Khớp Háng Nhân Tạo Làm Bằng Gì? Có Bền? Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Khớp háng nhân tạo là một bộ phận giả được sử dụng để thay thế cho khớp háng bị hư hỏng. Bộ phận này có thể được làm từ nhiều vật liệu, có cấu tạo và chức năng gần giống với khớp háng bình thường. Việc sử dụng có thể giúp người bệnh loại bỏ các triệu chứng của bệnh và phục hồi khả năng vận động.

Khớp háng nhân tạo
Khớp háng nhân tạo là bộ phận giả được dùng để thay thế một phần hay toàn bộ khớp háng bị hư hỏng

Khớp háng nhân tạo là gì?

Khớp háng nhân tạo là một bộ phận giả thường gồm hai hoặc nhiều thành phần. Nó được dùng để thay thế một phần hay toàn bộ khớp háng bị hư hỏng của bệnh nhân. Điều này giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động và loại trừ các triệu chứng của bệnh như đau, cứng khớp, khó đi lại…

Thông thường khớp háng nhân tạo sẽ có cấu trúc và chức năng gần giống với khớp háng bình thường. Một thân của khớp nhân tạo phù hợp với xương đùi, đầu của thân được lắp vào một quả bóng và một bộ phận tương tự như cái cốc được lắp vào axetabulum. Điều này giúp tạo ra một bề mặt trượt mượt và chuyển động linh hoạt cho quả bóng.

Bộ phận chế tạo khớp háng nhân tạo đã thay đổi theo thời gian. Chính vì thế mà những phương pháp được ứng dụng trong quá trình xử lý bề mặt của vật liệu cũng có một số thay đổi. Ngày nay, nhiều loại xi măng khác nhau đã được sử dụng để những thành phần phục hình vào xương được giữ cố định. Ngoài ra các vật liệu tạo nên từng phần của khớp nhân tạo cũng được điều chỉnh để mang đến nhiều lợi ích nhất.

Những khớp giả không sử dụng xi măng được dùng để nâng trọng lượng cơ thể và cho phép các tế bào xương phát triển. Một số trường hợp không dùng xi măng có thể được gia cố bằng vít.

Về cơ bản, sự thành công của quá trình thay toàn bộ khớp háng dựa trên việc tạo ra khớp háng nhân tạo (bề mặt chịu trọng lượng nhân tạo), sự ổn định và sự cố định chắc chắn trong xương, độ ma sát giữa những thành phần thấp.

Cấu tạo của khớp háng nhân tạo

Về cấu tạo bình thường, khớp háng là khớp lồi cầu gồm ổ chảo của xương chậu và chỏm xương đùi. Khớp này rất vững chắc, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, cho phép đôi chân chuyển động linh hoạt nhờ chỏm xương đùi di chuyển trong ổ cối.

Khớp nhân tạo sẽ có cấu tạo tương tự như khớp háng bình thường để đảm bảo tính linh hoạt và sự đa dạng của những chuyển động. Chính vì thế một khớp háng nhân tạo sẽ có ba phần dưới đây:

  • Phần chuôi (stem): Phần chuôi là phần được gắn vào ống tủy xương đùi.
  • Phần chỏm (Head): Phần chỏm trong khớp háng nhân tạo được tạo ra để thay thế cho chỏm xương đùi bị tổn thương không phục hồi.
  • Phần Cup: Phần này được sử dụng để thay thế cho ổ cối của xương chậu.

Thông thường, phần chỏm và phần chuôi trong khớp nhân tạo là hai phần riêng biệt. Điều này giúp điều chỉnh độ dài và độ lớn của những thành phần để phù hợp hơn với cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên người ta cũng có thể sử dụng những kiểu thiết kế có phần chuôi và phần chỏm dính liền nhau.

Cấu tạo của khớp háng nhân tạo
Cấu tạo của khớp háng nhân tạo gồm phần chuôi, phần chỏm và phần cup

Chức năng của khớp háng nhân tạo

Khớp háng nhân tạo được sử dụng để thay thế cho khớp háng hư hỏng không phục hồi. Khi sử dụng, khớp này làm trụ giúp nâng đỡ phần trên của cơ thể, chịu lực khi người bệnh ngồi xuống hoặc đi đứng.

Ngoài ra khớp háng nhân tạo giúp phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân, cho phép người chuyển động linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày. Cụ thể như chạy, nhảy, đá… Bên cạnh đó ở những người có chấn thương nặng, khớp háng tổn thương hoặc thoái hóa không thể phục hồi, việc sử dụng khớp nhân tạo sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng đi kèm như đau đớn, sưng, cứng khớp háng…

Khớp háng nhân tạo làm bằng gì?

Mỗi bộ phận của khớp háng nhân tạo có thể được tạo thành từ nhiều vật liệu khác nhau. Cụ thể:

1. Chỏm và hõm khớp háng nhân tạo

Thông thường phần chỏm của khớp háng nhân tạo được làm bằng sứ (ceramic) hoặc kim loại (metal). Đối với phần hõm, nó thường được tạo thành từ nhựa (polyethylene), sứ (ceramic) hoặc kim loại (metal). Đôi khi hõm khớp háng nhân tạo cũng có thể được làm từ nhiều chất liệu khác.

Để tạo ra ổ khớp háng nhân tạo, người ta phối hợp giữa vật liệu tạo thành hõm và chỏm khớp háng theo bốn cách dưới đây:

  • Metal on Polyethylene

Metal on Polyethylene là sự phối hợp giữa hỏm khớp háng làm bằng nhựa và chỏm khớp háng làm bằng kim loại. Sự kết hợp này đã được chứng minh lâm sàng về khả năng ổn định khớp nhân tạo, tăng sự bền vững, cho phép khớp nâng đỡ cơ thể và chuyển động linh hoạt. So với các cách kết hợp khác, khớp không phát ra tiếng kêu khi thực hiện các chuyển động.

Tuy nhiên hõm khớp làm từ Polyetylen thường bị mài mòn nhanh chóng hơn. Do đó một số nơi đã sử dụng Highly Cross-Linked Polyethylene (hõm Polyetylen có liên kết cộng) để khắc phục tình trạng.

  • Metal on Metal

Metal on Metal là khớp háng nhân tạo bằng kim loại. Nó có hỏm và chỏm khớp nhân tạo đều được làm bằng kim loại, cụ thể như Titan hoặc hợp kim Cobalt và Chromium. So với Metal on Polyethylene không có liên kết cộng, Metal on Metal có độ mài mòn thấp hơn.

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, khớp bắt đầu phát ra tiếng kêu khi vận động hoặc ngay cả khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Điều này tạo cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Hơn thế, ở những người sử dụng hõm và chỏm khớp bằng kim loại, một số hạt kim loại nhỏ có thể xuất hiện trong máu, ổ khớp và nội tạng. Do đó Metal on Metal được sử dụng rất ít.

  • Ceramic on Ceramic

Ceramic on Ceramic là khớp nhân tạo bằng sứ. Nó có cả hõm và chỏm khớp được làm bằng sứ. Ceramic on Ceramic được đánh giá cao về mặt chất lượng do hạn chế được sự mài mòn của ổ khớp theo thời gian. Tuy nhiên khớp nhân tạo bằng sứ có giá thành đắt đỏ, phát ra tiếng kêu khi đi lại, có khả năng vỡ hõm hoặc chỏm khớp khi có va chạm.

  • Ceramic on Polyethylene

Ceramic on Polyethylene là sự phối hợp giữa hỏm khớp háng làm bằng Highly Cross-Linked Polyethylene (Polyetylen có liên kết cộng) và chỏm khớp háng làm bằng sứ. So với những sự kết hợp nêu trên, khớp háng nhân tạo này có độ mài mòn thấp nhất, không phát ra tiếng kêu khi vận động hay di chuyển, không xuất hiện các hạt kim loại trong các bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên Ceramic on Polyethylene có giá thành khá cao.

Ceramic on Polyethylene
Ceramic on Polyethylene có độ mài mòn thấp, không phát ra tiếng kêu khi vận động, không có hạt kim loại trong ổ khớp

2. Cán chỏm khớp háng nhân tạo

Cán chỏm gắn vào xương đùi, có nhiệm vụ tăng độ chắc khỏe và tăng khả năng nâng đỡ phần thân trên của cơ thể. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể mà người bệnh có thể được sử dụng cán chỏm liền với cổ chỏm hoặc cán chỏm rời. Mỗi loại sẽ được làm từ những vật liệu khác nhau.

  • Cán chỏm liền với cổ chỏm

Cán chỏm liền với cổ chỏm thường được sử dụng cùng với loại khớp có xi măng. Nó ít được dùng trong thay thế khớp háng vì việc thực hiện kỹ thuật thay khớp rất khó khăn.

  • Cán chỏm rời

Cán chỏm rời có ba loại, bao gồm:

    • Cán chỏm có bề mặt sần: Có cựa và có hạt kim loại trên bề mặt cán.
    • Cán chỏm có tạo rãnh: Trên bề mặt cán có rãnh và có cựa. Cán này được sử dụng để tạo điều kiện cho tế bào xương phát triển sâu vào rãnh.
    • Cán chỏm có phủ HA: Bề mặt cán có phủ một lớp HA để tăng khả năng gắn kết của những tế bào xương với HydroxyApatite. Điều này giúp hạn chế tình trạng lỏng khớp và tăng sự bền vững.

Đối với cán chỏm rời, kỹ thuật thay khớp diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài ra khi sử dụng cán chỏm rời, người bệnh có thể linh hoạt hơn trong việc lựa chọn đường kính chỏm, chiều dài của chỏm… Từ đó giúp khớp háng nhân tạo phù hợp hơn với cơ thể.

3. Cổ chỏm khớp háng nhân tạo

Có hai loại cổ chỏm khớp háng nhân tạo, bao gồm:

  • Loại đơn trục: Không thể điều chỉnh góc nghiêng của cán khi cổ chỏm khớp háng gắn vào xương đùi.
  • Loại hai trục linh động: Có thể điều chỉnh góc nghiêng của cán khi cổ chỏm khớp háng gắn vào xương đùi.
Cổ chỏm khớp háng nhân tạo
Cổ chỏm khớp háng nhân tạo có hai loại gồm loại đơn trục và loại hai trục linh động

Khớp háng nhân tạo có bền không?

Khớp háng nhân tạo có bền không còn phụ thuộc vào chất liệu tạo thành khớp háng và sự thận trọng trong các hoạt động. Một số vật liệu làm khớp nhân tạo có thể hao mòn theo thời gian hoặc nứt/ vỡ khi có va chạm. Ngoài ra tuổi thọ của khớp háng nhân tạo còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Sự tiêu xương và sự hao mòn của khớp theo thời gian
  • Sự hư hỏng tiếp tục của ổ khớp
  • Sự lỏng lẽo của khớp nhân tạo do các mô liên kết giữa xương và khớp nhân tạo gặp vấn đề
  • Gãy xương quanh khớp nhân tạo
  • Nhiễm trùng

Theo kết quả nghiên cứu, 80% khớp háng nhân tạo có tuổi thọ 20 năm nếu được gìn giữ tốt, không phát sinh những vấn đề liên quan.

Khớp háng nhân tạo có giá bao nhiêu?

Khớp háng nhân tạo có giá dao động trong khoảng 30 – 40 triệu đồng. Tùy thuộc vào vật liệu làm khớp mà chi phí có thể tăng hoặc giảm.

Khi nào sử dụng khớp háng nhân tạo?

Thông thường khớp háng nhân tạo sẽ được sử dụng khi:

  • Khớp háng hư hỏng nặng nề, không thể phục hồi
  • Đã trải qua tất các phương pháp khác nhưng đều thất bại
  • Đau khớp háng nghiêm trọng, không thể kiểm soát khiến giấc ngủ và các hoạt động bị ảnh hưởng, khó đứng lên, ngồi xuống
  • Hư toàn bộ phần khớp, bắt buộc phải thay ổ cối của xương chậu và thay chỏm xương đùi
  • Bị cứng khớp, không thể nhấc chân hay đi đứng

Để lựa chọn khớp háng nhân tạo phù hợp, hiểu hơn về quá trình và các điều kiện thay khớp, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khớp nhân tạo được sử dụng khi khớp háng hư hỏng nặng nề, không thể phục hồi
Khớp nhân tạo được sử dụng khi khớp háng hư hỏng nặng nề và không thể phục hồi, đau khớp nghiêm trọng

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến khớp háng nhân tạo (chức năng, cấu tạo, vật liệu…). Khớp này được thiết kế với nhiều vật liệu khác nhau, có cấu trúc và chức năng tương tự như khớp háng bình thường. Tuy nhiên khớp nhân tạo chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết, điều trị thất bại với các phương pháp khác và có chỉ định thay khớp của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Cổ Tay Có Cần Bó Bột Không
Trật khớp cổ tay có cần bó bột không phụ thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện ngay sau khi chấn ...
Xem chi tiết
Rách Sụn Chêm Có Đá Bóng Được Không
Nếu thắc mắc rách sụn chêm có đá bóng được không, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ y học thể thao để được tư vấn phù hợp nhất. ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Có Cần Bó Bột Không
Gãy xương đòn có cần bó bột không hoặc khi nào áp dụng phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như nẹp xương, đeo đai số 8 và phẫu thuật, được quyết định bởi bác sĩ điều trị và mức ...
Xem chi tiết
Trật Chân Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Biết chính xác thông tin trật chân nên chườm nóng hay lạnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi, giúp giảm đau nhức mãn tính và cứng khớp. Việc chườm nóng hay chườm lạnh sẽ liên quan đến nhiều ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua