Khớp Gối Kêu Nhưng Không Đau Có Phải Bệnh? Bác Sĩ Tư Vấn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Khớp gối kêu nhưng không đau có thể là do cấu trúc bình thường của khớp gối hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp, chẳng hạn như thoái hóa khớp gối. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định được nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Khớp gối kêu nhưng không đau
Khớp gối kêu nhưng không đau có thể là dấu hiệu của một số bệnh cơ xương khớp

Khớp gối kêu nhưng không đau có nguy hiểm không?

Đôi khi khớp gối có thể phát ra âm thanh, đặc biệt là khi uốn cong, duỗi thẳng đầu gối hoặc đi bộ lên xuống cầu thang. Âm thanh này thường là kết quả của sự tương tác bất thường giữa không khí, chất lỏng hoặc xương.

Chẳng hạn như khi các bề mặt xương cọ xát vào nhau sẽ dẫn đến các âm thanh lụp cụp hoặc dẫn đến một cảm giác bất thường thoáng qua ở khớp. Ngoài ra, khi không khí thoát ra khỏi khoang khớp cũng có thể dẫn đến các âm thanh lạ ở đầu gối.

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến âm thanh lạ ở đầu gối là do thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, tình trạng này cũng liên quan đến nhiều vấn đề cơ học và vật lý khác nhau.

Trong hầu hết các trường hợp khớp gối kêu nhưng không đau không nguy hiểm và thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trên thực tế, khớp gối phát ra âm thanh là một vấn đề bình thường, có thể xuất hiện ở tất cả mọi người trong một thời điểm nhất định. Do đó, tình trạng này thường được xem là bình thường và không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau xuất hiện sau các chấn thương hoặc kết hợp tình trạng viêm, sưng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Nguyên nhân khiến khớp gối kêu nhưng không đau

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến khớp gối kêu nhưng không đau, chẳng hạn như:

1. Bong bóng khí ở dịch khớp

Khớp gối kêu nhưng không đau, đặc biệt là ở những người sau 40 tuổi có thể liên quan đến việc hình thành các bong bóng khí nhỏ ở dịch khớp. Khi đầu gối uốn cong, một số bong bóng sẽ vỡ ra và tạo ra âm thanh.

Tình trạng này là hoàn toàn bình thường, không gây đau có thể xuất hiện ở tất cả mọi người trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Tình trạng này có thể là dấu hiệu thoái hóa khớp gối hoặc các bệnh viêm khớp khác.

Khớp gối kêu
Khớp gối kêu lạo xạo có thể là dấu hiệu vỡ các bóng khí nhỏ ở đầu gối

2. Cấu trúc khớp gối

Về cơ bản, khớp gối được cấu tạo từ xương, sụn, màng hoạt dịch và dây chằng.

  • Xương: Đầu gối là nơi kết nối xương đùi và xương chày. Ở phía trước đầu gối có một xương nhỏ, lồi, che chắn cho khớp gối, được gọi là xương bánh chè.
  • Sụn khớp: Ở đầu gối có hai sụn khớp lớn nhằm đệm xương chày và xương đùi để giảm ma sát tại vị trí các xương gặp nhau.
  • Chất lỏng hoạt dịch: Đây là một mô liên kết riêng biệt tạo thành đường viền cho các khớp và bao gồm. Chất lỏng hoạt dịch hỗ trợ bôi trơn các khớp và hạn chế ma sát gây tổn thương khớp.
  • Dây chằng: Ở đầu gối có bốn dây chằng, kết nối các xương lại với nhau.

Cơ thể mỗi người có thể khác nhau một chút. Do đó, các mô và thành phần tạo nên khớp gối có thể không giống nhau ở mỗi cá nhân. Ngoài ra, các yếu tố tác động như đặc điểm di truyền, tuổi tác, chấn thương hoặc các vấn đề trong cuộc sống có thể tác động đến cấu trúc ở đầu gối.

Một số người có thể có khớp gối linh hoạt hơn những người khác hoặc xương bánh chè di chuyển tự do hơn. Điều này có thể khiến khớp gối dễ phát ra những âm thanh bất thường hơn những người khác. Điều này là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu người bệnh bị đau hoặc khó chịu ở đầu gối, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Căng dây chằng

Đôi khi các dây chằng ở đầu gối có thể bị căng và vượt ra bên ngoài xương bánh chè. Khi dây chằng quay trở lại vị trí cũ sẽ dẫn đến âm thanh lách cách ở đầu gối.

Điều này là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, dây chằng căng quá mức có thể làm tăng nguy cơ viêm dây chằng, gây đau đớn.

Các nguyên nhân nghiêm trọng khiến khớp gối kêu

Khớp gối kêu nhưng không đau thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong trường hợp, khớp gối kêu kèm theo đau đớn, khó chịu hoặc viêm sưng, điều này có thể liên quan đến một số nguyên nhân y tế cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

Cụ thể các nguyên nhân khác có thể khiến đầu gối kêu bao gồm:

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, dẫn đến ma sát ở các đầu xương và gây ra âm thanh ở đầu gối. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến ở người trên 50 tuổi.

Ở người thoái hóa khớp, căng thẳng cơ học và những thay đổi sinh hóa có thể kết hợp với nhau, dẫn đến phá hủy sụn khớp theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp, đau đớn và khiến khớp gối kêu lục cục.

Thoái hóa khớp gối cần được điều trị y tế và chăm sóc phù hợp để tránh các tổn thương khớp nghiêm trọng. Do đó, người bệnh phát ra các âm thanh lạ ở khớp gối kèm theo đau đớn, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

2. Chấn thương khớp gối

Đôi khi đầu gối kêu lục cục có thể liên quan đến chấn thương, đặc biệt là các chấn thương xung quanh xương bánh chè hoặc các bộ phận khác của khớp gối.

Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi
Một số chấn thương ở khớp gối có thể khiến khớp phát ra âm thanh

Cụ thể, đầu gối kêu có thể liên quan đến một số chấn thương như:

  • Rách sụn chêm thường xảy ra ở những người chơi thể thao, chẳng hạn như chạy bộ hoặc nhảy xa. Vết rách có thể dẫn đến các âm thanh ở đầu gối khi di chuyển hoặc cử động khớp gối.
  • Tổn thương sụn bên dưới xương bánh chè, thường xảy ra sau các hoạt động thể chất quá mức hoặc chấn thương đầu gối. Tình trạng này có thể khiến đầu gối kêu kèm theo một cơn đau âm ỉ ở đầu gối.
  • Hội chứng xương bánh chè thường phổ biến ở người chạy bộ, xảy ra khi người bệnh sử dụng quá nhiều lực ở đầu gối. Tình trạng này có thể dẫn đến tiếng rắc nhẹ ở đầu gối và gây đau đớn.

3. Khớp gối kêu sau phẫu thuật

Theo thống kê có khoảng 18% tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau liên quan đến phẫu thuật điều chỉnh hoặc thay thế toàn bộ khớp gối. Điều này xảy ra khi cơ thể đang thay đổi để phù hợp với khớp gối mới. Do đó, trong trường hợp này, đầu gối kêu không nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu các vấn đề tiến triển hoặc kèm theo đau đớn, người bệnh có thể cần được chăm sóc y tế.

Nguyên nhân phổ biến khác có thể dẫn đến âm thanh ở khớp gối là xơ hóa khớp hoặc phát triển các mô sẹo. Điều này dẫn đến đau đớn và cứng khớp. Tình trạng này cũng có thể xảy ra sau chấn thương đầu gối.

Người bệnh có khớp gối kêu sau phẫu thuật nên đến bệnh viện. Bác sĩ có thể khuyên người bệnh theo dõi đầu gối và hướng dẫn kế hoạch phục hồi chức năng đầu gối phù hợp.

Khớp gối kêu nhưng không đau khi nào nên lo lắng?

Khớp gối kêu nhưng không đau là tình trạng phổ biến và thường không nghiêm trọng, do đó không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu đầu gối kêu lục cục kèm các cơn đau đớn hoặc sưng đầu gối, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

khớp gối kêu lạo xạo có nguy hiểm không
Khớp gối kêu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị y tế

Ngoài ra, đôi khi khớp gối kêu nhưng không đau có thể liên quan đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

  • Là triệu chứng của bệnh viêm xương khớp (OA)
  • Là triệu chứng của bệnh thấp khớp hoặc viêm khớp nhiễm trùng
  • Là dấu hiệu của một số loại chấn thương đầu gối

Do đó, nếu khớp gối kêu kèm các dấu hiệu bệnh lý khác, chẳng hạn như sưng hoặc đau, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng khi khớp gối kêu bao gồm:

  • Da đầu gối đổi màu
  • Đau hoặc tức ngực
  • Mất ý thức hoặc lú lẫn, dù chỉ là trong một vài giây
  • Khó thở
  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Buồn nôn và nôn

Cách xử lý tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau

Tình trạng khớp gối kêu nhưng không đau không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên, tùy thuốc vào các nguyên nhân cụ thể, tình trạng này có thể được cải thiện bằng một số biện pháp như:

  • Tránh chạy xuống đồi hoặc chạy trên các mặt phẳng nghiêng
  • Khi sử dụng xe đạp, giữ lực căng ở bàn đạp thấp
  • Khi nâng tạ, tập trung vào nhóm cơ tứ đầu hoặc cơ gân kheo, sử dụng tạ nhẹ hơn và thực hiện động tác nhiều lần thay vì tập tạ nặng
  • Khi luyện tập thể dục, người tập cần chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể. Nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu, nên ngừng lại và nghỉ ngơi. Ngoài ra, vận động điều độ và căng cơ bắp trước khi luyện tập để tránh gây căng thẳng lên các cơ.
khớp gối kêu lạo xạo phải làm sao
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức mạnh ở khớp gối

Trong trường hợp khớp gối kêu kèm theo các cơn đau hoặc khó chịu, người bệnh có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

Nếu được chẩn đoán viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Kiểm soát cân nặng
  • Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc thái cực quyền
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid
  • Sử dụng thuốc theo toa, bao gồm thuốc tiêm steroid vào khớp
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm viêm
  • Vật lý trị liệu và các bài tập tăng cường hỗ trợ khớp hoặc tăng phạm vi chuyển động
  • Các kỹ thuật thư giãn và tăng cường chất lượng giấc ngủ
  • Phẫu thuật thay thế khớp nếu các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị

Phòng ngừa khớp gối kêu nhưng không đau

Đề hạn chế tình trạng phát ra âm thanh ở khớp gối, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu. Đây là các cơ ở mặt trước của đùi và nhằm hỗ trợ các hoạt động bình thường của khớp gối. Tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu có thể giảm tải trọng lên xương chậu, giảm nguy cơ mài mòn sụn và ngăn ngừa âm thanh ở khớp gối.

Ngoài ra, một số cách bảo vệ đầu gối khác bao gồm:

  • Đi giày phù hợp
  • Khởi động trước khi tập thể dục và kéo giãn các cơ sau khi luyện tập
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để giảm căng thẳng cho đầu gối
  • Thường xuyên đi bộ và bơi lội cũng có thể tăng cường sức mạnh ở cơ bắp chân và phục hồi chức năng ở đầu gối.

Khớp gối kêu nhưng không đau thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng và hầu hết các trường hợp người bệnh không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đau hoặc kèm các dấu hiệu bệnh lý khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý là những cách tốt nhất để duy trì sức khỏe ở đầu gối và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai. Tăng cường sức khỏe ở đầu gối có thể hỗ trợ ngăn ngừa các tổn thương khớp gối và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Trao đổi với bác sĩ nếu cần được tư vấn hoặc khi có bất cứ thắc mắc nào có liên quan.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua