Gãy xương đòn ở trẻ em: Triệu chứng và cách xử lý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy xương đòn là chấn thương xảy ra rất phổ biến ở đối tượng trẻ em. Trẻ thường bị đau đớn, sưng tấy và hạn chế vận động. Cần thăm khám và điều trị kịp thời để sớm chữa lành tổn thương.

gãy xương đòn ở trẻ em
Tìm hiểu về tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em

Gãy xương đòn ở trẻ em – Nguyên nhân và triệu chứng

Xương đòn là một trong những xương chính của khớp vai, kết nối khớp vai với xương ức. Từ nó mang lại sự cố định và sức mạnh cho vai cũng như cánh tay. Ngoài ra xương đòn còn giúp bảo vệ cho các dây thần kinh và mạch máu từ cổ tới vai.

Gãy xương đòn là tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là ở trẻ em. Số liệu thống kê ghi nhận rằng, gãy xương đòn chiếm đến từ 8 – 15% tổng số ca gãy xương ở trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này thường không quá nghiêm trọng, do xương trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển nên có khả năng tự sửa chữa tốt.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây gãy xương đòn ở trẻ em là do có áp lực tác động mạnh và đột ngột lên vị trí xương này. Có thể là do trẻ bị ngã đập vào vai trong khi hoạt động thể chất, rơi ra khỏi giường hoặc cũi hay bị va đụng khi tham gia giao thông.

Riêng đối với trẻ sơ sinh, gãy xương đòn có thể xảy ra do:

  • Cân nặng của trẻ lúc sinh hơn 4kg
  • Sinh vai khó khi sinh ngã âm đạo
  • Đường âm đạo của mẹ hẹp so với kích thước bé
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh sản
vì sao trẻ bị gãy xương đòn
Té ngã là nguyên nhân phổ biến nhất khiến xương đòn của trẻ bị gãy

2. Triệu chứng

Trẻ bị gãy xương đòn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau ở xương đòn hay đỉnh vai, nhất là khi cử động vai
  • Khó cử động vai hoặc cánh tay
  • Sưng hay bầm tím
  • Yếu, tê hoặc ngứa ran ở vùng vai và cánh tay
  • Khối u hay phối phồng ở khu vực bị gãy
  • Xương đòn trông khác thường hay bị biến dạng
  • Vai bị chùng xuống và hướng về phía trước

Khi trẻ có các biểu hiện trên thì các phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến tìm gặp bác sĩ. Chăm sóc y tế kịp thời là cách tốt nhất để phục hồi nhanh chóng gãy xương đòn ở trẻ em.

Gãy xương đòn ở trẻ em có ảnh hưởng gì không?

Gãy xương đòn khiến trẻ bị đau đớn. Đồng thời hạn chế vận động và gây ra nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống thường ngày của trẻ. Trẻ có thể bị chán ăn, mất ngủ và mệt mỏi.

Trường hợp không được điều trị kịp thời thì các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Đặc biệt là làm chậm quá trình phục hồi tổn thương khiến chất lượng cuộc sống của trẻ bị suy giảm rõ rệt.

Đôi khi, có thể xuất hiện một vết sưng ở xương bị gãy. Ở những trẻ vẫn đang phát triển thì vết sưng này có xu hướng nhỏ dần và biến mất hẳn trong vòng 1 nắm. Tuy nhiên vết sưng cũng có thể không biến mất hoàn toàn ở một số đối tượng. Nhưng vết sưng này cũng không gây ra các vấn đề khác với vai và cánh tay.

Chẩn đoán gãy xương đòn ở trẻ em

Không khó để chẩn đoán tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em. Trước hết bác sĩ sẽ hỏi bạn về chấn thương có con mình. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ làm một bài kiểm tra thể chất bằng cách nâng nhẹ nhàng cánh tay của trẻ hay chuyển động vai.

chẩn đoán gãy xương đòn ở trẻ em
Cần sớm đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ thực hiện chụp X-quang. Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ xác định rõ vị trí của vết gãy và mức độ tổn thương. Đây là yếu tố cần thiết để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em

Thực tế cho thấy, trẻ càng nhỏ thì khả năng tự sửa chữa của xương đòn bị gãy sẽ càng lớn. Do đó phụ huynh không nên quá lo lắng.

Điều trị gãy xương đòn ở trẻ em có thể bao gồm khắc phục triệu chứng, chữa lành tổn thương và phục hồi khả năng vận động. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị gãy xương đòn ở trẻ em:

1. Thuốc men

Gãy xương đòn có thể gây đau đớn và sưng tấy. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống thường ngày của trẻ. Đặc biệt là khiến trẻ thường xuyên cáu gắt, khó chịu, chán ăn và bị gián đoạn giấc ngủ.

Lúc này, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho trẻ sử dụng để khắc phục các triệu chứng. Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng mà độ tuổi của trẻ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Các thuốc được dùng có thể bao gồm:

  • Acetaminophen: Có tác dụng làm giảm đau và giảm sốt. Cần hỏi kỹ bác sĩ về việc cho trẻ dùng với liều bao nhiêu và tần suất bao lâu 1 lần. Chú ý đọc nhãn tất cả các thuốc mà con bạn dùng để xem chúng có chứa Acetaminophen hay không? Acetaminophen có thể khiến gan bị tổn thương nếu không được sử dụng đúng cách.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Chẳng hạn như Naproxen hay Ibuprofen. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm sưng, đau và sốt. NSAID có thể gây chảy máu dạ dày hay các vấn đề về thận ở một số đối tượng. Trường hợp con bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, cần hỏi bác sĩ xem liệu NSAID có an toàn hay không? Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng các loại thuốc này mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
điều trị gãy xương đòn ở trẻ em
Bác sĩ có thể kê toa thuốc cho trẻ để khắc phục tình trạng đau đớn và sưng tấy

Sử dụng thuốc khắc phục triệu chứng gãy xương đòn ở trẻ em cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Trường hợp con bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường, cần báo cho bác sĩ được biết để kịp thời xử lý.

2. Chườm đá

Chườm đá cũng là một giải pháp đơn giản và hữu hiệu có thể giúp làm dịu cảm giác sưng đau ở con bạn. Tuy nhiên cần chú ý thao tác đúng cách để tránh gặp phải rủi ro.

  • Đặt 1 túi đá lên trên khu vực bị tổn thương.
  • Thực hiện điều này khoảng 20 phút mỗi 1 – 2 giờ trong ngày đầu tiên để giảm đau.
  • Tuyệt đối không đặt đá viên trực tiếp lên da bởi có thể gây tổn thương.
  • Tiếp tục sử dụng túi đá 3 – 4 lần/ ngày trong 2 ngày tiếp theo.
  • Sau đó, có thể sử dụng túi đá khi cần thiết để hỗ trợ giảm đau và sưng.

3. Dùng dụng cụ hỗ trợ

Trẻ có thể được yêu cầu sử dụng địu hay bộ cố định vai theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Cần đeo địu trong khoảng 2 – 3 tuần đầu tiên, ngay cả khi trẻ ở trên giường.

Việc dùng dụng cụ hỗ trợ có thể giúp trẻ thấy thoải mái hơn và giúp cho vết gãy chóng lành. Nhắc trẻ giữ cho các ngón tay phải ở vị trí cao hơn khuỷu tay. Khuyến khích trẻ tiếp tục cử động khuỷu tay, bàn tay cũng như các ngón tay ngay cả khi đang đeo địu.

Trường hợp trẻ đeo dây đeo xương đòn thì cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Thắt dây đeo để vai được kéo ra sau và hướng xuống. Kiểm tra dây đeo nhiều lần trong ngày đầu tiên để chắc chắn rằng các chốt được buộc chặt.
  • Bắt đầu từ ngày thứ 2, thắt chặt các dây đai cách ngày trong khoảng 7 – 10 ngày. Cần làm như vậy bởi dây đai thường bị giãn ra. Cần đảm bảo phần vai của trẻ được kéo về phía sau khi bạn thắt chặt dây đai.
  • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương mà bac sĩ có thể hướng dẫn không tháo dây đeo. Trường hợp này bạn nên cho trẻ tắm bằng bọt biển cho tới khi được phép tháo dây đeo.
  • Bác sĩ sẽ cho biết khi nào trẻ có thể tháo dây đeo để tắm. Sau khi tắm cần đeo dây đeo xương đòn trở lại.
chữa gãy xương đòn ở trẻ em
Trong một số trường hợp, trẻ có thể phải đeo dây đeo xương đòn để hỗ trợ chữa lành tổn thương

4. Vận động trị liệu

Trường hợp bác sĩ không yêu cầu hạn chế vận động của trẻ thì bạn cần hướng dẫn trẻ thực hiện một số động tác phù hợp. Vận động trị liệu có thể ngăn ngừa sưng, cứng và giúp tăng cường lưu thông.

Một số động tác có thể dễ dàng thực hiện bao gồm:

– Khuỷu tay:

  • Duỗi thẳng và uốn cong khuỷu tay khoảng từ 10 – 15 lần

– Cổ tay:

  • Vẫy tay lên xuống khoảng từ 10 – 15 lần
  • Xoay cổ tay theo chuyển động tròn bắt đầu từ bên trái 10 lần
  • Sau đó tiếp tục xoay 10 lần theo chiều bắt đầu từ bên phải

– Ngón tay:

  • Lắc lư các ngón tay trong khoảng 20 giây
  • Nắm tay lại rồi dang rộng các ngón tay ra, thực hiện lặp lại 10 lần

Các động tác trên có thể thực hiện khoảng từ 5 – 6 lần/ ngày. Trường hợp vết gãy đã được chữa lành thì bác sĩ thường sẽ hướng dẫn thực hiện các động tác cho vai và cánh tay.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa gãy xương đòn hiếm khi được thực hiện cho trẻ em. Bởi các tổn thương ở trẻ thường không quá nghiêm trọng và khả năng tự sửa chữa của xương rất tốt.

Tuy nhiên nếu xương bị gãy nghiêm trọng hoặc tái chấn thương nhiều lần thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Đây là phương án cuối cùng được hướng tới khi việc điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.

Phẫu thuật có thể cần nhiều thời gian để phục hồi vết thương cũng như chữa lành xương sau đó. Cần chú ý chăm sóc hậu phẫu và hướng dẫn trẻ tập vật lý trị liệu đúng cách để rút ngắn thời gian hồi phục.

Trẻ bị gãy xương đòn bao lâu thì lành?

Thực tế cho thấy, tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em có xu hướng hồi phục tốt hơn là người lớn. Đặc biệt trẻ càng nhỏ thì khả năng tự sửa chữa của xương sẽ càng tốt. Do đó thời gian vết gãy lành lại cũng sẽ được rút ngắn.

gãy xương đòn ở trẻ bao lâu thì lành
Gãy xương đòn ở trẻ em có thể lành lại sau 4 – 8 tuần tùy mức độ tổn thương và độ tuổi của trẻ

Đối với trẻ dưới 8 tuổi, có thể chỉ mất khoảng 4 – 5 tuần để vết gãy xương đòn lành lại. Còn với những trẻ lớn hơn thì thời gian này có thể cần tới 6 – 8 tuần.

Tuy nhiên trong khoảng 4 – 6 tuần đầu tiên trẻ cần đặc biệt cẩn trọng trong vận động. Chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Tránh nâng cánh tay cao hơn vai
  • Không nâng bất cứ đồ vật nào nặng hơn 2.3kg
  • Tránh xa các môn thể thao và hoạt động thể chất

Bác sĩ thường sẽ cho biết rõ, khi nào con bạn có thể hoạt động thể chất bình thường và chơi thể thao trở lại. Điều này thường xảy ra khi:

  • Không còn cảm giác đau khi bác sĩ ấn vào xương đòn.
  • Sức mạnh của vai bình thường trở lại.
  • Trẻ có thể di chuyển, sử dụng cả cánh tay và vai mà không bị đau.

Nhìn chung, trẻ có thể trở lại các môn thể thao không vận động (ví dụ như chạy hoặc bơi lội) trong khoảng 6 tuần. Các môn thể thao tiếp xúc (ví dụ như bóng ném, bóng đá…) có thể trở lại trong khoảng 8 – 12 tuần.

Gãy xương đòn ở trẻ em là tình trạng không nghiêm trọng nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường cần sớm đưa trẻ thăm khám bác sĩ. Chăm sóc y tế theo chỉ dẫn là cần thiết để thúc đẩy vết gãy chóng lành và sớm phục hồi chức năng vận động cho trẻ.

Tham khảo thêm: Viêm sụn sườn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Cổ Chân Bao Lâu Thì Khỏi
Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tình trạng trật khớp khiến người bệnh đau nhói, cổ chân sưng tấy, bầm tím và biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng vận ...
Xem chi tiết
Bong Gân Nên Chườm Gì
Bong gân nên chườm gì (chườm nóng hay chườm lạnh) là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Cả hai liệu pháp này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên do hoạt động với hai nguyên ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Có Nên Quan Hệ
Những người bị gãy xương có nên quan hệ không? Cần thực hiện những biện pháp nào giúp xương mau lành là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị gãy xương cần có một ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Bị Đứt Dây Chằng Có Quan Hệ Được Không
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, đặc biệt là dây chằng đầu gối ở vận động viên và người chơi thể thao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể bị đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua