Gãy Xương Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy xương mắt cá chân là một chấn thương xương phổ biến, dẫn đến đau cổ chân, sưng, bầm tím và ảnh hưởng đến khả năng đi bộ của người bệnh. Nếu các triệu chứng này xảy ra, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Gãy xương mắt cá chân
Gãy xương mắt cá chân có thể gây đau đớn, sưng tấy và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh

Gãy xương mắt cá chân là gì?

Mắt cá chân là xương u lồi, nhô ra ở hai bên cổ chân. Đây không phải là một xương riêng biệt mà là phần cuối của ba xương tạo nên cổ chân, bao gồm xương chày (còn gọi là xương ống quyển), xương mác và xương sên.

Mắt cá chân bao gồm:

  • Mắt cá chân trong: Đây là phần dưới của xương chày, một xương dài, lớn ở vùng cẳng chân. Mắt cá chân trong là phần lớn nhất ở cổ chân, có thể dễ dàng sờ thấy ngay bên dưới da và cũng rất dễ bị tổn thương, gãy, vỡ.
  • Mắt cá chân ngoài: Đây là phần dưới cùng của xương mác, một xương dài nhỏ ở cẳng chân. Mắt cá ngoài cũng có thể dễ dàng sờ thấy ở cổ chân.
  • Mắt cá xương sên: Xương sên là xương nhỏ nằm giữa gót chân, hai bên là xương chày và xương mác. Mắt cá xương sên là các mặt khớp kết nối với xương chày và xương mác.

Gãy xương mắt cá chân là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở cổ chân. Tình trạng này thường là một phần của các chấn thương phức hợp, liên quan đến một trong ba đoạn xương hình thành mắt cá chân. Chấn thương này thường ảnh hưởng đến phụ nữ (gần 60% khi so với nam giới. Hơn một nửa số ca gãy mắt cá chân ở người trưởng thành là do té ngã và 20% là do tai nạn giao thông.

Gãy hoặc vỡ mắt cá chân cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Độ tuổi phổ biến của chấn thương này là từ 11 đến 12 tuổi. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương là do chơi các môn thể thao liên quan đến việc thay đổi hướng đột ngột.

Các loại gãy mắt cá chân

Có 5 loại gãy, vỡ mắt cá chân phổ biến, bao gồm:

  • Gãy xương do tổn thương dây chằng, xảy ra do dây chằng tách khỏi xương, sau đó dẫn đến chấn thương mắt cá chân.
  • Gãy xương tại nhiều vị trị.
  • Gãy xương xiên thường xảy ra ở góc của khớp cổ chân, là là dấu hiệu của việc cổ chân thiếu ổn định.
  • Gãy ngang xảy ra khi đường gãy xương cùng chiều với đường khớp cổ chân.
  • Gãy xương dọc xảy ra khi lực của chấn thương hướng vào cổ chân.

Nguyên nhân gây gãy xương mắt cá chân

Gãy mắt cá chân thường xảy ra khi bàn chân bị lăn mạnh vào bên trong hoặc bên ngoài. Khi bàn chân cuộn vào trong sẽ gây chèn ép mắt cá chân trong và khi bàn chân cuộn ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến mắt cá chân ngoài, dẫn đến gãy xương.

Gãy mắt cá chân xương sên có thể xảy ra do căng thẳng. Trong trường hợp này thường không có chấn thương mạnh. Thay vào đó các chấn thương lặp lại thường xuyên hơn khiến xương yếu đi, dễ bị tổn thương, nứt, vỡ và gãy. Gãy xương mắt cá chân do căng thẳng thường phổ biến ở vận động viên sức bền và quân nhân.

rạn xương mắt cá chân
Các hoạt động thể chất không phù hợp, chẳng hạn như nhảy cao, nhảy xa có thể gây gãy mắt cá chân

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến gãy xương mắt cá chân, chẳng hạn như:

  • Bước hụt chân: Hụt chân gây mất thăng bằng dẫn đến té ngã. Điều này cũng tạo ra một áp lực lớn lên mắt cá chân, dẫn đến nứt và gãy xương. Nguy cơ hụt chân thường cao hơn nếu di chuyển trên đường gồ ghề, đi giày không thích hợp hoặc di chuyển tại nơi thiếu ánh sáng.
  • Tác động lực lớn: Các lực tác động chẳng hạn như một chú nhảy, chảy, dậm chân liên tục hoặc té ngã, có thể dẫn đến gãy xương cổ chân. Đôi khi một cú nhảy nhẹ cũng có thể tác động đến mắt cá chân và dẫn đến nứt xương.
  • Hoạt động thể thao: Một số môn thể thao liên quan đến hoạt động cường độ cao, chẳng hạn như bóng đá, bóng chuyền, bóng chày hoặc tennis, có thể tạo nhiều áp lực lên mắt cá chân, làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Tai nạn giao thông: Các tác động lực lớn và đột ngột từ tai nạn giao thông có thể dẫn đến gãy vỡ mắt cá chân. Thông thường, các chấn thương này có thể dẫn đến phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Đối tượng có nguy cơ dễ bị gãy mắt cá chân

Gãy mắt cá chân có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tuy nhiên có một số đối tượng có nguy cơ gãy mắt cá chân cao hơn, chẳng hạn như:

  • Chơi thể thao cường độ cao: Các môn thể thao chẳng hạn như bóng đá, bóng chuyền hoặc tennis, có thể gây ra những chấn thương xoắn, vặn và tác động trực tiếp lên khớp, dẫn đến gãy xương.
  • Hoạt động thể chất tăng đột ngột: Việc tăng cường các hoạt động thể một cách đột ngột có thể gây áp lực lên cổ chân và tăng nguy cơ gãy xương. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Dụng cụ và kỹ thuật không phù hợp: Đi giày không phù hợp làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương. Trong khi đó các kỹ thuật không phù hợp hoặc không khởi động hoặc kéo giãn phù hợp có thể dẫn đến gãy xương.
  • Loãng xương: Loãng xương gây suy giảm mật độ xương sẽ khiến xương dễ gãy hơn.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương và ảnh hưởng đến quá trình lành xương sau khi bị chấn thương.

Dấu hiệu gãy xương mắt cá chân

Gãy mắt cá chân có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau dữ dội ngay lập tức sau va chạm hoặc chấn thương
  • Sưng xung quanh mắt cá chân
  • Bầm tím cổ chân
  • Có áp lực và mềm ở cổ chân
  • Không thể dồn trọng lượng vào chân bị tổn thương
  • Di lệch hoặc biến dạng xương mắt cá chân

Nếu các triệu chứng này xảy ra, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây đau mắt cá. Chẩn đoán và điều trị phù hợp là điều cần thiết để tránh các biến chứng liên quan.

Gãy mắt cá chân có nguy hiểm không?

Biến chứng phổ biến nhất khi bị gãy xương là bầm tím (tụ máu) và chết tế bào (hoại tử) ở rìa vết thương. Nếu gãy xương nghiêm trọng, gây di lệch xương, áp lực bên trong có thể gây ảnh hưởng và tiêu diệt các tế bào của mô mềm xung quanh mắt cá chân (hoại tử). Điều này có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn.

Gãy mắt cá chân
Nếu không được điều trị, gãy xương có thể dẫn đến thoát hóa và viêm khớp mắt cá chân

Về lâu dài, gãy xương mắt cá chân có thể dẫn đến viêm khớp mắt cá chân, ngay cả khi xương đã lành lại và được điều trị đúng cách. Viêm khớp mắt cá chân có thể dẫn đến đau khi cử động, cứng khớp và khó đứng hoặc đặt trọng lượng lên mắt cá chân.

Gãy xương có thể gây tổn thương sụn ở mắt cá chân tại thời điểm chấn thương. Theo thời gian, tổn thương sụn có thể dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp và nhiều vấn đề xương khớp khác.

Chẩn đoán vỡ mắt cá chân

Bác sĩ sẽ chẩn đoán gãy xương mắt cá chân bằng cách khám sức khỏe và nắn chỉnh mắt cá chân, sau đó chụp X – quang. Hầu hết các vết gãy xương đều có thể chẩn đoán thông qua X – quang, vì vậy các xét nghiệm khác có thể không cần thiết.

Tuy nhiên gãy xương mắt cá chân có thể liên quan đến nhiều chấn thương và bệnh lý khác. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm liên quan, chẳng hạn như:

  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang sẽ được thực hiện từ nhiều góc độ khác nhau để đảm bảo hình ảnh rõ nét.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): CT Scan sử dụng tia X từ nhiều góc độ khác nhau, sau đó kết hợp lại với nhau bởi máy tính để quan sát các cấu trúc bên trong cơ thể. Do đó, chụp CT có thể cung cấp những hình ảnh chi tiết của mắt cá và các mô mềm xung quanh xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cộng hưởng từ sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra những hình ảnh chi tiết về các cấu trúc bên trong cơ thể. Hình ảnh MRI có thể cung cấp những hình ảnh về xương và dây chằng, giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị phù hợp.

Điều trị gãy xương mắt cá chân như thế nào?

Điều trị gãy mắt cá chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và kiểu gãy. Điều trị bao gồm điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật.

1. Điều trị khẩn cấp

Nếu nghi ngờ gãy xương, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị khẩn cấp và phù hợp.

Nếu có vết thương hở, bác sĩ sẽ băng kín vết thương bằng gạc vô trùng ướt. Các phương pháp như chườm lạnh không được khuyến khích đối với trường hợp gãy xương nghiêm trọng kèm trật khớp, bởi vì chườm lạnh có thể gây tổn thương các mô mềm.

Nếu nghi ngờ gãy xương, nhân viên y tế cấp cứu sẽ ổn định mắt cá chân bằng nẹp.

Nếu có các tổn thương bên trong và dấu hiệu trật khớp rõ ràng, bác sĩ hoặc nhân viên y tế có thể thu nhỏ các chấn thương tại chỗ. Điều này có thể ngăn ngừa chấn thương mô mềm và hạn chế rủi ro cần phẫu thuật lớn hơn đề điều trị gãy xương.

Nếu bàn chân sẫm màu, điều này có nghĩa là lưu lượng máu bị hạn chế. Nếu dấu hiệu này xảy ra, người bệnh cần được chuyển đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

2. Cố định xương gãy

Phương pháp cố định xương gãy được thực hiện để giảm hoặc loại bỏ chuyển động ở cổ chân, thường được ưu tiên áp dụng nếu mảnh xương gãy quá nhỏ và nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự liên kết ở khớp nhỏ.

Các phương pháp cố định phổ biến bao gồm bó bột, nẹp xương hoặc sử dụng giày tập đi. Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh sử dụng giày tập đi có thể dồn toàn bộ trọng lượng lên mắt cá chân bị ảnh hưởng và đi bộ mà không cần nạng nhanh hơn những bệnh nhân bó bột thạch cao.

vỡ mắt cá chân
Bác sĩ có thể đề nghị nẹp hoặc bó bột để chân nhanh lành hơn

Nếu có các tổn thương ở dây thần kinh hoặc mạch máu, bác sĩ có thể cần đặt lại xương càng sớm càng tốt. Việc sắp xếp lại xương mà không cần phẫu thuật được gọi là nắn kín (closed reduction). Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng một thanh nẹp để giữ cho xương thẳng trong quá trình lành lại.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt là khi có vết thương bên ngoài.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi gãy xương có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định hoặc khả năng liên kết của khớp. Phẫu thuật thường được thực hiện ngay lập tức, trước khi tình trạng sưng tấy phát triển.

Nếu cổ chân bị sưng tấy, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sau vài ngày hoặc vài tuần để chờ vết sưng tấy được cải thiện. Thời gian này cho phép các mô mềm khỏe mạnh trở lại vào thời điểm thực hiện thủ thuật và làm giảm nguy cơ biến chứng.

gãy xương mắt cá chân có nguy hiểm không
Phẫu thuật được chỉ định nếu gãy xương nghiêm trọng

Thông thường, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân hoặc vùng để phẫu thuật để giảm đau trong suốt quy trình. Những ca phẫu thuật này thường được thực hiện dưới dạng thủ tục ngoại trú, điều này nghĩa là người bệnh không cần nhập viện và có thể về nhà ngay sau thủ thuật.

Nếu chấn thương đẩy xương mắt cá chân ra khỏi vị trí ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở và cố định bên trong xương. Mục đích của phẫu thuật là đặt lại vị trí xương bị gãy và cố định xương trong suốt thời gian lành lại.

Tùy thuộc vào loại gãy xương, bác sĩ có thể trực tiếp kiểm tra trực quan sụn trong quá trình phẫu thuật để xác định các dấu hiệu tổn thương. Nếu sụn khớp bị tổn thương, bác sĩ sẽ đề nghị các kế hoạch điều trị và phục hồi để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa hoặc viêm khớp cổ chân trong tương lai.

Phục hồi sau khi gãy xương mắt cá chân

Phải mất ít nhất là 6 tuần để xương bị gãy lành lại. Trong thời gian này người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, phục hồi bất cứ chấn thương gân hoặc dây chằng bị tổn thương. Tùy thuộc vào loại gãy xương và phương pháp điều trị, quá trình phục hồi như sau:

1. Điều trị không phẫu thuật

Ngay cả khi được điều trị bảo tồn, gãy mắt cá chân cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi và quay trở lại hoạt động bình thường. Sau khi điều trị, một số người bệnh có thể đi lại và di chuyển ngắn ngay lập tức.

Bác sĩ điều trị và nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh một số bài tập cũng như động tác để phục hồi cổ chân. Điều quan trọng là tập luyện phù hợp với an toàn. Dồn trọng lượng lên mắt cá chân bị tổn thương có thể khiến xương chậm lành hoặc gây ra các chấn thương mới.

Cần ít nhất 6 tuần để xương lành lại. Bác sĩ sẽ sử dụng tia X để theo dõi quá trình lành xương. Đôi khi người bệnh có thể cần thực hiện các phẫu thuật bổ sung nếu xương chậm lành hoặc có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng hơn.

2. Điều trị phẫu thuật

Nếu phẫu thuật điều trị gãy xương mắt cá chân, thời gian hồi phục có thể mất nhiều thời gian hơn. Hầu hết người bệnh có thể đi lại, tham gia giao thông trong khoảng 9 – 12 tuần sau khi phẫu thuật. Mất khoảng 3 – 4 tháng để phục hồi xương bị gãy và quay trở lại các hoạt động bình thường. Người bệnh có thể cần chờ khoảng 6 tháng trước khi quay lại các hoạt động thể thao.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện vật lý trị liệu. Nhà vật lý trị liệu sẽ đề nghị một chương trình với cường độ tập luyện phù hợp để cải thiện khả năng vận động.

Người bệnh có thể cần bó bột, đeo nẹp hoặc ủng đi bộ sau khi phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp giảm đau, phục hồi vận động phù hợp.

Lưu ý khi gãy mắt cá chân

Để quá trình điều trị và hồi phục gãy xương mắt cá chân đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để giúp xương lành lại đúng cách. Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình điều trị gãy xương, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

gãy xương mắt cá chân bao lâu đi được
Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động và di chuyển để hỗ trợ quá trình phục hồi cổ chân
  • Tránh áp lực: Cố gắng không sử dụng hoặc đặt áp lực lên chân bị thương cho đến khi xương lành hẳn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu cần di chuyển, hãy sử dụng nạng hoặc nhờ sự hỗ trợ từ người thân. Tránh nặng hoặc chơi thể thao.
  • Vật lý trị liệu: Sau khi xương lành, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh ở cổ chân. Các chuyển động nhẹ với mức độ phù hợp có thể tăng cường sức mạnh ở cổ chân và ngăn ngừa các chấn thương liên quan.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Xương bị gãy cần hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi và ngăn ngừa các chấn thương liên quan.
  • Tái khám theo lịch hẹn: Bác sĩ cần kiểm tra quá trình lành xương và các biến chứng có thể xảy ra để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Do đó, người bệnh nên tái khám và thực hiện các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn.

Gãy xương mắt cá chân thường không nghiêm trọng, tuy nhiên điều trị phù hợp và chăm sóc đúng cách có thể ngăn ngừa các biến chứng. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Gãy Xương Đòn Có Làm Được Việc Nặng Không
Gãy xương đòn có làm được việc nặng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại gãy xương, tình trạng sức khỏe tổng thể và chỉ định ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Ngón Tay Để Lâu Có Sao Không
Nếu thắc mắc trật khớp ngón tay để lâu có sao không người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Điều trị sớm là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Chày Có Đá Bóng Được Không
Gãy xương chày có đá bóng được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, phương pháp điều trị và quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó, nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua