Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau – Có Phải Tái Phát?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau được gọi là đau dây thần kinh sau phẫu thuật, đây là một biến chứng thường gặp và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau này có thể là dấu hiệu của các biến chứng và điều kiện sức khỏe khác cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là tình trạng bình thường và có thể tự khỏi

Đặc trưng của cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm

Đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm được gọi là đau thần kinh mãn tính, thường kéo dài hơn ba tháng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức gây cản trở việc đi lại, ngồi thậm chí là ngủ.

Cơn đau thường xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương hoặc kẹt lại ở chỉ khâu, kim bấm hoặc băng phẫu thuật. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau nhói như điện giật hoặc đau đớn lan tỏa từ vị trí phẫu thuật đến các vị trí khác trong cơ thể.
  • Có cảm giác nóng rát ở vị trí phẫu thuật.
  • Có cảm giác như có vật lạ trong cơ thể.
  • Đau tại vị trí phẫu thuật, đặc biệt là đau thắt lưng.
  • Đau khi đi bộ.
  • Cơn đau này cũng có thể liên quan đến da, cơ và các mô xung quanh vị trí phẫu thuật.

Mổ thoát vị đĩa đệm vẫn đau có tái phát không?

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, đớn đớn là tình trạng phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau không phải là vĩnh viễn và sẽ tự hết mà không cần điều trị. Thời gian cải thiện cơn đau phụ thuộc vào độ tuổi, loại phẫu thuật đã thực hiện, kích thước và vị trí của đĩa đệm cũng như tình hình sức khỏe chung của người bệnh.

mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát
Có khoảng 5 – 15% các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể tái phát sau khi phẫu thuật 

Cơn đau sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể kéo dài hàng tháng trời hoặc hàng năm. Theo một số nghiên cứu, khoảng 6% người bệnh cơn biết, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong vòng từ một đến sáu năm sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên đôi khi cơn đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cũng có thể là dấu hiệu tái phát. Theo thông kế có khoảng 5 – 15% khả năng tái phát thoát vị đĩa đệm tại cùng một vị trí. Do đó, trong trường hợp cơn đau sau phẫu thuật nghiêm trọng hoặc vượt quá sức chịu đựng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật, bác sĩ thường đề nghị các biện pháp điều trị không cần phẫu thuật. Tuy nhiên nếu cơn đau không được cải thiện, người bệnh có thể cần thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật khác để cải thiện cơn đau.

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tái phát phụ thuộc vào chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Vì sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?

Mổ thoát vị đĩa đệm là thủ thuật phổ biến nhưng cũng bao gồm nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương các dây thần kinh và tái phát. Đau đớn sau phẫu thuật là biểu hiện phổ biến, thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau một thời gian.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể liên quan đến nhiều rủi ro chẳng hạn như:

1. Kích ứng dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm có thể gây tổn thương các dây thần kinh. Mặc dù mổ thoát vị đĩa đệm có thể giúp giải phóng các dây thần kinh, tuy nhiên các dây thần kinh cần thời gian để hồi phục. Do đó, cơn đau có thể kéo dài cho đến khi tổn thương được khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, trong trường hợp các dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn, cơn đau có thể là mãn tính và không có biện pháp điều trị.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục
Mổ thoát vị đĩa đệm có thể gây kích ứng các dây thần kinh và gây đau đớn

Ngoài ra, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiễm trùng, chấn thương dây thần kinh. Điều này cũng dẫn đến đau đớn sau khi phẫu thuật.

2. Mất sự ổn định ở cột sống

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là dấu hiệu cột sống bị mất sự ổn định bình thường (cấu trúc cột sống suy yếu). Lúc này cột sống không có đủ sự ổn định cho các hoạt động hàng ngày, bao gồm gây chuột rút thắt lưng hoặc co thắt cơ cột sống lưng.

Các nguyên nhân khiến cột sống mất ổn định bao gồm xẹp đĩa đệm, chấn thương các đốt sống, hình thành mô sẹo ở cột sống.

3. Phẫu thuật thất bại

Mặc dù phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường thành công, tuy nhiên đôi khi phẫu thuật cũng có thể bị thất bại và dẫn đến đau đớn sau phẫu thuật. Theo thống kê, có khoảng 4 – 10% các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bị thất bại.

Các nguyên nhân khiến phẫu thuật thất bại bao gồm:

  • Đĩa đệm còn sót lại sau phẫu thuật
  • Hình thành các mô sẹo sau phẫu thuật
  • Cột sống mất sự ổn định
  • Dây thần kinh bị tổn thương

4. Các yếu tố rủi ro

Có một số rủi ro có thể làm tăng nguy cơ đau đớn sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như:

Kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm
Những người lớn tuổi thường có nguy cơ đau sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cao hơn
  • Tuổi cao: Những người bệnh thực hiện phẫu thuật khi tuổi đã cao, thường cần nhiều thời gian để phục hồi và dễ gặp biến chứng, cũng như đau đớn hơn. Ở người cao tuổi, đau đớn có thể là dấu hiệu phẫu thuật thất bại và thoát vị đĩa đệm tái phát.
  • Sai tư thế: Sinh hoạt và làm việc không đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau đớn sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Mang vật nặng: Mang vật nặng hoặc sử dụng nhiều sức mạnh sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể làm tăng nguy cơ đau đớn và tái phát.

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau phải làm sao?

Để cải thiện tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

1. Theo dõi các triệu chứng

Đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là điều bình thường và người bệnh không cần lo lắng quá mức. Hãy giữ bình tĩnh, quan sát các triệu chứng và phản ứng của cơ thể để có biện pháp xử lý tốt nhất.

Nếu cơn đau ở mức nhẹ đến trung bình và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường, người bệnh có thể dành thời gian để nghỉ ngơi và duy trì hoạt động phù hợp để cải thiện cơn đau. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến các tư thế hoạt động, chẳng hạn như luôn giữ thẳng lưng khi ngồi, đứng, để đảm bảo vị trí tự nhiên của cột sống và ngăn ngừa cơn đau.

Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Theo dõi các triệu chứng và phản ứng sau phẫu thuật để có kế hoạch điều trị phù hợp

Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các dấu hiệu cần lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Chảy máu
  • Sưng tấy
  • Chảy dịch từ vết mổ
  • Yếu, tê bì tay chân.

Đau bắp chân và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy một trong những dấu hiệu như trên.

2. Duy trì hoạt động

Các nghiên cứu lâm sàng cho biết duy trì hoạt động nhất định tốt cho người sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cũng cho biết, thường xuyên kéo căng, tăng cường các bài tập aerobic ít tác động như đi xe đạp hoặc bơi lội rất tốt cho người sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và có thể rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật.

Một số lợi ích của việc duy trì vận động sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Củng cố lại cấu trúc đã bị suy yếu do các vấn đề đĩa đệm hoặc phẫu thuật
  • Tăng cường lượng máu khỏe mạnh lưu thông và thúc đẩy quá trình phục hồi
  • Ngăn ngừa tình trạng viêm, giảm đau và phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật khác

Hạn chế tình trạng hình thành các mô sẹo, cải thiện phạm vi chuyển động và giảm khả năng mô sẹo gây ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng, chẳng hạn như đĩa đệm hoặc các dây thần kinh cột sống

3. Tránh ngồi quá nhiều

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau khiến người bệnh có xu hướng ngồi hoặc nằm nhiều để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên ngồi và nghỉ ngơi quá nhiều có thể khiến các cơ bị căng quá mức, dẫn đến cứng cơ bắp và hạn chế phạm vi chuyển động.

Mổ thoát vị đĩa đệm bị tê chân
Tránh ngồi nhiều và thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng để phục hồi tính linh hoạt ở cột sống

Do đó, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần có kế hoạch duy trì vận động và nghỉ ngơi phù hợp. Thay vì ngồi nhiều, điều quan trọng là người bệnh cần đứng dậy, đi lại để duy trì tính chuyển động của cột sống.

Ngoài ra, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để cơn đau được cải thiện hoàn toàn và quay trở lại các hoạt động bình thường sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Do đó, điều quan trọng là kiên nhẫn, nghỉ ngơi, tập luyện hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Tránh gây căng thẳng cho cột sống

Điều quan trọng để cải thiện cơn đau là tránh gây căng thẳng không cần thiết sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tránh uốn cong cột sống trong hai đến bốn tuần sau khi phẫu thuật. Người bệnh cũng cần tránh vặn người và không nâng vật nặng hơn 2.5 kg cho đến khi cột sống bình phục hoàn toàn.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đến tư thế khi ngồi và nằm để hạn chế các tác động lên cột sống. Đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng hoặc cúi người và nâng đồ vật bằng hông và chân, thay vì dồn lực lên cột sống.

5. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc phục hồi sau phẫu thuật. Người bệnh cần uống đủ nước và bổ sung các chất dinh dưỡng lành mạnh để giúp cơ thể phục hồi các tổn thương.

Tê chân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mổ thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Nhiều nước: Giữ đủ nước là điều cần thiết để phục hồi sức khỏe. Nước cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông đúng cách, giúp bảo dưỡng các khớp và các cơ quan.
  • Thực phẩm nhiều protein: Cơ thể có thể phục hồi hiệu quả hơn nếu loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn ra khỏi chế độ ăn uống bình thường. Thay vào đó, hãy bổ sung thực phẩm giàu protein và thực phẩm toàn phần, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, trái cây, rau, ức gà và cá hồi.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Táo bón sau phẫu thuật có thể gây áp lực lên cột sống và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như lê, quả mọng, bông cải xanh, bơ, chuối, các loại đậu và atiso.

Ngoài ra, sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật và lối sống ít vận động có thể gây táo bón. Căng thẳng khi đi vệ sinh cũng có thể tác động lên cột sống và dẫn đến đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, trái cây có thể ngăn ngừa táo bón. Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc làm mềm phân trong vài ngày đầu sau phẫu thuật để phòng ngừa táo bón.

6. Thực hiện biện pháp giảm đau

Để cải thiện cơn đau do sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau để cải thiện cơn đau sau khi phẫu thuật. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.
  • Chườm đá hoặc chườm nóng: Liệu pháp nhiệt và lạnh có thể giảm đau hiệu quả mà không gây tác động đến cột sống. Người bệnh có thể chườm đá trong 15 – 20 phút mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm đau và không gây tổn thương làn da.
  • Thuốc nhuận tràng: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc nhuận tràng để chống táo bón.

7. Kế hoạch chăm sóc chung

Để tăng cường hiệu quả cải thiện tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, người bệnh cần lưu ý các vấn đề như:

Triệu chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để cơ thể có thời gian phục hồi
  • Nghỉ ngơi: Cơ thể cần ngủ và nghỉ ngơi phù hợp để phục hồi. Nếu gặp các vấn đề về giấc ngủ hoặc khó ngủ, hãy thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Đi bộ: Đi dạo nhẹ nhàng và tăng dần đến 10.000 bước mỗi ngày có thể phục hồi sự linh hoạt của cột sống và hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tập luyện để tránh các rủi ro liên quan.
  • Liệu pháp xoa bóp: Massage và xoa bóp cực kỳ hiệu quả để cải thiện các cơn đau sau phẫu thuật. Nhà trị liệu có thể tác động vào các huyệt ở bàn chân và cẳng chân, tuy nhiên có thể giúp người bệnh thoải mái, giải tỏa căng thẳng cũng như cải thiện cơn đau cột sống.

Có một kế hoạch phục hồi tốt là chìa khóa để cải thiện cơn đau sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nhảy Dây Được Không
Nhảy dây - một bài tập cardio đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, câu hỏi "thoát vị đĩa đệm có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, tập luyện bài tập này có gây tổn thương cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn không? Tham khảo các thông tin ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Nằm Nệm Gì
Thoát vị đĩa đệm nên nằm nệm gì để giảm đau và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị? Việc chọn nệm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực lên cột sống ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không
Nếu đang tìm hiểu vấn đề thoát vị đĩa đệm có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin được chia sẻ bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Trao đổi ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Mất Bao Lâu
Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, mức độ phức tạp của ca phẫu thuật và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh thực hiện phẫu thuật ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua