Khớp Cùng Chậu Là Khớp Gì? Các Vấn Đề Thường Gặp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Khớp cùng chậu là một trong những khớp khỏe mạnh nhất trong cơ thể, giúp nâng đỡ phần thân trên và hỗ trợ các chuyển động linh hoạt của hông, háng. Mặc dù rất khỏe và chắc chắn, tuy nhiên khớp này cũng có thể bị chấn thương hoặc viêm. Do đó, nắm rõ cấu trúc của khớp là cách tốt nhất để tránh các tổn thương và bảo vệ khớp.

Khớp cùng chậu là khớp gì?

Khớp cùng chậu là khớp nối cột sốngxương chậu thông qua các dây chằng. Đây là một khớp chắc chắn, khỏe mạnh, có thể nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của phần thân trên cơ thể và hỗ trợ phần thân dưới. Mỗi cơ thể người đều có hai khớp cùng chậu, một ở bên phải và một ở bên trái, tuy nhiên các khớp này không không giống nhau ở mỗi người.

Khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu là khớp nối cột sống và xương chậu, chịu trách nhiệm nâng đỡ cơ thể

Các khớp khỏe mạnh này có hình chữ C hoặc chữ L và có phạm vi cử động tương đối nhỏ (khoảng 2 – 18 độ) được hình thành ở giữa bề mặt đáy cột sống và xương chậu. Các bề mặt khớp được bao phủ bởi hai loại sụn khác nhau, ở xương cùng là sụn ​​Hyaline (loại sụn màu trắng đục) và bề mặt chậu là sụn sợi (dạng sụn cứng, không có tính linh hoạt).

Tính ổn định của khớp thường được duy trì thông qua sự kết hợp của cấu trúc xương và các dây chằng bên trong. Các khoảng trống giữa hai đầu xương (joint space) thường rơi vào khoảng 0.5 – 4 mm.

Cấu trúc và đặc điểm của khớp có thể thay đổi theo thời gian. Khi cơ thể già đi, các bề mặt khớp sẽ mất đi độ bằng phẳng, phát triển một rãnh dọc theo bề mặt xương chậu và một chỗ lõm theo bề mặt xương cùng. Các rãnh và chỗ lõm tương ứng với các dây chằng chắc chắn, khỏe mạnh và làm tăng sự ổn định của khớp cùng chậu. Do đó, các khớp cùng xương chậu cực kỳ khỏe mạnh và hiếm khi bị trật.

Giải phẫu cấu trúc khớp cùng chậu

1. Đặc điểm chung

Khớp cùng chậu là khớp hoạt dịch hai bên, được bao quanh bởi một bao xơ có chứa đầy dịch khớp. Khớp này có cấu trúc khác với các khớp hoạt dịch khác, bởi vì được bao bọc bởi hai loại sụn khác nhau là sụn hyaline và sụn sợi.

Giải phẫu khớp cùng chậu
Các khớp hoạt dịch này được bao bọc bởi hai loại sụn khác nhau

Mỗi khớp cùng chậu đều nằm sâu ở bên trong khung xương chậu và được bảo vệ bởi các dây chằng cực kỳ khỏe mạnh. Mặt khớp kéo dài từ đoạn cột sống S1 đến giữa đoạn cột sống S3. Vị trí này có thể thay đổi một chút, tùy theo từng cá nhân, bắt đầu ở phía trên đoạn cột sống S1 (gần L5-S1 hoặc khớp cùng bên ) và kết thúc về phía trên cùng của đoạn cột sống S3.

Khi quan sát từ phía trước, khớp được sắp xếp theo kiểu song song ở hai bên cột sống dưới.

Nếu việc ấn lên khớp cùng xương chậu từ phía sau lưng gây đau, có thể là dấu hiệu khớp bị viêm hoặc hoạt động không bình thường.

2. Dây chằng

Các cấu trúc xương đặc biệt là phức tạp của khớp cùng chậu được kết nối với nhau bằng một hệ thống dây chằng rộng lớn. Cấu trúc dây chằng chắc chắn giúp ổn định khớp cùng chậu, nâng đỡ cơ thể và thực hiện các hoạt động liên quan.

Lệch khớp cùng chậu
Hệ thống các dây chằng chịu trách nhiệm ổn định khớp và nâng đỡ cơ thể

Các dây chằng phổ biến ở khớp bao gồm:

  • Dây chằng cùng chậu trước (Anterior Sacroiliac): Dây chằng này bao phủ toàn bộ mặt trước của khớp cùng chậu, tương đối mỏng và rất dễ bị tổn thương.
  • Dây chằng gian cốt cùng chậu (Interosseous sacroiliac): Đây là một trong những dây chằng khỏe nhất trong số các dây chằng của cơ thể, có thể chịu được một lực tác động lớn, hỗ trợ ổn định thân và các chuyển động ở thân dưới của cơ thể. Dây chằng Interosseous có nhiều lớp, có thể hỗ trợ ngăn chặn các chuyển động bất lợi của khớp về phía sau.
  • Dây chằng cùng chậu sau (Posterior (Dorsal) Sacroiliac): Dây chằng này chạy dọc theo khớp xương cùng, kết nối mặt sau của khớp xương hông với khớp xương cùng và mang lại sự ổn định đáng kể cho khớp. Dây chằng cùng chậu sau góp phần chịu sức căng trong quá trình truyền lực từ chân đến cơ thể và ngược lại.
  • Dây chằng Sacrospinos và dây chằng cùng – gai hông: (Sacrotuberous): bao gồm ba dải sợi dây chằng lớn được kết hợp với nhau, để hỗ trợ ổn định và ngăn xương cùng di chuyển về phía sau khi chịu trọng lượng. Ngoài ra, hai dây chằng này cùng tạo ra các hố thần kinh tọa. Dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, dây thần kinh tọa, sẽ đi qua các hố thần kinh và chạy dọc xuống chân.

3. Dây thần kinh

Khớp cùng chậu được bao bọc bởi dây thần kinh bụng L4 và L5, dây thần kinh mông trên và dây thần kinh đốt sống lưng L5-S2.

Mặc dù nguồn cung cấp dây thần kinh cho các khớp chậu khác nhau ở mỗi cá nhân và sự phát triển bên trong cơ thể. Tuy nhiên hầu hết các dây thần kinh bắt nguồn từ đốt sống lưng xương cùng.

4. Cơ bắp

Về mặt giải phẫu, có tổng cộng 40 nhóm cơ bắp gắn với khớp cùng chậu, thực hiện nhiệm vụ cung cấp sự ổn định cho khớp. Các cơ này không hỗ trợ các chuyển động cụ thể, hầu hết các chuyển động được thực hiện bởi dây chằng.

Hình ảnh viêm khớp cùng chậu
Có hơn 40 nhóm cơ bắp ở khớp cùng chậu chịu trách nhiệm ổn định khớp

Các nhóm cơ chính bao gồm:

  • Các cơ ở lưng, chẳng hạn như cơ dựng cột sống, cơ tứ đầu đùi;
  • Cơ hông, chẳng hạn như cơ thắt lưng – chậu;
  • Cơ lõi, chẳng hạn như cơ thẳng bụng;
  • Cơ đùi, chẳng hạn như các nhóm cơ dài bắt đầu từ nhóm gân kheo.

Đôi khi các cơ này có thể bị căng do hoạt động không đầy đủ, chẳng hạn như lối sống ít vận động, sẽ khiến các cơ trở nên ngắn hơn. Điều này có thể gây căng xung quang khớp cùng chậu, khiến khớp trở nên cứng, hạn chế các hoạt động hoặc khiến khớp trở nên kém linh hoạt hơn.

5. Hệ thống cung cấp máu cho khớp cùng chậu

Có một mạng lưới động mạch phong phú cung cấp máu cho khớp cùng chậu qua các nhánh lớn và nhánh nhỏ dọc theo mặt trước và mặt sau của khớp.

Phần sau của khớp được cung cấp máu bởi động mạch xương cùng giữa và động mạch xương cùng bên. Cả hai động mạch này đều phát sinh từ động mạch chậu trong, thường được tìm thấy ở cột sống L5-S2. Các động mạch này nối với nhánh nông của động mạch mông trên.

Phần trên của khớp được cung cấp bởi động mạch thắt lưng, bắt nguồn từ mạch chậu trong hoặc động mạch chậu chung.

Chức năng của khớp cùng chậu

Tương tự như hầu hết các khớp ở chi dưới, một trong những chức năng chính của khớp cùng chậu là hấp thụ sốc (tùy thuộc vào dạng chuyển động) cho cột sống. Khớp cũng có thể “tự khóa” để giúp ổn định trong giai đoạn bước đi. Cụ thể, khớp sẽ đóng ở một bên xương chậu khi trọng lượng được truyền từ chân này sang chân kia và qua khung xương chậu, trọng lượng cơ thể được truyền từ xương cùng sang xương hông.

Viêm khớp cùng chậu khi mang thai
Khớp cùng chậu chịu trách nhiệm kiểm soát và phân phối lực vào chân để hỗ trợ chuyển động của cơ thể

Một số chức năng chính bao gồm:

  • Kiểm soát và phân phối lực từ trên cơ thể vào chân;
  • Hoạt động như một bộ phận giảm chất cho cột sống và kiểm soát lực truyền từ phần dưới cơ thể đến cột sống;
  • Cho phép đi lại, cử động cột sống và đùi, thay đổi tư thế hoặc vị trí, chẳng hạn như từ đứng sang ngồi, nằm sang ngồi, đứng;
  • Hỗ trợ trọng lượng của phần trên cơ thể;
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mang thai, sinh con ở phụ nữ bằng cách mở rộng và trở nên linh hoạt hơn.

Hệ thống thần kinh kết nối với khớp cũng góp phần truyền tín hiệu đau từ bên trong khớp và các dây chằng xung quanh khớp. Các dây thần kinh cũng cung cấp cảm giác về vị trí cũng như hỗ trợ sự thăng bằng của cơ thể.

Các vấn đề thường gặp ở khớp cùng chậu

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu là thuật ngữ chung dùng để chỉ chức năng cơ học bất thường ở khớp cùng chậu.

Một số dấu hiệu nhận biết rối loạn khớp bao gồm:

  • Dẫn đến đau thắt lưng âm ỉ ở một bên;
  • Xuất hiện các cơn đau nhẹ đến vừa phải ở vùng lõm hoặc phía sau gai chậu trên;
  • Cơn đau thường xảy ra ở một bên hông, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên;
  • Gây tê buốt và khó thực hiện một số hoạt động như nâng đầu gối về phía ngực hoặc leo cầu thang;
  • Trong các trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể chuyển sang hông, háng và đau khi lan đến chân, nhưng ít khi lan đến hai đầu gối;
  • Dẫn đến đau thần kinh tọa;
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục.

1. Chấn thương

Việc tăng cường hoạt động hoặc vận động ở khớp cùng chậu có thể dẫn đến chấn thương các dây chằng hỗ trợ. Điều này thường xảy ra va đập mạnh như tai nạn xe cơ giới, té ngã hoặc chấn thương lặp đi lặp lại như nâng tạ, chơi thể thao, gãy xương do căng thẳng, áp lực lên các khớp.

2. Hypermobility

Hypermobility còn được gọi là Hội chứng người dẻo, là một tình trạng có thể di truyền, xảy ra khi các dây chằng bị mất chức năng ở nhiều khớp. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào trên cơ thể, bao gồm khớp cùng chậu. Bên cạnh nguyên nhân di truyền, hội chứng Marfan và hội chứng Ehlers-Danlos được xem là nguyên nhân dẫn đến Hội chứng người dẻo.

Hội chứng người dẻo
Hội chứng người dẻo có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến tính linh hoạt của khớp

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể dẫn đến việc tổn thương các dây chằng và tăng nguy cơ phát triển hội chứng người dẻo. Các dây thần kinh ở khớp cùng và xương hông có thể bị thả lỏng trong quá trình sinh nở, các dây chằng cũng có thể bị kéo căng do tăng co thắt ở lưng. Do đó, tình trạng đau xương chậu hoặc đau khớp háng khi mang thai rất phổ biến.

Hầu hết các trường hợp hợp đau khớp xương cùng do mang thai có thể được cải thiện sau khi sinh con và các dây chằng được trở về vị trí sinh lý bình thường.

3. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cùng chậu có thể xảy ra khi cơ thể lão hóa. Các nguy cơ khác bao gồm chấn thương trong quá khứ, viêm xương khớp hoặc các bệnh lý liên quan. Những rối loạn hoặc cấu trúc bất thường cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp có thể dẫn đến thay đổi dáng đi, dị tật cột sống hoặc chênh lệch về chiều dài chân, điều này có thể dẫn đến đau đớn khi di chuyển và gây mất thẩm mỹ.

4. Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm ở một hoặc ở cả hai bên khớp. Tình trạng này là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thắt lưng, đau lưng dưới hoặc đau ở mông và đùi. Tuy nhiên tình trạng này thường khó chẩn đoán, do có nhiều tình trạng khác cũng gây đau đớn ở vị trí này.

Điều trị viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thắt lưng, mông và đùi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến viêm khớp, chẳng hạn như:

  • Viêm xương khớp do hao mòn hoặc tổn thương các dây chằng;
  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Viêm khớp vẩy nến;
  • Chấn thương do té ngã, tai nạn xe cơ giới, chấn thương thể thao;
  • Mang thai;
  • Nhiễm trùng, tuy nhiên tình trạng này thường hiếm gặp.

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng tương đối phổ biến, chiếm khoảng 10 – 25% các trường hợp đau thắt lưng. Hầu hết các trường hợp này được điều trị bằng các biện pháp vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khớp cùng chậu là một trong những khớp khỏe mạnh để điều chỉnh lực nâng đỡ phần trên của cơ thể. Khớp này sẽ có nhiều thay đổi trong suốt cuộc đời, những thay đổi thường tăng lên trong những năm 30 hoặc 40 tuổi và chức năng khớp ở những người 60 tuổi bị hạn chế đáng kể. Ở những người từ 80 tuổi, khớp gần như bị thoái hóa hoàn toàn, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và thiếu sự linh hoạt.

Theo ước tính, có khoảng 10 – 25% các trường hợp đau thắt lưng liên quan đến các rối loạn khớp cùng chậu. Các tình trạng này cần được điều trị và quản lý phù hợp để duy trì chức năng vận động. Do đó, nếu thường xuyên bị đau thắt lưng, mông hoặc đùi, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua