Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy (kinh nghiệm)
Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, đĩa đệm vỡ, chèn ép dây thần kinh và đau nghiêm trọng, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để giải quyết tình trạng. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, bệnh nhân nên mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy hoặc các địa chỉ uy tín khác. Dưới đây là quy trình, phi phí, kinh nghiệm và những điều cần lưu ý khi mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Vì sao nên mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy?
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện lớn và uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện thuộc tuyến trên, chuyên cấp cứu cho những trường hợp chấn thương nặng hoặc được chuyển lên từ tuyến dưới.
Bệnh viện Chợ Rẫy được được xây dựng trên diện tích 53.400m2, hoạt động trong những khu nhà nhiều tầng (11 tầng), có đầy đủ phòng ốc và trang thiết bị y tế để cấp cứu cho những trường hợp nặng. Đồng thời đáp ứng nhu cầu khám và điều trị ngoại trú/ nội trú cho hơn 1000 bệnh nhân trong một ngày.
Bên cạnh đó bệnh viện kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau cùng với máy móc hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, đội ngũ bác sĩ đầy nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm mang đến dịch vụ tốt, hiệu quả cao trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Chính vì thế khi bị thoát vị đĩa đệm nặng, chèn ép nghiêm trọng và cần phẫu thuật, người bệnh có thể đến bệnh viện Chợ Rẫy để được hướng dẫn và tiến hành điều trị. Dựa trên quy trình khám chữa bệnh, nguyên nhân chấn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể được hướng dẫn đến khoa Khám bệnh, khoa Nội Cơ Xương khớp, khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức hoặc khoa Chấn thương chỉnh hình để tiến hành khám và điều trị.
Thời gian làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy làm việc từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần với thời gian như sau:
- Từ thứ hai đến thứ sáu: Làm việc từ 7h00 đến 16h00.
- Thứ bảy: Làm việc từ 7h00 đến 11h00.
- Trực cấp cứu: 24/7.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
- Fax: (84-028) 3855 7267
- Email: bvchoray@choray.vn
- Website: http://choray.vn
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy
Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ chấn thương và mục đích điều trị, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị với một trong những phương pháp phẫu thuật sau:
1. Mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy
Mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp mổ truyền thống với nhiều ưu và nhược điểm khác nhau. Phương pháp này giúp loại bỏ các đĩa đệm bị hư hỏng, giải nén dây thần kinh và tủy sống thông qua một vết rạch lớn và dài. Cuối cùng kết thúc bằng một đường khâu và các biện pháp chăm sóc để phòng ngừa nhiễm trùng.
Chỉ định
Thông thường mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Thoát vị đĩa đệm làm thu hẹp ống sống
- Nhân nhầy thoát vị chèn ép vào rễ và các dây thần kinh lớn dẫn đến đau dây thần kinh tọa, hội chứng chùm đuôi ngựa
- Nhiều đĩa đệm bị hư hỏng nặng hoặc vỡ thành từng mảnh
- Thoát vị đĩa đệm xảy ra đồng thời ở những vị trí gần kề
- Dây thần kinh và các mô mềm bị tổn thương khuất sâu vào trong, không thể điều chỉnh bằng phẫu thuật nội soi
- Không có khả quan hoặc lợi ích điều trị không cao khi thực hiện những phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa khác
- Có biến chứng từ bệnh thoát vị đĩa đệm
- Tủy sống bị chèn ép do đĩa đệm tổn thương
Ưu điểm của phương pháp mổ hở trị thoát vị đĩa đệm
- Loại bỏ được toàn bộ đĩa đệm hư hỏng
- Thuận tiện hơn trong việc giải nén toàn bộ dây thần kinh đang bị chèn ép, thay đĩa đệm nhân tạo
- Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có xương khớp yếu và cần cố định sau phẫu thuật, mổ hở giúp bác sĩ dễ dàng đạt mục đích điều trị bằng nẹp vít và một số dụng cụ cố định khác.
- Chi phí mổ hở thấp hơn so với chi phí của các phương pháp phẫu thuật khác
- Hạn chế tái phát.
Nhược điểm
- Vì có vết mổ dài nên thời gian phục hồi lâu
- Vết mổ sâu và dài khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc chăm sóc vết thương, dễ nhiễm trùng
- Đau nhiều và chảy nhiều máu
- Cần nằm viện nhiều ngày để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi
- Bệnh nhân cần vật lý trị liệu trong thời gian dài phục hồi chức năng
- Để lại sẹo lớn sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân có thể bị rối loạn cảm giác, rối loạn bài tiết và tiết niệu, mất sức mạnh sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Quy trình mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm
- Bệnh nhân được kiểm tra, chẩn đoán xác định trước khi thực hiện.
- Bác sĩ chuyên khoa xác định vị trí đĩa đệm thoát vị thông qua hình ảnh MRI/ CT
- Gây mê toàn thân nội khí quản
- Bác sĩ sử dụng dao mổ rạch một đường thẳng và dài ở khu vực bị tổn thương và cần được điều trị
- Hỗ trợ loại bỏ đĩa đệm hư hỏng, giải nén dây thần kinh
- Cố định cột sống bằng ốc, vít hoặc một số dụng cụ hỗ trợ khác nếu cần thiết
- Khâu vết thương.
2. Mở nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy
So với mổ hở, mổ nội soi là phương pháp hiện đại, có vết mổ nhỏ và mang nhiều lợi ích hơn cho người bệnh. Đối với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi thông qua một hoặc nhiều vết rạch nhỏ tại khu vực bị tổn thương. Sau đó điều chỉnh đĩa đệm thoát vị.
Chỉ định
Thông thường mở nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Chỉ 1 hoặc 2 đĩa đệm bị thoát vị
- Đĩa đệm thoát vị chèn ép vào các dây thần kinh có kích thước nhỏ và bao quanh cột sống
- Bệnh nhân ít hoặc không có tổn thương cơ, dây chằng một số mô mềm khác
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thể lỗ liên hợp, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái/ phải, thoát vị ngoài liên hợp.
Ư điểm
- Mở nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy điều chỉnh tốt các đĩa đệm đang bị thoát vị
- Mở nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm không can thiệp, không làm tổn thương đến các cơ, dây chằng
- Không làm ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của cột sống sau phẫu thuật
- Vết mổ nhỏ, ngắn, có thời gian phục hồi nhanh
- Không gây đau nhiều, chảy máu ít
- Bệnh nhân dễ dàng chăm sóc vết thương, có nguy cơ nhiễm trùng thấp
- Để lại sẹo nhỏ sau phẫu thuật
- Bệnh nhân có thể xuất hiện sau 1 – 2 ngày mổ nội soi
- Hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật
- Bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng và di chuyển sau 7 ngày phẫu thuật
Nhược điểm của phương pháp mổ nội soi điều trị thoát vị
- Chi phí mổ cao
- Không phải tất cả trường hợp đều có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật nội soi
- Không thể loại bỏ hoàn toàn các mảnh đĩa đệm khi chúng bị vỡ.
Quy trình mổ nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm
- Bệnh nhân được kiểm tra, chẩn đoán xác định trước khi thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa xác định vị trí đĩa đệm thoát vị thông qua hình ảnh MRI/ CT
- Gây tê hoặc gây mê trước khi mổ nội soi
- Bác sĩ rạch từ 2 đến 3 vết rạch nhỏ tại khu vực bị tổn thương
- Sử dụng ống nội soi và các dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh đĩa đệm thoát vị thông qua vết mổ. Ngoài ra kính hiển vi và ống nội soi gắn camera sẽ được sử dụng để quan sát đĩa đệm thoát vị và điều chỉnh phù hợp
- Kết thúc và khâu vết thương.
3. Phẫu thuật bằng laser điều trị thoát vị đĩa đệm
Ngoài mổ hở và mổ nội soi, tại bệnh viện Chợ Rẫy bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật bằng laser để khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được thực hiện với mục đích làm bốc hơi một phẫn dịch nhầy thoát vị. Từ đó làm giảm áp lực lên đĩa đệm và giải nén dây thần kinh.
Chỉ định
Thông thường phẫu thuật bằng laser điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Nhân nhầy thoát vị ở mức độ từ nhẹ đến trung bình
- Đĩa đệm nứt, chưa vỡ hoàn toàn
- Thoát vị dĩa đệm không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa và chùm đuôi ngựa
- Chỉ 1 hoặc 2 đĩa đệm bị thoát vị
- Thoát vị đĩa đệm không do chấn thương.
Ưu điểm
- Ít xâm lấn, không để lại sẹo lớn
- Không cần phải nằm viện sau phẫu thuật
- Có thời gian phục hồi ngắn
- Ít gây đau và chảy máu
- Có thể vận động và đi lại nhẹ nhàng sau vài ngày điều trị
- Ít bị nhiễm trùng sau phẫu thuật
- So với các phương pháp xâm lấn khác, phẫu thuật bằng laser có mức độ an toàn cao hơn.
- Phẫu thuật bằng laser chỉ tác động vào đĩa đệm và nhân nhầy, không tác động vào cấu trúc cột sống cũng như những mô mềm xung quanh.
Nhược điểm
- Chi phí phẫu thuật cao
- Chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, không có biến chứng, không bị vỡ đĩa đệm, nhân nhầy không chèn ép vào tủy sống
- Người bệnh có nguy cơ bị áp xe cạnh mạnh cứng trong quá trình phục hồi sau phẫu.
Quy trình phẫu thuật bằng laser chữa thoát vị đĩa đệm
- Bệnh nhân được yêu cầu kiểm tra, chẩn đoán xác định trước khi thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa xác định vị trí đĩa đệm thoát vị thông qua hình ảnh MRI/ CT
- Bác sĩ dùng dao mổ rạch một vết nhỏ trên lưng
- Sử dụng thiết bị chiếu tia laser để làm bốc hơi đĩa đệm thoát vị
- Kết thúc và may vết thương.
Quy trình thăm khám và chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy
Để thuận lợi hơn trong việc di chuyển và thăm khám, rút ngắn thời gian và công sức, người bệnh nên tham khảo quy trình thăm khám và chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy trước khi đến bệnh viện.
1. Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế
- Bước 1: Đến bệnh viện Chợ Rẫy, gửi xe và di chuyển vào trong
- Bước 2: Đến quầy tiếp nhận bệnh nhân, mua sổ đăng ký khám bệnh
- Bước 3: Nộp sổ cùng với bảo hiểm y tế và chứng minh nhân dân (khi được yêu cầu) để đăng ký khám bệnh và nhận số thứ tự khám bệnh
- Bước 4: Di chuyển đến phòng khám chuyên khoa, đợi đến lượt
- Bước 5: Vào phòng khám chuyên khoa, trao đổi thông tin và khám bệnh cùng với bác sĩ
- Nếu không có chỉ định cận lâm sàng: Nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ, thanh toán tiền thuốc (nếu có chi phí chênh lệch), nhận thuốc và ra về
- Nếu có chỉ định cận lâm sàng: Tiếp tục di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh
- Bước 6: Đóng chi phí chênh lệch tại quầy thu nhân cận lâm sàng (nếu có)
- Bước 7: Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT…
- Bước 8: Nhận kết quả cận lâm sàng và trở lại phòng khám ban đầu
- Bước 9: Trao đổi thông tin và nhận đánh giá từ bác sĩ
- Nếu không có chỉ định nhập viện: Nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ, thanh toán tiền thuốc (nếu có chi phí chênh lệch), nhận thuốc và ra về
- Nếu có chỉ định nhập viện và phẫu thuật điều trị: Bệnh nhân di chuyển đến khu tiếp nhận bệnh nhân điều trị nội trú, làm thủ tục nhập viện
- Bước 10: Thực hiện thêm một số kỹ thuật đánh giá tình trạng sức khỏe, bác sĩ tư vấn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thích hợp và định ngày thực hiện
- Bước 11: Đóng chi phí (phần chi phí chênh lệch không được bảo hiểm chi trả) và phẫu thuật
- Bước 12: Sau phẫu thuật, bệnh nhân xuất viện và tái khám theo định kỳ.
2. Đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
- Bước 1: Đến bệnh viện Chợ Rẫy, gửi xe và di chuyển vào trong
- Bước 2: Đến quầy tiếp nhận bệnh nhân, mua sổ và đăng ký khám bệnh và nhận số thứ tự khám bệnh
- Bước 3: Thanh toán chi phí khám bệnh tại quầy thu tiền
- Bước 4: Di chuyển đến phòng khám chuyên khoa, đợi đến lượt
- Bước 5: Vào phòng khám chuyên khoa, trao đổi thông tin và khám bệnh cùng với bác sĩ
- Nếu không có chỉ định cận lâm sàng: Nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ, thanh toán tiền thuốc, nhận thuốc và ra về
- Nếu có chỉ định cận lâm sàng: Tiếp tục di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh
- Bước 6: Đóng chi phí tại quầy thu nhân cận lâm sàng
- Bước 7: Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT…
- Bước 8: Nhận kết quả cận lâm sàng và trở lại phòng khám ban đầu
- Bước 9: Trao đổi thông tin và nhận đánh giá từ bác sĩ
- Nếu không có chỉ định nhập viện: Nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ, thanh toán tiền thuốc, nhận thuốc và ra về
- Nếu có chỉ định nhập viện và phẫu thuật điều trị: Bệnh nhân di chuyển đến khu tiếp nhận bệnh nhân điều trị nội trú, làm thủ tục nhập viện
- Bước 10: Thực hiện thêm một số kỹ thuật đánh giá tình trạng sức khỏe, bác sĩ tư vấn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thích hợp và định ngày thực hiện
- Bước 11: Đóng chi phí và phẫu thuật
- Bước 12: Sau phẫu thuật, bệnh nhân xuất viện và tái khám theo định kỳ.
Chi phí khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố (mục đích thăm khám và điều trị, phương pháp được áp dụng, bảo hiểm y tế…) chi phí khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy của mỗi bệnh nhân không giống nhau. Cụ thể:
1. Chi phí khám tại bệnh viện Chợ Rẫy
Chi phí khám thường
- Bệnh nhân có bảo hiểm y tế nhưng đi khám trái tuyến: 14.000 VNĐ/ lượt.
- Bệnh nhân không có bảo hiểm y tế: 40.000 VNĐ/ lượt.
- Bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới và nằm trong diện bảo hiểm: Không tính phí.
- Bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới và không có bảo hiểm y tế: 20.000 VNĐ/ lượt.
Chi phí khám dịch vụ
- Công khám ban đầu: 125.000 VNĐ/ lượt
- Khám dịch vụ, yêu cầu bác sĩ: 500.000 VNĐ/ lượt
- Khám tổng quát: 1 – 4,5 triệu/ lần.
2. Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm: Có/ không có bảo hiểm y tế, bác sĩ thực hiện, phương pháp phẫu thuật… Tuy nhiên chi phí này có thể dao động trong những khoảng sau:
- Chi phí mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm không có biến chứng: Từ 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ.
- Chi phí mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm có biến chứng hẹp ống sống, nhiễm trùng, thoát vị đĩa đệm đa tầng: Từ 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ/ lần
- Mổ thoát vị đĩa đệm có biến chứng kết hợp nẹp vít ổn định cột sống: 60.000.000 – 70.000.000 VNĐ/ lần
- Chi phí mổ nội soi: Từ 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ/ lần
- Phẫu thuật bằng laser: Từ 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ/ lần
Những điều cần lưu ý khi phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy
Để thuận tiện hơn trong việc thăm khám và điều trị tại bệnh viện Chợ rẫy, mổ thoát vị đĩa đệm an toàn và đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Số bệnh nhân thăm khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy rất đông. Vì thế người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được phát số thứ tự gần nhất.
- Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, bệnh viện bắt đầu phát số thứ tự từ 4h00 – 4h30.
- Nên đăng ký khám bệnh online hoặc gọi điện thoại đặt lịch khám khi cần thiết.
- Tham khảo quy trình khám chữa bệnh và phẫu thuật để tránh tốn nhiều thời gian và công sức.
- Cần thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết trước khi có chỉ định phẫu thuật.
- Phẫu thuật có thể gây một số rủi ro nhất định. Vì thế người bệnh chỉ xem xét phẫu thuật khi lợi ích cao hơn rủi ro, thất bại khi điều trị nội khoa và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Lắng nghe ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.
- Người bệnh cần nằm viện đúng hạn để bác sĩ thuật lợi hơn trong việc theo dõi tình trạng sau phẫu thuật.
- Nên nằm yên và nghỉ ngơi trên giường trong 24 giờ sau phẫu thuật.
- Tập ngồi, đứng dậy, di chuyển nhẹ trong thời gian ngắn kể từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật.
- Chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng cách (thường xuyên vệ sinh vết thương và vệ sinh đúng cách, tắm rửa mỗi ngày…) để hạn chế biến nhiễm trùng, chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh.
- Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết và có hướng dẫn của bác sĩ.
- Tái khám đúng lịch hẹn.
- Cần vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, duy trì khả năng vận động, tăng độ linh hoạt và phòng ngừa teo, yếu cơ sau phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, các chuyên gia sẽ có chương trình vật lý trị liệu phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
- Cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị đau nhiều, chảy máu liên tục hoặc vết thương cơ biểu hiện nhiễm trùng (có mủ, sưng, đỏ, mủ hôi) để được bác sĩ kiểm tra và xử lý.
- Trước và sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tránh căng thẳng và ngủ đủ giấc.
- Không thực hiện các động tác làm ảnh hưởng đến vết mổ. Cụ thể như đột ngột xoay người, cuối người, chạy, uốn cong lưng…
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi. Cụ thể nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thịt, cá, các loại hạt, các loại đậu, uống nhiều nước… để bổ sung đủ lượng canxi, khoáng chất, các hoạt chất kháng viêm và vitamin cho cơ thể. Tránh ăn thịt gà, thịt bò, rau muống, nếp, hải sản… Vì những loại thực phẩm này có thể gây ngứa, làm chậm lành vết thương, vết thương mưng mủ và nhiễm trùng.
Bài viết là thông tin cơ bản về chi phí, lợi ích, phương pháp và quy trình mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh nên đến bệnh viện Chợ Rẫy để được kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh trước khi quyết định phẫu thuật.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!