Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Đau Thần Kinh Tọa Mau Khỏi Bệnh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa được xây dựng để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị tổn thương. Các thay đổi này cũng có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát cũng như hạn chế các rủi ro biến chứng phát sinh.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng

Đau thần kinh tọa bao lâu thì khỏi?

Đau thần kinh tọa xảy ra khi kích thích, viêm, chèn ép gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều dây thần kinh đi xuống lưng dưới và chân. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và hầu hết các triệu chứng sẽ tự khỏi theo thời gian tự chăm sóc. Tuy nhiên đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và cần được phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Đau thần kinh tọa có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Một đợt đau thần kinh tọa cấp tính có thể kéo dài từ một đến hai tuần và sẽ khỏi sau vài tuần. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là tê kéo dài một lúc sau khi cơn đau đã dịu đi. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị đau thần kinh tọa tái phát nhiều lần trong một năm.

Nếu không được điều trị, đau thần kinh tọa cấp tính có thể biến thành mãn tính. Điều này có nghĩa là cơn đau xuất hiện thường xuyên, kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù cơn đau thường không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị, tuy nhiên đau thần kinh tọa mãn tính thường ít nghiêm trọng hơn so với dạng cấp tính.

Trong hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa được chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày, sau đó quay lại vận động nhẹ nhàng. Ngoài việc điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa để thúc đẩy quá trình chữa lành cũng như ngăn ngừa các biến chứng.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa mau nhanh khỏi

Bất kể nguyên nhân, có khoảng 90% người đau thần kinh tọa sẽ khỏi bệnh mà không cần điều trị y tế hoặc phẫu thuật, và hầu hết các trường hợp sẽ khỏi sau vài tuần. Người bệnh có thể bắt đầu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa tại nhà, đặc biệt là khi các triệu chứng không nghiêm trọng hoặc khi xác định nguyên nhân gây đau là do chấn thương hoặc mang thai.

Ngay cả khi không xác định được nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, việc thực hiện các kế hoạch điều trị, chăm sóc tại nhà cũng mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

1. Kiểm soát cơn đau

Trong hầu hết các trường hợp, chứng đau thần kinh tọa đáp ứng tốt các kế hoạch tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Để kiểm soát cơn đau ban đầu, người bệnh có thể tham khảo các kế hoạch như:

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau lưng
Chườm nóng có thể kiểm soát cơn đau thần kinh tọa và giúp người bệnh quay lại hoạt động thể chất
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh đau thần kinh tọa có thể dành thời gian nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày khi cơn đau bùng phát. Tuy nhiên không nghỉ ngơi nhiều hơn 2 ngày, điều này có thể khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm đau và sưng trong vài ngày đầu hoặc sau khi cơn đau đã xuất hiện. Người bệnh có thể sử dụng túi đá lạnh, gel lạnh thương mại hoặc chai nước đông lạnh, quấn trong một chiếc khăn mỏng và chườm lên da 20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày.
  • Chườm nóng: Sau vài ngày chườm lạnh, người bệnh có thể chuyển sang chườm nóng hoặc chườm ấm. Chườm ấm trong 20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày để giảm đau. Nếu cơn đau vẫn còn, hãy thử xen kẽ chườm nóng và chườm lạnh xen kẽ để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Thuốc không kê toa: Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau, chống viêm.
  • Xoa bóp: Xoa bóp, massage lên vùng cột sống thắt lưng có thể góp phần hạn chế áp lực lên các dây thần kinh, tăng cường lưu lượng máu lưu thông và phục hồi các mô thần kinh bị tổn thương. Xoa bóp nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương rễ thần kinh cũng như góp phần kiểm soát các triệu chứng tê bì chân tay.

2. Duy trì vận động

Duy trì chuyển động là một trong những cách tốt nhất để giảm đau, chống viêm trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa. Nhiều người bệnh có xu hướng nghỉ ngơi trên giường hoặc dựa lưng vào một chiếc gối êm ái để tránh cơn dau, tuy nhiên điều này không mang lại hiệu quả.

Người bệnh có thể nghỉ ngơi trong vài ngày đầu đau thần kinh tọa, tuy nhiên việc nằm nhiều sẽ khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể duy trì vận động và hoạt động thể chất, điều này có thể mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ cột sống
  • Cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động
  • Tăng cường lưu thông máu đến các vùng của cơ thể, bao gồm cả các vùng bị thương, từ đó tăng tốc độ chữa lành
  • Giảm cảm giác đau đớn, khó chịu

Nếu bị đau thần kinh tọa, người bệnh nên di chuyển càng nhiều càng tốt khi có thể. Nếu việc đi lại và di chuyển gây đau đớn hoặc khi không thể di chuyển, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để xác định nguyên nhân.

Khi cơn đau được kiểm soát, người bệnh cần tiếp tục di chuyển để ngăn ngừa đau thần kinh tọa tái phát. Việc ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến đau thần kinh tọa cũng như gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, chẳng hạn như yoga, bơi lội, đi bộ hoặc đi xe đạp, để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo, hoạt động thể chất đều đặn là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng đau thần kinh tọa cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên cũng giúp kiểm soát cân nặng khỏe mạnh. Điều này góp phần ngăn ngừa chèn ép các dây thần kinh và tránh các tổn thương phát sinh.

3. Thay đổi tư thế

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa, việc thay đổi tư thế và hoạt động hàng ngày đóng vai trò quan trọng. Điều này giúp kiểm soát cơn đau thần kinh tọa bằng cách giảm áp lực lên các dây thần kinh và mô mềm ở thắt lưng. Kế hoạch thay đổi tư thế cũng có thể ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Tư thế tốt tạo ra sự cân bằng bình thường, làm giảm căng thẳng trong cơ thể. Đôi khi đau thần kinh tọa có thể xảy ra khi sử dụng sai tư thế trong thời gian dài. Duy trì tư thế tốt một cách nhất quán có thể giúp ngăn ngừa kích thích các dây thần kinh hông, giảm căng cơ và cải thiện chức năng của phần dưới cơ thể. Có một số kỹ thuật tư thế tốt cho người đau thần kinh tọa như:

Tư the nằm cho người đau thần kinh tọa
Duy trì hoạt động đúng kỹ thuật để ngăn ngừa các áp lực lên dây thần kinh tọa
  • Đứng: Điều quan trọng là khi đứng là phân bổ đều trọng lượng giữa hai chân, hai bàn chân cách nhau bằng hông, đầu gối cần đặt thoải mái để tránh gây đau, áp lực lên cơ đùi cũng như tránh tình trạng khóa đầu gối. Khi đứng, cột sống phải cong tự nhiên và đầu giữ thẳng, tránh cúi hoặc ngẩng cao đầu quá mức.
  • Đi dạo: Đi bộ thường xuyên được khuyến khích để giảm đau thần kinh tọa. Điều quan trọng khi đi bộ là tiếp đất bằng gót chân sau đó lăn qua bàn chân và các ngón chân để đẩy cơ thể về phía trước. Quá trình này giúp toàn bộ trọng lượng cơ thể được phân bố đều qua toàn bộ bàn chân. Với mỗi bước chân, cột sống phải cong tự nhiên và đạt động tác xoa nhẹ nhàng bằng cách đánh tay về phía trước. Khi đi bộ hai vai cần thả lỏng và đầu cân bằng trên cột sống.
  • Uốn và nâng: Kỹ thuật nâng phù hợp có thể ngăn ngừa chấn thương cơ, khớp hoặc đĩa đệm ở thắt lưng, từ đó kiểm soát các triệu chứng đau thần kinh tọa. Khi nhấc một vật lên khỏi mặt đất, nên ngồi xổm xuống trước vật bằng cách uốn cong đầu gối và không cong lưng. Vật cần nâng phải giữ gần ngực sau đó duỗi đầu gối để đứng lên. Điều quan trọng là hít vào và thở ra đều đặn trong suốt quá trình. Thực hiện kỹ thuật nâng phù hợp có thể ngăn ngừa các chấn thương cơ, khớp, đĩa đệm, phòng ngừa đau thần kinh tọa.
  • Ngồi: Để giảm thiểu căng thẳng cho dây thần kinh tọa khi ngồi, người bệnh nên ngồi thẳng với vai cuộn ra phía sau và xương bả vai hướng xuống phía dưới, hai chân cách nhau bằng hông và bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà. Cột sống phải tuân theo đường cong tự nhiên và có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt phía sau thắt lưng để hỗ trợ lưng dưới.
  • Nằm ngủ: Tư thế ngủ đúng có thể ngăn ngừa cong vẹo cột sống, chèn ép xương chậu và ngăn ngừa đau thần kinh tọa. Nếu ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối. Khi nằm ngửa, hãy đặt một chiếc gối ở dưới đầu gối để giảm áp lực lên thắt lưng.

4. Thay đổi phong cách sống

Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa đạt hiệu quả tốt nhất người bệnh cần chú ý về phong cách sinh hoạt.

Có một số điều người bệnh có thể thực hiện để ngăn ngừa cơn đau thần kinh tọa tái phát trong tương lai, chẳng hạn như:

  • Không hút thuốc lá và tránh khỏi nơi có khói thuốc lá, điều này có thể nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa nguy cơ chèn ép dây thần kinh và nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích có thể góp phần giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.
  • Ngủ đủ giấc và chất lượng sẽ giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.
  • Thực hiện các kỹ thuật thư giãn, giảm stress, căng thẳng có thể góp phần điều chỉnh áp lực lên dây thần kinh tọa.

5. Chế độ ăn uống phù hợp

Có một số loại thực phẩm tốt cho người đau thần kinh tọa và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp cải thiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như tăng cường chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và sức khỏe nói chung.

Điều trị đau thần kinh tọa
Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp chống viêm và kiểm soát cơn đau thần kinh tọa

Có một số loại thực phẩm giúp kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, chẳng hạn như:

  • Cà chua: Cà chua có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp chống viêm và kiểm soát cơn đau thần kinh tọa.
  • Rau lá xanh: Như cải xoăn, bông cải xanh, rau mầm, có thể giúp phục hồi sức khỏe tế bào, chống lại cơn đau thần kinh tọa. Các loại rau này cũng giúp điều chỉnh cân nặng, ngăn ngừa tiểu đường và giảm áp lực lên hệ thống thần kinh.
  • Các loại hạt: Như hạnh nhân, hạt điều, có chứa nhiều dưỡng chất quý, hỗ trợ  kiểm soát các triệu chứng đau thần kinh tọa hiệu quả. Các loại hạt cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Dầu ô liu nguyên chất: Dầu ô liu có tác dụng chống viêm mạnh, thúc đẩy quá trình chữa lành và ngăn ngừa các biến chứng do đau thần kinh tọa.
  • Cá có dầu: Chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá thu, có thể hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa do hàm lượng omega 3 cao, hỗ trợ chống viêm và giảm đau hiệu quả.
  • Quả việt quất: Có thể giúp chống lại các tế bào viêm và giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.
  • Dứa: Dứa có chứa một loại enzym tiêu hóa giúp phá vỡ các tế bào viêm nhiễm trong cơ thể, từ đó giúp kiểm soát các cơn đau thần kinh.
  • Dầu dừa: Cũng như dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị các triệu chứng đau thần kinh tọa. Sử dụng dầu dừa nguyên chất có chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm đau, giảm cảm giác thèm ăn vào buổi sáng cũng như giúp da đẹp hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm gây viêm, có thể khiến các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế chẳng hạn như:

  • Đường, đồ uống có đường, đồ ngọt, các món tráng miệng, có thể làm tăng đáng kể tình trạng viêm khắp cơ thể và khiến các triệu chứng đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm chiên, rán, chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán ngập dầu. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo và đặc tính gây viêm, do đó có thể khiến cơn đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chất làm ngọt nhân tạo, thường có trong đồ uống có gas, có thể dẫn đến viêm trong cơ thể, tăng cảm giác thèm đường. Điều này có thể gây tăng cân và áp lực lên dây thần kinh tọa.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là điều cần thiết trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa. Chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng phát sinh.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Người bệnh nên gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay nếu:

  • Các triệu chứng không được cải thiện khi tự chăm sóc
  • Cơn đau bùng phát và kéo dài hơn một tuần
  • Cơn đau dữ dội, trở nên nghiêm trọng và không thể kiểm soát

Gọi cho cấp cứu nếu:

  • Yếu bất cứ cơ nào
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang
  • Đau đớn dữ dội khiến người bệnh không thể hoạt động và kéo dài hơn một giờ
  • Đau đớn dữ dội, đột ngột, tê liệt hoặc đau thần kinh tọa sau khi bị ngã, va chạm, tai nạn giao thông hoặc bất cứ sự kiện gây tổn thương nào khác

Có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa phù hợp là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Nếu các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau dữ dội và không đáp ứng kế hoạch tự chăm sóc, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Thần Kinh Tọa Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay lạnh là thắc mắc phổ biến của người bệnh khi xây dựng kế hoạch điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ hay tập thể dục không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi đây đều là những bộ môn lành mạnh, tốt cho sức khỏe tổng thể. Chúng giúp tăng ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Toạ Có Quan Hệ Được Không
Đau thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho các hoạt động tình dục cũng như khiến một số người bệnh lo lắng quan hệ sẽ khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng do có tính lành mạnh và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và xương khớp. Điển hình như tăng cường sức bền và độ ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua