Hội Chứng Sinding-larsen-johansson Và Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson là tình trạng viêm kèm theo cảm giác đau và khó chịu ở phần cuối của xương bánh chè. Hội chứng này thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi và thường xuyên hoạt động thể thao. Ngoài ra bệnh còn dễ xảy ra ở những trẻ em bị bại não. Thông thường các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng cách nghỉ ngơi và sử dụng thuốc.

Hội Chứng Sinding-Larsen-Johansson
Thông tin cơ bản về hội Chứng Sinding-Larsen-Johansson, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson là gì?

Hội Chứng Sinding-Larsen-Johansson thể hiện cho tình trạng viêm sưng tại phần cuối của xương bánh chè do sử dụng khớp quá mức. Hội chứng xảy ra khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu, đau nhức nghiêm trọng ở cực dưới của xương bánh chè. Đồng thời khó đứng dậy, khó ngồi hoặc thực hiện một số hoạt động sinh hoạt khác.

Tương tự như bệnh Osgood – Schlatter, cơn đau do hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi, tăng dần mức độ nghiêm trọng khi di chuyển hoặc hoạt động thể chất.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm đối tượng nào. Tuy nhiên thường gặp hơn ở những trẻ vị thành niên, thường xuyên hoạt động thể thao và trẻ bại não.

Các giai đoạn tiến triển của hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson tiến triển với ba giai đoạn phù hợp với những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Bệnh nhân có cảm giác đau nhói sau khi hoạt động thể chất.
  • Giai đoạn 2: Bệnh nhân có cảm giác đau nhiều trong thời gian thực hiện các hoạt động sinh hoạt. Đau liên tục ngay cả khi đã ngừng hoạt động.
  • Giai đoạn 3: Mức độ đau tăng lên làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Đồng thời hạn chế chức năng khi hoạt động.

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson xảy ra do đâu?

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson xảy ra sau khi căng thẳng trên đĩa tăng trưởng xương bánh chè lặp đi lặp lại nhiều lần. Từ đó khiến một phần dây chằng xương bánh chè bị đứt hoặc căng quá mức dẫn đến viêm gân và đau do lực kéo.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Sinding-Larsen-Johansson gồm:

  • Yếu hoặc căng cơ tứ đầu
  • Chấn thương mạn tính
  • Sử dụng khớp quá mức. Đặc biệt là khi chơi các bộ môn thể thao có cường độ mạnh và lặp đi lặp lại một số động tác, điển hình như chạy hoặc nhảy.
  • Tăng áp lực lên khớp do lao động quá sức
  • Thực hiện những động tác gây căng thẳng cho đầu gối.

Đối tượng nguy cơ của hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Nguy cơ mắc hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường cao hơn ở nhóm đối tượng sau:

  • Vận động viên hoặc thường xuyên hoạt động thể thao
  • Những người có độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi
  • Trẻ em bị bại não.
Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson xảy ra ở những người thường xuyên hoạt động thể thao
Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson xảy ra ở những người thường xuyên hoạt động thể thao, có độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson được đặc trưng bởi tình trạng viêm, sưng khu trú kết hợp với cảm giác đau nhiều ở điểm cực dưới của xương bánh chè.

Đặc điểm đau và một số triệu chứng khác:

  • Trong thời kỳ khởi phát, bệnh nhân có cảm giác đau nhức âm ỉ. Đau quanh xương bánh chè hoặc đau ở mặt trước của đầu gối.
  • Mức độ đau tăng dần theo thời gian, đau nhiều hơn khi đứng dậy, ngồi xuống, di chuyển hoặc hoạt động thể chất.
  • Mức độ đau thường giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.
  • Sưng khu trú tại khớp bị ảnh hưởng.
  • Khả năng vận động bị hạn chế.

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson có nguy hiểm không?

Bệnh nhân có thể dễ dàng kiểm soát các triệu chứng của hội chứng Sinding-Larsen-Johansson bằng cách nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc. Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng, khả năng vận động của bệnh nhân có thể bị hạn chế. Nguy hiểm hơn, người bệnh có khả năng mắc phải một số rủi ro nặng nề khi điều trị không đúng cách hoặc chậm trễ trong quá trình chữa bệnh. Cụ thể:

  • Teo cơ
  • Yếu cơ
  • Chấn thương mạn tính
  • Mất khả năng vận động.

Phương pháp chẩn đoán hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson được chẩn đoán bằng những biện pháp sau:

1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh nhân được kiểm tra triệu chứng lâm sàng và đánh giá phạm vi vận động. Cụ thể:

  • Kiểm tra đặc điểm và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau
  • Kiểm tra biểu hiện sưng khớp và căng cơ/ dây chằng
  • Kiểm tra dáng đi
  • Đánh giá phạm vi hoạt động và khả năng vận của bệnh nhân
  • Kiểm tra khớp với những động tác làm tăng – giảm triệu chứng đau.
Bệnh nhân được kiểm tra triệu chứng lâm sàng và đánh giá phạm vi vận động
Bệnh nhân được kiểm tra triệu chứng lâm sàng và đánh giá phạm vi vận động để chẩn đoán hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật dưới đây sẽ được chỉ định trong thời gian chẩn đoán hội chứng Sinding-Larsen-Johansson:

  • Chụp X-quang đơn thuần: Bệnh nhân được yêu cầu chụp X-quang để tìm kiếm tổn thương, đánh giá những vấn đề ở khớp và xương bánh chè. Cụ thể hình ảnh X-quang đơn thuần sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm, gãy xương, nứt xương hoặc xác định khối u (nếu có). Từ đó giúp chẩn đoán phân biệt. Đối với những trường hợp mắc hội chứng Sinding-Larsen-Johansson, hình ảnh X-quang có thể thể hiện sự thúc đẩy ở cực dưới của xương bánh chè.
  • Chụp X-quang có cản quang: Chất cản quang được tiêm vào cơ thể trước khi chụp X-quang xương khớp. Chất này có tác dụng chặn tia X, giúp lộ rõ các mô mềm (dây chằng, cơ quanh khớp) và mạch máu. Từ đó giúp xác định tình trạng viêm, đứt dây chằng. Đồng thời kiểm tra tổn thương và chẩn đoán xác định hội chứng chụp Sinding-Larsen-Johansson.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nếu tổn thương không được thể hiện rõ trên hình ảnh X-quang, bệnh nhân có thể được yêu cầu chụp cộng hưởng từ. Hình ảnh ba chiều từ kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ sớm phát hiện những tổn thương bên trong xương, cấu trúc khớp và mô mềm. Từ đó chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như ung thư xương, nứt gãy trong khớp… Đồng thời giúp kiểm tra tình trạng viêm và hướng điều trị.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính được áp dụng cho những bệnh nhân chống chỉ định chụp cộng hưởng từ. Tương tự như MRI, chụp cắt lớp vi tính cũng tạo ra hình ảnh chi tiết về xương, mạch máu, khớp và các mô mềm. Điều này giúp đạt hiệu quả cao trong việc xác định bệnh lý.

3. Chẩn đoán phân biệt

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường được chẩn đoán phân biệt với gãy xương
Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson thường được chẩn đoán phân biệt với gãy xương, u xương lành và ác tính…

Cách điều trị hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Đối với hội chứng Sinding-Larsen-Johansson, những cơn đau có thể phục hồi một cách tự nhiên. Đặc biệt là sau nghỉ ngơi hoặc thực hiện một số bài tập linh hoạt cho cơ tứ đầu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc và điều trị với một số phương pháp phù hợp khác.

1. Sử dụng thuốc điều trị hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Bệnh nhân chủ yếu được sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau, sưng và một số triệu chứng khó chịu khác của bệnh.

  • Thuốc giảm đau: Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường để cải thiện tình trạng và phòng ngừa đau tái phát. Trong đó Acetaminophen (Panadol, Tylenol) là loại thuốc thường được sử dụng.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân bị đau nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc hoạt động. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, sưng và giảm đau. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin), Aspirin.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Thuốc giảm đau gây nghiện được chỉ định cho những trường hợp đau nặng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.

2. Biện pháp bổ sung

Những biện pháp dưới đây có thể cải thiện tình trạng sưng và đau một cách hiệu quả, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Tình trạng sưng và đau do hội chứng Sinding-Larsen-Johansson có thể nhanh chóng thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do việc nghỉ ngơi có thể làm giảm áp lực lên khu vực bị đau. Từ đó giúp hạn chế tình trạng tổn thương xương, căng/ đứt dây chằng. Vì thế khi bị đau, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ. Đồng thời dừng bất kỳ hoạt động nào có khả năng gây kích ứng đầu gối (chạy, nhảy…) cho đến khi cơn đau không còn xuất hiện.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh phù hợp cho những bệnh nhân bị đau do hội chứng Sinding-Larsen-Johansson. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng, viêm và cải thiện cơn đau hiệu quả. Người bệnh nên chườm lạnh từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút. Cần thực hiện liên tục cho đến khi cơn đau biến mất.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Người bệnh có thể giảm áp lực từ trọng lượng lên đầu gối khi di chuyển, đồng thời cố định khu vực đau bằng nẹp, băng hoặc nạng. Điều này có thể giúp bạn hạn chế đau khi di chuyển trong thời gian có tổn thương.
  • Nâng cao đầu gối: Khi nghỉ hoặc nghỉ ngơi, bạn có thể sử dụng dây treo để giữ cho đầu gối cao hơn tim. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sưng hiệu quả.
Chườm lạnh
Chườm lạnh từ 2 đến 3 lần mỗi ngày giúp giảm sưng, viêm và cải thiện cơn đau hiệu quả

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Đồng thời cải thiện tình trạng co cứng khớp, nâng cao độ linh hoạt và khả năng vận động cho bệnh nhân. Vì thế phương pháp điều trị này được chỉ định cho phần lớn những bệnh nhân mắc hội chứng Sinding-Larsen-Johansson kèm theo biểu hiện đau nhiều và hạn chế khả năng vận động.

Ngoài ra việc áp dụng những bài tập vật lý trị liệu phù hợp còn giúp người bệnh phục hồi chức năng xương khớp, hạn chế tình trạng yếu cơ và teo cơ.

4. Phẫu thuật

Hiếm khi bệnh nhân mắc hội chứng Sinding-Larsen-Johansson được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi không đạt hiệu quả trong điều trị nội khoa hoặc bệnh nhân có tổn thương thứ cấp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson được phòng ngừa bằng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Hạn chế chấn thương, cần thận trọng khi lao động và chơi thể thao.
  • Không sử dụng khớp quá mức, cần hạn chế chơi các bộ môn thể thao có cường độ mạnh.
  • Tránh lặp đi lặp lại một số động tác làm căng thẳng cấu trúc khớp, cụ thể như chạy hoặc nhảy.
  • Không lao động gắng sức, nên dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Kiểm soát tốt cân nặng, phòng ngừa tình trạng thừa cân béo phì để làm giảm áp lực từ trọng lượng lên khớp và mô mềm.
  • Tránh ngồi xổm, đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ.
  • Thường xuyên đi bộ và vận động với những bài tập có cường độ nhẹ để ổn định cấu trúc xương khớp, thư giãn mô mềm và hạn chế hội chứng Sinding-Larsen-Johansson.
  • Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu canxi, chất chống oxy hóa và các thực phẩm giàu axit béo omega-3 (cá ngừ, cá hồi, trứng cá tuyết, cá mòi, hàu, hạnh nhân…)
Thường xuyên đi bộ và vận động nhẹ nhàng
ĐI bộ và vận động nhẹ nhàng để ổn định cấu trúc xương khớp, thư giãn mô mềm và phòng ngừa hội chứng Sinding-Larsen-Johansson

Hội chứng Sinding-Larsen-Johansson gây ra những cơn đau nghiêm trọng kèm theo biểu hiện sưng, viêm và giảm khả năng vận động khớp. Các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và dùng thuốc. Tuy nhiên việc không sớm điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì thế ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và hướng dẫn khắc phục.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua