Mổ Ruột Thừa Xong Bị Đau Lưng Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Mổ ruột thừa xong bị đau lưng có thể là dấu hiệu bình thường khi cơ thể đang hồi phục hoặc liên quan đến các bệnh lý, vấn đề sức khỏe cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

Mổ ruột thừa xong bị đau lưng
Mổ ruột thừa xong bị đau lưng cần được điều trị và kiểm soát phù hợp để đảm bảo quá trình phục hồi toàn diện

Nguyên nhân nào gây mổ ruột thừa xong bị đau lưng?

Mổ ruột thừa là phẫu thuật loại bỏ ruột thừa, một cơ quan hình ống nhỏ nằm ở bụng dưới bên phải. Thủ thuật này có thể được thực hiện thông qua nội soi bằng cách đưa dụng cụ qua các vết rạch rất nhỏ hoặc có thể yêu cầu phẫu thuật mở (cắt ruột thừa hở) với một vết rạch lớn hơn.

Sau khi cắt ruột thừa và phụ thuộc vào loại phẫu thuật, người bệnh có thể gặp nhiều dấu hiệu khác nhau, chẳng hạn như đau trong vết mổ, đầy hơi, chướng bụng hoặc đau lưng. Trong trường hợp mổ ruột thừa xong bị đau lưng, các nguyên nhân chính có thể bao gồm:

1. Rối loạn hệ thần kinh

Theo một số nghiên cứu, cơn đau lưng sau khi mổ ruột thừa có thể xảy ra do thần kinh bị kích thích, tổn thương mô cơ thể, co thắt cơ hoặc kết hợp các nguyên nhân trên. Cơn đau lưng có thể tỏa ra từ cơ gấp hông lan về phía sau, gây khó chịu, tê mỏi hoặc ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như ngồi thẳng, đứng thẳng hoặc đi bộ.

Các nghiên cứu cũng cho biết, các tổn thương da, gân và sẹo sau phẫu thuật có thể gây phá vỡ các kết nối thần kinh. Ngay cả các sẹo phẫu thuật ruột thừa từ nhiều năm trước cũng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, cơ bắp, gây rối loạn thần kinh và đau lưng.

2. Đau bên trong vết mổ

Trong quá trình cắt bỏ ruột thừa nội soi, khí sẽ được bơm vào bụng để cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát các cơ quan nội tạng thông qua máy ảnh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mổ ruột thừa xong bị đau lưng. Cơn đau này có thể kéo dài đến vài ngày sau phẫu thuật cho đến khi khí được loại bỏ ra bên ngoài. Bên cạnh đó, vết rạch cũng có thể bị đau và dẫn đến tình trạng đau lan ra sau lưng.

đau lưng sau khi mổ ruột thừa
Các tổn thương bên trong vết mổ ruột thừa có thể gây đau đớn và khó chịu lan ra sau lưng trong suốt quá trình phục hồi

Trong phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt qua các cơ bụng để đến ruột thừa. Điều này có thể dẫn đến cơn đau tại vết mổ và lan ra sau lưng trong vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể kê một chiếc gối lên bụng khi đứng dậy, ho hoặc hắt hơi, điều này có thể kiểm soát mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

3. Quá trình phục hồi sau khi mổ

Mặc dù điều này có vẻ trái ngược, tuy nhiên mổ ruột thừa xong bị đau lưng có thể tương quan với giai đoạn phục hồi. Sau khi thực hiện thủ thuật cắt ruột thừa hoàn tất, người bệnh sẽ trải qua quá trình hồi phục trong bệnh viện. Bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu sinh tồn bao gồm nhịp tim, huyết áp, nhịp thở ổn định và sư tỉnh táo. Nếu các kết quả bình thường người bệnh sẽ được phép về nhà.

Đối với phẫu thuật nội soi, sự phục hồi sẽ kéo dài trong vòng vài giờ sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa hở, người bệnh có thể mất một vài ngày để phục hồi. Người bệnh sẽ được đề nghị nghỉ tại giường, giữ vết thương khô ráo trong vài ngày.

Quá trình phục hồi có thể kéo dài ít nhất 2 tuần, tùy thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện. Trong quá trình phục hồi, nếu cảm thấy đau lưng, khó chịu, người bệnh có thể dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Ngoài ra, nếu việc đi, đứng thẳng gây đau đớn, người bệnh có thể hơi cúi người khi di chuyển để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương ở bụng.

Mổ ruột thừa xong bị đau lưng có nguy hiểm không?

Sau khi mổ ruột thừa, quá trình hồi phục hồi của mỗi người bệnh là khác nhau, tuy nhiên thường mất 1 – 6 tuần. Trong trường hợp mổ ruột thừa xong bị đau lưng không có dấu hiệu sốt, vết mổ sưng đỏ, chảy dịch, thì tình này được đánh giá là bình thường và không nghiêm trọng. Người bệnh cũng được khuyến khích ngồi dậy và đi lại sớm để cải thiện cơn đau cũng như ngăn ngừa các biến chứng liệt ruột, viêm phổi và giúp người bệnh thoải mái hơn.

Trong trường hợp mổ ruột thừa xong bị đau lưng kèm theo dấu hiệu chướng bụng, táo bón, không thể đại tiện trong một vài ngày, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, tuy nhiên cần nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Mổ ruột thừa 15 ngày vẫn đau bụng
Nếu cơn đau lưng sau khi mổ ruột thừa nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể

Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe ngay khi đau lưng kèm tình trạng:

  • Đau ngực dữ dội
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Bị ngất
  • Cảm thấy khó chịu ở bụng và không thể uống nước
  • Đau bụng, chuột rút bụng hoặc sưng
  • Đau tăng dần xung quanh vị trí rạch sau ngày thứ ba
  • Tiêu chảy nước kéo dài hơn ba ngày
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng nóng hoặc đỏ, vết thương có mủ, đau ở đùi hoặc háng

Phẫu thuật mổ ruột thừa là thủ thuật cấp cứu phổ biến, dễ thực hiện và có tỷ lệ thành công cao. Điều quan trọng là thực hiện các chỉ dẫn chăm sóc, phục hồi của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.

Đau lưng sau khi mổ ruột thừa phải làm sao?

Trong hầu hết các trường hợp mổ ruột thừa xong bị đau lưng không kèm sốt, sưng đỏ, ăn uống bình thường, người bệnh được khuyến cáo nên ngồi dậy, đi bộ, hạn chế nằm nhiều và vận động nhẹ nhàng, phù hợp để kiểm soát cơn đau.

Nếu cần thiết, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ phẫu thuật về các biện pháp kiểm soát cơn đau lưng sau khi cắt ruột thừa. Nếu cơn đau nhẹ, hãy sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như:

  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Aspirin
  • Paracetamol
Sau mổ ruột thừa 1 tháng bị đau bụng
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

Nếu cơn đau vừa và nặng, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị kết hợp các loại thuốc với liều lượng phù hợp để cải thiện cơn đau.

Trong các trường hợp, cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau opioid (thuốc giảm đau gây nghiện). Các loại thuốc được kê đơn phổ biến sau phẫu thuật bao gồm OxyContin, Percocet hoặc Codeine. Opioid là thuốc giảm đau hiệu quả mạnh, tuy nhiên có khả năng gây nghiện cao và chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý các tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Táo bón
  • Buồn ngủ
  • Suy giảm khả năng tư duy
  • Chức năng hô hấp kém
  • Buồn nôn
  • Bí tiểu
  • Nôn mửa

Chỉ sử dụng các loại thuốc kiểm soát tình trạng mổ ruột thừa xong bị đau lưng khi có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi phản ứng của cơ thể và có kế hoạch xử lý, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Thời gian phục hồi sau khi mổ ruột thừa

Mất bao lâu để hồi phục sau phẫu thuật viêm ruột thừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên thông thường có thể mất khoảng 6 tuần để người bệnh quay lại sinh hoạt hàng ngày. Để rút ngắn quá trình phục hồi và hạn chế các tổn thương phát sinh, người bệnh có thể tham khảo các lưu ý như:

1. Phục hồi tại bệnh viện

Phục hồi sau phẫu thuật cắt ruột thừa bắt đầu trong phòng hồi sức sau phẫu thuật. Tại đây người bệnh sẽ được theo dõi trong vài giờ trước khi nhập viện hoặc xuất viện. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ bắt đầu phục hồi tại phòng hồi sức. Một số hoạt động phục hồi tại đây bao gồm:

  • Uống: Người bệnh được phép bổ sung chất lỏng trong vài giờ sau khi phẫu thuật.
  • Ăn uống: Khi đã nạp đầy chất lỏng, người bệnh có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc.
  • Đi bộ: Người bệnh được khuyến khích đứng dậy và đi lại vài giờ sau phẫu thuật nội soi ruột thừa.

Sau khi các mốc phục hồi này đã được đáp ứng, người bệnh sẽ được xuất viện và bắt đầu quá trình phục hồi tại nhà. Nếu bị chướng bụng hoặc đau lưng sau khi mổ ruột thừa, người bệnh có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc uống nước ấm với chanh hoặc trà bạc hà. Nếu không thể đứng dậy, hãy di chuyển chân và thân ngay trên giường để duy trì khả năng vận động linh hoạt và kiểm soát cơn đau lưng.

2. Vận động và tập thể dục

Trong những ngày sau khi mổ ruột thừa, hãy đảm bảo người bệnh đứng dậy và đi lại ít nhất một lần trong ngày. Điều này giúp ngăn ngừa cục máu đông và hỗ trợ kiểm soát tình trạng mổ ruột thừa xong bị đau lưng. Người bệnh nên tăng cường hoạt động dần dần để tăng tính linh hoạt và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh, chẳng hạn như rách vết mổ.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn cho người bệnh biết khi nào có thể thực hiện các hoạt động bình thường sau khi cắt bỏ ruột thừa. Tránh nhấc bất cứ thứ gì nặng hơn 4 kg hoặc tham gia các hoạt động gắng sức ít nhất là trong 3 – 5 ngày đối với phẫu thuật nội soi và 10 – 14 ngày đối với phẫu thuật mở.

Có thể mất đến vài tuần nghỉ ngơi và phục hồi trước khi người bệnh có thể tham gia tập thể dục vất vả hoặc gắng sức. Tránh thúc ép bản thân quá mức, điều này có thể dẫn đến rách vết mổ hoặc tổn thương hệ cơ, xương, khớp.

3. Chăm sóc vết thương

Các vết mổ ruột thừa sẽ đóng băng lại để tránh nhiễm trùng, nước hoặc bụi bẩn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh và chăm sóc vết mổ. Nói chung, người bệnh cần giữ khu vực vết mổ sạch sẽ và khô ráo.

Luôn luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào vết mổ, tránh mặc quần áo chật hoặc vải thô, điều này có thể gây kích ứng vết mổ. Người bệnh có thể tắm vào ngày thứ 2 kể từ ngày phẫu thuật. Tuy nhiên cần tránh ngâm mình trong bồn nước hoặc hồ bơi cho đến 10 ngày sau phẫu thuật hoặc khi các mũi khâu được tháo ra trong lần tái khám.

Việc có một ít nước chảy ra từ vết mổ trong quá trình phục hồi sau mổ ruột thừa là điều bình thường. Tuy nhiên nếu dịch tiết ra đặc, có màu vàng hoặc mùi hôi, hãy liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Mổ ruột thừa xong bị đau lưng thường không nghiêm trọng và là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế ngồi lâu và di chuyển đúng tư thế để ngăn ngừa cơn đau lưng. Người bệnh cũng có thể thực hiện một hoạt động nhẹ nhàng và di chuyển xung quanh một chút trong vài ngày tại thời điểm kiểm tra sức khỏe. Nếu bị đau, khó chịu hoặc có bất cứ câu hỏi nào, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Bị Đau Lưng Không
Quan hệ tình dục nhiều có bị đau lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi khi lâm trận, cả nam và nữ giới đều bị mất nhiều sức. Đặc biệt là muốn thực hiện các tư thế khó thì ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đi Bộ Không
Đau lưng có nên đi bộ, chạy bộ không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các lợi ích và ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau lưng nên chườm nóng hay lạnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản, người bệnh có thể tham khảo và ...
Xem chi tiết
Bà Bầu Đau Lưng Có Nên Đấm Lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người lo ngại rằng ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đạp Xe
Đau lưng có nên đạp xe không và nên đạp xe như thế nào, bao lâu một lần để nâng cao sức khỏe mà không gây tổn thương cột sống? Tham khảo bài viết dưới đây và có kế hoạch ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua