Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Bệnh Viện Việt Đức – Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức là một trong những lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân. Bởi bệnh viện này có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang và thiết bị y tế hiện đại. Vậy quy trình, chi phí mổ tại bệnh viện Việt Đức là bao nhiêu? Thông tin chúng tôi tổng hợp trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức
Thông tin cơ bản về quy trình, chi phí và những điều cần lưu ý khi mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Giới thiệu Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức được Bộ Y tế công nhận là một trung tâm phẫu thuật có nhiều bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại và có quy mô lớn. Chính vì thế, bệnh viện được đông đảo bệnh nhân lựa chọn là nơi thăm khám và phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bệnh viện Việt Đức – tiền thân là Nhà thương bảo hộ. Bệnh viện được thành lập từ năm 1906. Bệnh viện mang nhiều tên gọi khác nhau, đến năm 1991 thì chính thức đổi tên thành bệnh viện Việt Đức (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) và hoạt động cho đến thời điểm hiện tại.

Bệnh viện hoạt động với nhiều chuyên khoa khác nhau. Trong đó Viện chấn thương chỉnh hình, khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú, khoa Phẫu thuật cột sống, khoa Phục hồi chức năng, Khoa giải phẫu bệnh (Khối cận lâm sàng)… đều có khả năng đáp ứng nhu cầu thăm khám và khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân.

Bên cạnh đó Bệnh viện Việt Đức trang bị hệ thống phòng mổ ORI, Hybrid; 42 bàn mổ, 50 giường hồi sức, robot trong mổ, hệ thống kính hiển vi phẫu thuật, phương tiện hồi sức cùng nhiều thiết bị và máy móc hiện đại khác.

Ngoài ra đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tại Bệnh viện Việt Đức là những người có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Điều này giúp người bệnh an tâm hơn trong việc chẩn đoán bệnh lý và phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại: (84- 24) 38.253.531 – (84-24) 38.248.308
  • Website: http://benhvienvietduc.org/

Thời gian làm việc

Bệnh viện Việt Đức làm việc từ thứ hai đến thứ sáu

  • Buổi sáng: Từ 7h00 đến 12h00
  • Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h00
Bệnh viện Việt Đức có đội ngũ y bác sĩ có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao
Bệnh viện Việt Đức có trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao

Các phương pháp mổ điều trị thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện Việt Đức

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, Bệnh viện Việt Đức sử dụng hai phương pháp chính. Bao gồm mổ hở và mổ nội soi.

1. Mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm là một phương pháp truyền thống. Thông thường phương pháp này sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật nội soi do đệm bị vỡ hoặc tổn thương nặng khiến các mô mềm xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm cũng được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Nhiều đĩa đệm bị vỡ
  • Thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép tại nhiều vị trí khác nhau
  • Tổn thương đĩa đệm khiến tủy sống bị chèn ép
  • Thay đĩa đệm hư hỏng bằng đĩa đệm nhân tạo
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra các biến chứng tại chỗ, điển hình như hoại tử, hẹp ống sống
  • Vị trí cần điều chỉnh đĩa đệm thoát vị nằm khuất sâu, không thể loại bỏ hết các tổn thương bằng phẫu thuật nội soi.

Thông thường để mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ rạch một đường dài trên da, sau đó tiếp xúc với khu vực bị tổn thương. Ở Bệnh viện Việt Đức, phương pháp mổ hở có thể mang đến một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức có chi phí thấp hơn so với những cơ sở y tế khác. Đồng thời chi phí mổ hở cũng thấp hơn so với phẫu thuật nội soi.
  • Mổ hở giúp loại bỏ hết những tổn thương liên quan đến đến đĩa đệm.
  • Giảm nguy cơ phát sinh biến chứng của bệnh.

Nhược điểm

  • Bệnh nhân có thể bị chảy nhiều máu do vết mổ lớn
  • Người bệnh cần nằm viện vài ngày sau mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm để được theo dõi
  • Thời gian hồi phục lâu
  • Người bệnh bị đau nhiều và khó vận động
  • Cần duy trì các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau mổ thoát vị
  • Có thể bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện nhiều biến chứng khác sau mổ.

2. Mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Nhờ trang bị nhiều máy móc và thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện Việt Đức là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân lựa chọn để mổ nội soi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một hoặc nhiều đường nhỏ trên da. Sau đó sử dụng hệ thống kính hiển vi phẫu thuật, robot và nhiều thiết bị hỗ trợ khác để chữa lành tổn thương.

Mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

  • Vết mổ nhỏ ít để sẹo
  • Ít gây đau
  • Chảy máu ít
  • Khả năng nhiễm trùng thấp hơn so với mổ hở
  • Thời gian phục hồi và nằm viện ngắn
  • Bệnh nhân có thể di chuyển và vận động nhẹ nhàng sau 1 tuần phẫu thuật
  • Mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức giúp điều chỉnh đĩa đệm hư hỏng, ít làm ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh. Điển hình như dây thần kinh, cơ, tổ chức gân…

Nhược điểm

  • Chi phí điều trị cao
  • Có khả năng không loại bỏ hết các mảnh đĩa đệm bị vỡ.
Tùy thuộc vào từng tình trạng, bệnh nhân có thể được mổ hở hoặc mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Quy trình thăm khám và chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Quy trình thăm khám và chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức như sau:

1. Đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Bệnh nhân giữ xe, sau đó di chuyển đến tòa nhà C4 – Bệnh viện Việt Đức
  • Bước 2: Bệnh nhân lên lầu 1 để lấy số thứ tự
  • Bước 3: Khi đến số thứ tự, bệnh nhân đến các cửa số 26 – 32 để thực hiện đăng ký và đóng tiền
  • Bước 4: Nhận số thứ tự khám bệnh
  • Bước 5: Bệnh nhân di chuyển đến phòng khám chuyên khoa, ngồi đợi (tầng 1 và tầng 2 tòa nhà C2)
  • Bước 6: Di chuyển vào trong và thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến số thứ tự. Đồng thời nhận chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ (xét nghiệm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI…)
  • Bước 7: Di chuyển đến phòng 224 tại toà nhà C2, đóng chi phí cho tất cả các chỉ định cận lâm sàng
  • Bước 8: Di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh và thực hiện các kỹ thuật được yêu cầu
  • Bước 9: Đợi lấy kết quả cận lâm sàng. Mang kết quả về phòng khám ban đầu
  • Bước 10: Bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả và đánh giá tình trạng bệnh.
    • Đối với những trường hợp nhẹ: Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám, di chuyển đến quầy thuốc, thanh toán tại cửa 27, 29 và 31, đợi lấy thuốc và ra về.
    • Đối với trường hợp nặng, được chỉ định phẫu thuật: Bệnh nhân làm thủ tục nhập viện, đóng tiền. Sau đó thực hiện các xét nghiệm đánh giá tổng thể, bác sĩ tư vấn phương pháp phẫu thuật điều trị thích hợp. Cuối cùng chờ và thực hiện phẫu thuật.
    • Đối với trường hợp chuyển viện: Thanh toán tại cửa 27, 29 và 31, lấy thuốc và chuyển viện.
  • Bước 11: Bệnh nhân xuất viện và tái khám theo định kỳ.

2. Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

  • Bước 1: Bệnh nhân giữ xe, sau đó di chuyển đến tòa nhà C4 – Bệnh viện Việt Đức
  • Bước 2: Bệnh nhân lên lầu 1 để lấy số thứ tự
  • Bước 3: Khi đến số thứ tự, bệnh nhân đến các cửa số 11 – 25 nộp sổ khám bệnh kèm theo thẻ bảo hiểm, giấy chứng minh nhân dân (khi được yêu cầu) và giấy chuyển viện từ tuyến dưới (nếu có) để thực hiện đăng ký khám bệnh và điều trị.
  • Bước 4: Nhận số thứ tự khám bệnh
  • Bước 5: Bệnh nhân di chuyển đến phòng khám chuyên khoa và ngồi đợi
  • Bước 6: Di chuyển vào trong và thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến số thứ tự. Đồng thời nhận chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ
  • Bước 7: Nếu có chi phí chênh lệch, bệnh nhân di chuyển đến phòng 24 để đóng tiền
  • Bước 8: Di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh và thực hiện các kỹ thuật được yêu cầu
  • Bước 9: Đợi lấy kết quả cận lâm sàng. Mang kết quả về phòng khám ban đầu
  • Bước 10: Bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả và đánh giá tình trạng bệnh
    • Đối với những trường hợp nhẹ: Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám, di chuyển đến quầy thuốc, mua thuốc, đợi lấy thuốc và ra về.
    • Đối với trường hợp nặng, được chỉ định phẫu thuật: Bệnh nhân làm thủ tục nhập viện, đóng tiền tạm ứng.
  • Bước 11: Bệnh nhân được tư vấn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp. Sau đó thực hiện các xét nghiệm đánh giá tổng thể và chờ phẫu thuật.
  • Bước 12: Bệnh nhân xuất viện và tái khám theo định kỳ.
Quy trình thăm khám và chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức
Quy trình thăm khám và chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Chi phí khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, chi phí khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức ở mỗi người không giống nhau.

1. Chi phí khám bệnh

  • Khám thường
    • Phòng khám có điều hòa: 20.000 VNĐ/ lần
    • Phòng khám không có điều hòa: 18.000 VNĐ/ lần
  • Hội chẩn ca bệnh khó: 200.000 VNĐ/ lần
  • Khám bệnh theo yêu cầu (khám với Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ): 300.000 – 500.000 VNĐ/ lần.

2. Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

“Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức là bao nhiêu?” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố . Cụ thể như phương pháp được phẫu thuật, thẻ bảo hiểm y tế, bác sĩ thực hiện… Tuy nhiên chi phí cho một lần mổ thoát vị đĩa đệm có thể dao động trong những khoảng sau:

  • Chi phí mổ hở (mổ hở trị thoát vị đĩa đệm chưa có biến chứng): Từ 15 triệu đến 20 triệu/ lần.
  • Chi phí mổ hở có biến chứng (mổ hở trị thoát vị đĩa đệm đa tầng hoặc có biến chứng hẹp ống sống): 30 triệu/ lần.
  • Mổ nội soi: Từ 35 triệu đến 40 triệu đồng/ lần.

Để xác định chính xác chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, xác định tình trạng, hướng điều trị và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Những điều cần lưu ý khi mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức

Khi tiến hành thăm khám và phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Cần thăm khám kỹ càng và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết trước khi quyết định phẫu thuật.
  • Bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Đồng thời các phương pháp nội khoa không mang hiệu quả chữa bệnh.
  • Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý trước và sau khi phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm. Tránh ăn nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản và một số thực phẩm gây kích ứng khác để phòng ngừa mưng mủ, nhiễm trùng, ngứa và chậm lành vết thương
  • Áp dụng kế hoạch chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm để đẩy nhanh tiến độ phục hồi, phòng ngừa nhiễm trùng vết thương và hạn chế biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • 24 giờ sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường.
  • Từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đứng dậy và ngồi trong thời gian ngắn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh vết thương và tắm rửa mỗi ngày.
  • Nếu vết thương có biểu hiện nhiễm trùng (mưng mủ, có mùi hôi tanh, sưng đỏ…), chảy máu liên tục hoặc bị đau nhiều… người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị thích hợp.
Cần có chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý trước và sau khi phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt hợp lý trước và sau khi phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Trên đây là thông tin cơ bản về chi phí, quy trình và những điều cần lưu ý khi mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Việt Đức. Với những thông tin này, hi vọng người bệnh có thể hiểu rõ và chuẩn bị những điều cần thiết để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, tăng hiệu quả điều trị và vết thương mau lành.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Quan Hệ Được Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, đặc biệt với những bệnh nhân mới mổ xong, đang cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh... là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi đây là một nhu ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hết Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và cơ sở vật chất tại nơi phẫu thuật. Người bệnh cẩn tìm hiểu chi phí để có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Aerobic
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không? Các bài tập aerobic có tác dụng gì, có hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm không? Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua