu thuật cũng không được chỉ định khi đầu gối sưng to.

Để chẩn đoán sơ bộ, xác định ACL bị đứt, một số kỹ thuật khác có thể được dùng thay thế cho chụp cộng hưởng từ. Cụ thể như:

  • Khám lâm sàng kiểm tra triệu chứng ở đầu gối
  • Thực hiện một số thử nghiệm. Chẳng hạn như thử nghiệm Lachman (có khả năng xác định dây chằng chéo trước bị thương), thử nghiệm chuyển trục, kiểm tra ngăn kéo trước.

Quy trình MRI đứt dây chằng chéo trước

Quy trình MRI đứt dây chằng chéo trước gồm những bước cơ bản sau:

+ Trước khi chụp MRI

  • Thăm khám kỹ lưỡng và nhận chỉ định chụp cộng hưởng từ từ bác sĩ. Lưu ý mang theo hồ sơ bệnh án cũ khi thăm khám.
  • Ăn uống bình thường và có thể sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vào ngày chụp MRI.
  • Trong khi chuẩn bị MRI đứt dây chằng chéo trước, cần liệt kê những thông tin được yêu cầu, thường bao gồm thông tin cá nhân, tiền sử bệnh, tình trạng hiện tại (mới phẫu thuật, mang thai, bệnh về gan/ thận, hen suyễn, dị ứng thực phẩm…). Sau đó kí vào biên bản đồng ý MRI.
  • Tháo trang sức và những vật làm bằng kim loại ra khỏi cơ thể như chân giả, khớp giả, khuyên tai, máy trợ thính…
  • Dùng thuốc gây mê hoặc an thần ở trẻ em, người có tinh thần không ổn định.
  • Tiêm thuốc nhuộm tương phản khi có chỉ định.

+ Trong khi chụp MRI

  • Bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên giường với tư thế thích hợp sao cho đầu gối được bao quanh bởi những động cơ và khung chứa bộ phận thu nhận tín hiệu
  • Bệnh nhân giữ nguyên tư thế trong suốt thời gian chụp MRI
  • Khi quá trình MRI kết thúc, bệnh nhân được đưa ra khỏi phòng.

Trong khi chụp cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo trước, bệnh nhân có thể được cung cấp nút nghe hoặc tai nghe. Điều này giúp ngăn ngừa tiếng ồn từ máy quét gây khó chịu.

Bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên giường với tư thế thích hợp khi chụp cộng hưởng từ
Bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên giường với tư thế thích hợp khi chụp cộng hưởng từ

+ Sau khi chụp MRI

  • Bệnh nhân chờ nhận kết quả chụp MRI đứt dây chằng chéo. Sau đó quay lại phòng khám bác sĩ để được xem xét và chẩn đoán.
  • Ra về sau khi được chẩn đoán và chỉ định điều trị.
  • Người bệnh sinh hoạt và ăn uống bình thường. Riêng những trường hợp dùng thuốc an thần cần tránh uống rượu, vận hành máy móc, lái xe và lao động nặng ít nhất 24 tiếng đồng hồ kể từ thời điểm quét.

MRI đứt dây chằng chéo trước trong bao lâu?

MRI đứt dây chằng chéo trước có thời gian chụp nhanh. Thông thường thời gian chụp cộng hưởng từ đầu gối dao động trong khoảng 10 đến 20 phút. Sau 15 – 30 phút có thể nhận kết quả.

Lưu ý, thời gian chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài thêm tùy thuộc vào kích thước của khu vực cần quét, mục đích và số lượng hình ảnh.

MRI đứt dây chằng chéo trước có an toàn không?

MRI đứt dây chằng chéo trước là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, có độ an toàn cap, không gây khó chịu hay đau đớn cho bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ có thể gây tác dụng phụ nhưng hiếm gặp hơn so với những kỹ thuật khác (CT, X-quang).

Những trường hợp mắc bệnh thận, mang thai… dễ gặp tác dụng phụ hơn do dị ứng với thuốc nhuộm tương phản. Một số tác dụng phụ từ thuốc nhuộm tương phản có thể gặp gồm:

  • Mệt mỏi
  • Phát ban da
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Xơ hóa thận hệ thống (hiếm gặp)…

Ngoài ra kỹ thuật này có thể gây khó chịu cho người mắc chứng sợ hãi. Mặc dù vậy MRI không gây bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.

Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ từ thuốc nhuộm tương phản
Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ từ thuốc nhuộm tương phản

MRI đứt dây chằng chéo trước giá bao nhiêu?

Chụp MRI đứt dây chằng chéo trước thường có chi phí dao động trong khoảng 1,8 đến 2,75 triệu đồng/ lần (không bao gồm chi phí tiêm thuốc đối quang). Chi phí này có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) do một số yếu tố sau:

  • Bảo hiểm y tế, người trong diện hỗ trợ
  • Cơ sở vật chất, bệnh viện/ phòng khám
  • Máy chụp MRI…

Chi phí tiêm thuốc đối quang (thuốc nhuộm tương phản) thường ở mức 700.000 – 800.000đ.

Lưu ý khi MRI đứt dây chằng chéo trước

Đối với cơ thể, từ trường mạnh không có hại nhưng có thể làm ảnh hưởng đến các thiết bị kim loại bên trong cơ thể (thiết bị cấy ghép như khớp giả, chân giả…), trang sức, thiết bị hỗ trợ… Bởi điều này có thể gây biến dạng hình ảnh khi chụp cộng hưởng từ hoặc làm hỏng các thiết bị cấy ghép.

Chính vì thế cần tháo các thiết bị điện từ, trang sức và vật dụng bằng kim loại trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo trước. Cụ thể:

  • Đồ trang sức như khuyên tai, dây chuyền…
  • Khớp/ chân giả
  • Kẹp kim loại
  • Van tim nhân tạo
  • Cấp ghép ốc tai điện tử
  • Máy trợ thính
  • Dụng cụ tử cung
  • Máy kích thích thần kinh cấy ghép
  • Răng giả
  • Hình xăm từ mực chứa kim loại
  • Những mảnh kim loại trong cơ thể…
Tháo các thiết bị điện từ, trang sức và vật dụng bằng kim loại trước khi MRI
Tháo các thiết bị điện từ, trang sức và vật dụng bằng kim loại trước khi MRI đứt dây chằng chéo trước

Ngoài ra để đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý thêm một vài điều bên dưới trước khi chụp MRI đứt dây chằng chéo trước:

  • Bệnh nhân chỉ chụp cộng hưởng từ khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ hướng dẫn của kỹ thuật viên để phòng ngừa phát sinh rủi ro.
  • Trước khi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về bệnh sử và tình trạng hiện tại. Đặc biệt là những người có vấn đề về thận, mang thai hoặc đang nuôi con bú, tiền sử cấy ghép các thiết bị nhân tạo. Điều này giúp tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai (đặc biệt là mang thai dưới 12 tuần tuổi) chỉ chụp MRI đứt dây chằng chéo trước khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu dùng chất tương phản từ ở phụ nữ đang nuôi con bú, mẹ lưu ý không cho con bú trong vòng 48 giờ sau khi tiêm thuốc.
  • Một số trường hợp tiêm thuốc tương phản gadolinium trong MRI có thể gặp biến chứng xơ hóa thận hệ thống. Biến chứng này phổ biến hơn ở những người mắc bệnh suy thận nặng. Vì thế bệnh nhân cần kiểm tra chức năng thận trước khi tiến hành tiêm thuốc.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu bị phản ứng dị ứng hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi dùng thuốc tương phản từ và chụp MRI đứt dây chằng chéo trước.

Một số hình ảnh về MRI đứt dây chằng chéo trước

Dưới đây là một số hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo trước:

Dây chằng chéo trước bình thường trên hình ảnh MRI
Dây chằng chéo trước bình thường trên hình ảnh MRI
Hình ảnh dây chằng chéo trước bị rách từ nhiều góc độ
Hình ảnh dây chằng chéo trước bị rách từ nhiều góc độ
ACL khỏe mạnh và ACL bị tổn thương sau chấn thương
ACL khỏe mạnh và ACL bị tổn thương sau chấn thương
Chụp cộng hưởng từ kiểm tra các cấu trúc khác của đầu gối như dây chằng, sụn chêm, xương…

Chụp MRI đứt dây chằng chéo trước ở đâu?

Người bệnh cần chụp MRI đứt dây chằng chéo trước ở những cơ sở y tế uy tín để đạt kết quả chẩn đoán chính xác. Từ đó có hướng xử lý tốt, thiết lập phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cơ sở y tế uy tín tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo:

Bệnh viện Quân y 175

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Từ 7h00 – 16h00
  • Địa chỉ: Số 786 đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0966 746 175 – 0961 175 175

Bệnh viện Nhân dân 115

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Từ 7h00 – 16h00 (nhận bệnh nhân từ 6h30)
  • Địa chỉ: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

  • Thời gian làm việc:
    • Thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 7h00 – 16h30
    • Thứ Bảy: 6h30 – 12h00
  • Địa chỉ: Số 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (84.28) 3855 4269

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Buổi sáng: 7h00 – 12h00
    • Buổi chiều: 13h30 – 16h00
  • Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024.3825.3531 – 024.3824.8308

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Từ 7h00 – 17h00
  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0966 746 175 – 0961 175 175

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Từ 7h00 – 16h30
  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0982.873.112

Chụp MRI đứt dây chằng chéo trước giúp đánh giá ACL bị thương, vị trí của vết rách. Đồng thời kiểm tra và xác định thương tổn ở những cấu trúc khác của đầu gối. Khi chụp MRI, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh phát sinh vấn đề không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Giãn Dây Chằng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh giúp mau khỏi là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Thực tế cho thấy cả hai đều là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi biện ...
Xem chi tiết
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... có thể giúp trả lời thay khớp háng ở bệnh viện nào tốt nhất. Thay khớp háng mang đến hiệu quả ...
Xem chi tiết
Giãn Dây Chằng Đầu Gối Có Đi Lại Được Không
Giãn dây chằng đầu gối có đi lại được không là vấn đề chung của nhiều bệnh nhân. Tổn thương dây chằng làm mất tính ổn định của đầu gối, gây đau và hạn chế phạm vi chuyển động. Điều ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua