Gãy Xương Ức: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy xương ức là một chấn thương gây đau đớn ở vùng ngực, khó thở, hụt hơi và bầm tím. Trong các trường hợp nghiêm trọng, gãy xương có thể gây tổn thương phổi, tim, cách mạch máu và các mô mềm khác. Do đó điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn.

Gãy xương ức
Gãy xương ức thường xảy ra do tai nạn giao thông, té ngã hoặc các va chạm thể thao

Tổng quát về gãy xương ức

Xương ức là xương dài, phẳng nằm ở trung tâm lồng ngực, kết nối với xương sườn thông qua các sụn. Xương ức tạo thành mặt trước của khung xương sườn, có trách nhiệm bảo vệ tim, phổi, mạch máu và một số cơ quan khác.

Gãy xương ức thường xảy ra do các chấn thương trực tiếp vào ngực, chẳng hạn như va chạm thể thao, tác động mạnh vào lồng ngực hoặc tai nạn giao thông. Chấn thương này có thể gây sưng và đau khi thở, ho hoặc cười, kèm theo khó thở. Đôi khi gãy xương ức có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của cánh tay và tổn thương phổi nếu không được điều trị phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương ức có thể tự lành và không cần phẫu thuật. Tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn, chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

1. Nguyên nhân gây gãy xương ức

Do vị trí đặc thù nên xương ức thường rất khó chịu gãy hoặc chấn thương. Phần lớn các ca gãy xương ức là do chấn thương trực tiếp vào ngực. Chấn thương này thường bao gồm:

  • Tai nạn giao thông
  • Chấn thương thể thao trong các môn va chạm mạnh như bóng đá hoặc bóng chuyền
  • Rơi từ trên cao xuống
  • Bị tấn công trực tiếp vào ngực hoặc cột sống lưng
  • Hồi sức tim phổi (CPR)
gãy thân xương ức do té ngã
Té ngã từ trên cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây gãy xương ức

Đôi khi gãy xương ức có thể xảy ra do căng thẳng, đây là dạng gãy xương không liên quan đến các chấn thương lớn. Căng thẳng ở xương ức thường xảy ra ở vận động viên chơi golf, vận động viên cử tạ hoặc tập luyện các môn thể thao khác cần tác động liên tục đến phần trên của cơ thể.

Ngoài ra, nguy cơ gãy xương ức cũng cao hơn ở một số trường hợp:

  • Gù cột sống hoặc loãng xương
  • Mật độ xương giảm, xương yếu hoặc mỏng hơn bình thường
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ đã mãn kinh hoặc trong thời gian mãn kinh
  • Sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài

2. Triệu chứng gãy xương ức

Gãy xương ức không phải là tình trạng phổ biến và xảy ra khi có lực va chạm, tác động mạnh vào xương ức. Tại thời điểm chấn thương, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:

  • Đau ngực: Gãy xương thường dẫn đến đau từ trung bình đến nghiêm trọng tại thời điểm tai nạn xảy ra. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh hít thở sâu, ho và hắt hơi. Khu vực ở phía trên xương ức có thể bị mềm và đau đớn dữ dội nếu chạm vào.
  • Hụt hơi: Có khoảng 20% những người gãy xương ức cảm thấy không đủ không khí thông qua việc hít thở. Điều này khiến người bệnh bị hụt hơi, khó thở hoặc thở gấp.
  • Bầm tím: Bầm tím trước ngực tại vị trí xương ức là dấu hiệu phổ biến, xảy ra ở hơn một nửa người bị gãy xương. Đôi khi người bệnh có thể bị sưng tấy hoặc căng ở ngực.

Gãy xương ức có nguy hiểm không?

Các hoạt động thông thường ở lồng ngực, bao gồm làm sạch phổi, hít thở sâu, cười, ho, đều di chuyển qua thành ngực và được hỗ trợ bởi xương ức. Do đó khi xương ức bị tổn thương, nứt, vỡ, các hoạt động này có thể gặp khó khăn và gây đau đớn.

gãy xương ức nguy hiểm nếu không được điều trị
Nếu không được điều trị, gãy xương ức có thể gây tổn thương phổi, tim và các cơ quan khác bên trong lồng ngực

Do đau đớn ở lồng ngực, người bệnh thường có xu hướng hít thở ít hơn, tránh cười và ít ho hơn. Điều này có thể gây lắng đọng chất lỏng ở bên trong phổi, dẫn đến nhiễm trùng ngực và nhiều vấn đề hô hấp khác.

Ngoài ra, đau đớn do gãy xương khiến người bệnh có xu hướng ít vận động và nghỉ ngơi nhiều. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ cứng khớp, viêm quanh khớp vai, ảnh hưởng đến hoạt động của xương đòn và cánh tay. Đôi khi tình trạng hạn chế vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe khác.

Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng gãy xương hoặc bị tác động, tấn công vào xương ức, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Chẩn đoán gãy xương ức như thế nào?

Điều quan trọng là đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bị gãy xương ức. Bác sĩ có thể tiến hành xác định tổn thương, xác định các biện pháp điều trị và loại trừ các chấn thương khác.

Bởi vì gãy xương ức có thể liên quan đến các chấn thương trực tiếp, do đó người bệnh thường được điều trị cấp cứu để ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang để kiểm tra xương. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT), tuy nhiên chụp X – quang là cách tốt nhất để xác định tổn thương xương ức.

Biện pháp điều trị gãy xương ức

Các biện pháp điều trị gãy xương phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy, cách xương gãy và các triệu chứng liên quan mà người bệnh gặp phải. Biện pháp điều trị phổ biến nhất là dành thời gian nghỉ ngơi và để xương lành tự nhiên.

điều trị gãy xương ức
Gãy xương ức có thể tự lành dưới sự hướng dẫn và chăm sóc của bác sĩ chuyên môn

Do vị trí đặc thù nên gãy xương ức không thể điều trị bằng cách bó bột. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, xương có thể tự lành mà không cần phẫu thuật. Trong thời gian điều trị, người bệnh có thể chườm đá lên ngực để giảm đau và sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn. Trong các trường hợp hiếm, người bệnh có thể cần phẫu thuật để đưa xương trở lại vị trí ban đầu.

Gãy xương ức bao lâu thì lành?

Hầu hết mọi người có thể phục hồi hoàn toàn sau khi gãy xương ức trong vài tháng, thời gian phục hồi trung bình là 10 – 11 tuần. Nếu người bệnh cần phẫu thuật, thời gian phục hồi có thể lâu hơn.

Để tránh nhiễm trùng ngực và nhiều rủi ro khác trong quá trình phục hồi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:

  • Hít thở sâu và đều đặn trong ngày
  • Tránh kìm nén nhu cầu ho
  • Tránh sử dụng thuốc điều trị ho
  • Sử dụng gối hoặc sử dụng tay đỡ thành ngực khi ho

Liên hệ với bác sĩ ngay khi cảm thấy khó chịu, khó thở, sốt, ho ra máu hoặc chất nhầy màu vàng, xanh lá cây. Người bệnh cũng cần đến bệnh viện ngay khi cảm thấy đau đớn dữ dội sau khoảng tám tuần.

Người bệnh có thể cân nhắc thực hiện vật lý trị liệu để ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp và phục hồi chức năng ở vai, cánh tay, cột sống.

Phục hồi sau khi gãy xương ức

Trong khi xương ức đang lành, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng, giảm đau và giúp xương ức nhanh lành hơn. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

phục hồi sau gãy xương ức
Thường xuyên hít thở sâu để làm sạch phổi cũng như ngăn ngừa các tổn thương đến hệ thống hô hấp
  • Hít thở sâu: Cố gắng hít thở sâu ít nhất lần lần mỗi giờ. Điều này có thể giúp làm sạch các chất lỏng bên trong phổi và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Ho: Ho là một phản ứng quan trọng để làm sạch phổi. Do đó, đừng cố gắng ngăn ngừa cảm giác muốn ho và không sử dụng thuốc điều trị ho. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy sử dụng tay ôm lấy ngực hoặc dùng gối chặn thành ngực để tránh gây tổn thương xương ức.
  • Uống thuốc giảm đau khi cần thiết: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát cơn đau, chống viêm và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Kiểm soát cơn đau có thể giúp người bệnh hít thở sâu, ho và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Không hút thuốc: Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để tăng quá trình liền xương cũng như ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm trùng.
  • Di chuyển: Người bệnh cần nghỉ ngơi cho đến khi vết thương lành hẳn, tuy nhiên không nên nằm trên giường cả ngày. Nên xen kẽ nghỉ ngơi và các hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi lại, để giúp phổi luôn thông thoáng.

Mặc dù di chuyển và vận động có thể hỗ trợ quá trình liền xương, tuy nhiên trong 6 – 8 tuần đầu tiên, người bệnh nên tránh nâng, đẩy, kéo bất cứ thứ gì nặng hơn 4.5 kg. Điều này bao gồm việc kéo hoặc đẩy người khi thay đổi tư thế hoặc khi rời khỏi giường. Thay vào đó, hãy gồng cơ ngực bằng cách khoanh tay, ôm chặt cơ thể sau đó dùng chân để thay đổi tư thế.

Một số người bị gãy xương ức có thể bị cứng vai và lưng hoặc bị đau đớn khi ngừng sử dụng cánh tay quá nhiều. Do đó, người bệnh nên tránh vươn người lên cao hoặc ngả ra phía sau bằng cách chống hai tay ra phía sau. Tuy nhiên, người bệnh được khuyến khích tránh cử động cánh tay một cách nhẹ nhàng, với mức độ tăng dần và dừng lại khi cảm thấy đau đớn.

Gãy xương ức thường tự cải thiện trong vài tuần và không cần phẫu thuật. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn sau vài tháng và không gặp bất cứ biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Bàn Chân Bao Lâu Thì Đi Lại Được
Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, khi nào lành hẳn còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Bàn chân có cấu trúc phức tạp, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và ...
Xem chi tiết
Trật Chân Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Biết chính xác thông tin trật chân nên chườm nóng hay lạnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi, giúp giảm đau nhức mãn tính và cứng khớp. Việc chườm nóng hay chườm lạnh sẽ liên quan đến nhiều ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua