Bị gãy xương đòn bao lâu lành? Làm sao nhanh khỏi?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nắm rõ bị gãy xương đòn bao lâu thì lành sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc hoạt động trở lại. Trên thực tế, thời gian lành của xương đòn bị gãy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhất là mức độ nghiêm trọng của vết gãy, độ tuổi của người bệnh và giải pháp điều trị, chăm sóc.

gãy xương đòn bao lâu lành
Tìm hiểu gãy xương đòn bao lâu thì lành? Làm sao để phục hồi nhanh?

Tổng quan về tình trạng gãy xương đòn

Xương đòn (xương quai xanh) là một cặp xương kéo dài từ giữa xương ức cho tới xương bả vai. Có thể dễ dàng sờ thấy xương đòn hoặc nhìn thấy bằng mắt thường ở những người gầy.

Gãy xương đòn là một dạng tổn thương xảy ra phổ biến, nhất là ở trẻ em và những người dưới 25 tuổi. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gặp phải ở những người cao tuổi do mật độ xương suy giảm.

Nguyên nhân gây gãy xương đòn có thể bao gồm:

  • Té ngã
  • Chấn thương thể thao
  • Tai nạn giao thông
  • Tổn thương bẩm sinh

Các dấu hiệu giúp nhận biết gãy xương đòn bao gồm:

  • Đau đớn, sưng tấy, bầm tím
  • Đau nhiều hơn khi chuyển động vai và cánh tay
  • Xuất hiện vị trí phồng lên trên xương đòn
  • Nghe thấy âm thanh khi cố gắng di chuyển vai
  • Mất khả năng cử động vai

Gãy xương đòn là một chấn thương không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cần sớm thăm khám và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc chậm trễ có thể sẽ gây không ít cản trở cho quá trình hồi phục. Hơn nữa còn tiềm ẩn sự phát sinh các vấn đề rủi ro ngoại ý.

Bị gãy xương đòn bao lâu thì lành?

Bị gãy xương đòn bao lâu thì lành là thắc mắc thường gặp. Nắm rõ được vấn đề này sẽ giúp người bệnh giảm bớt lo lắng và chủ động hơn trong vấn đề bao giờ bản thân có thể hoạt động trở lại.

Theo nhận định từ các chuyên gia xương khớp, gãy xương đòn bao lâu lành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình nhất là mức độ nghiêm trọng của vết gãy, độ tuổi của người bệnh cũng như giải pháp điều trị và chăm sóc.

Ở những người bị gãy xương nhẹ thì chỉ cần điều trị bảo tồn và phục hồi chức năng. Lúc này quá trình phục hồi thường diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên với các trường hợp bị gãy xương nghiêm trọng cần đến phẫu thuật thì thường thời gian phục hồi sẽ lâu hơn. Có nhiều trường hợp thời gian hồi phục có thể lên tới 3 – 4 tháng.

Hơn nữa, tốc độ phục hồi của xương đòn bị gãy phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của người bệnh. Các chuyên gia cho biết, càng ít tuổi thì tốc độ sửa chữa của xương càng tốt. Từ đó rút ngắn được thời gian xương chữa lành.

gãy xương đòn bao lâu thì lành
Gãy xương đòn bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy

Thời gian phục hồi cơ bản của xương đòn bị gãy của từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

  • Trẻ em dưới 8 tuổi: Mất khoảng 4 – 5 tuần để xương đòn bị gãy được chữa lành.
  • Trẻ lớn hơn: Xương đòn bị gãy có thể lành sau 6 – 8 tuần.
  • Người lớn và thanh thiếu niên đã ngừng phát triển: Có thể mất khoảng 10 – 12 tuần để xương đòn bị gãy lành lại.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian phục hồi xương đòn bị gãy là khác nhau. Tốt nhất bạn nên tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tiến độ chữa lành của vết gãy. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ có bạn biết việc hoạt động bình thường trở lại đã thật sự sẵn sàng hay chưa.

Gãy xương đòn làm sao nhanh khỏi?

Gãy xương đòn không phải tình trạng quá nghiêm trọng nhưng cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Đây là cách tốt nhất để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Để thúc đẩy tốc độ chữa lành của xương đòn bị gãy, cần chú ý đến các vấn đề sau:

1. Tuân thủ chỉ định bác sĩ

Như đã đề cập, thăm khám bác sĩ kịp thời là đặc biệt cần thiết khi bị gãy xương đòn. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Sau đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh có thể được yêu cần sử dụng thuốc, mang dụng cụ hỗ trợ, vật lý trị liệu hay phẫu thuật. Người bệnh cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời thường xuyên tái khám để theo dõi tiến độ phục hồi của xương bị gãy.

2. Mang dụng cụ hỗ trợ

Mang dụng cụ hỗ trợ là cần thiết để giúp đảm bảo tốc độ chữa lành xương đòn bị gãy. Các dụng cụ như địu, dây đeo số 8 hay bộ cố định vai là được sử dụng phổ biến nhất. Chúng giúp cho bạn thấy thoải mái hơn và hạn chế tác động lên vùng xương bị tổn thương.

Trường hợp đeo đai số 8 cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Thắt dây đeo đúng cách để vai được kéo ra sau và hơi hướng xuống.
  • Đảm bảo rằng các chốt của dây đeo được cột chặt.
  • Thắt chặt các dây đai cách ngày trong vòng 7 – 10 ngày do dây có thể bị giãn ra.
  • Có thể tháo dây đeo khi tắm nhưng sau đó cần buộc trở lại ngay.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy mà thời gian mang dụng cụ hỗ trợ ở mỗi người là khác nhau. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng bất cứ dụng cụ hỗ trợ phục hồi xương đòn nào.

3. Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng sau gãy xương đòn là cần thiết để thúc đẩy quá trình liền xương và tránh các biến chứng như teo cơ hay cứng khớp vai. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các bài tập gãy xương đòn phù hợp với từng bệnh nhân.

làm sao để gãy xương quai xanh nhanh lành
Tập phục hồi chức năng là cần thiết để thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương xương đòn

+ Giai đoạn bất động:

Tập phục hồi chức năng chủ yếu là để giúp cải thiện tuần hoàn và duy trì cơ lực của các khớp tự do. Đồng thời chống teo cơ và cứng khớp. Việc tập luyện bao gồm:

– Ở tuần 1 và tuần 2:

  • Người bệnh cần tập vận động ngay sau khi đã được cố định bằng băng số 8.
  • Tập chủ động cử động gập và duỗi ngón tay.
  • Tập chủ động gập và duỗi cổ tay, khuỷu tay.
  • Tập cử động sấp ngửa cẳng tay.
  • Co cơ tĩnh nhẹ nhàng tại vùng đai vai.

– Ở tuần 3 và tuần 4:

  • Tập tương tự như tuần 1 và tuần 2
  • Thêm động tác dạng cánh tay để tạo sức ép vào đầu xương làm liền xương nhanh hơn

+ Giai đoạn sau bất động:

Ở giai đoạn này, phục hồi chức năng có tác dụng giảm đau và giảm co thắt ở vùng đai vai. Đồng thời gia tăng sức mạnh cũng như tầm vận động và chức năng sinh hoạt bình thường của khớp vai. Bao gồm:

  • Hồng ngoại trị liệu hay paraffin trị liệu.
  • Xoa bóp, massage các cơ bị co cứng tại vùng cổ vai.
  • Tập mạnh cơ ở vùng đai vai. Tùy thuộc vào cơ lực mà có thể tập chủ động có trợ giúp hoặc có đề kháng.
  • Tập chủ động trợ giúp hay tự trợ giúp bằng ròng rọc, giàn treo, tay kỹ thuật viên nhằm gia tăng tầm vận động khớp vai.
  • Tập tại nhà: Có thể bò tường trong tư thế gập và dạng vai. Dùng tay lành để trợ giúp tay đau thực hiện các động tác của khớp vai.

4. Điều chỉnh tư thế

Điều chỉnh tư thế cũng là vấn đề cần chú ý khi bị gãy xương đòn. Duy trì các tư thế đúng và phù hợp cũng sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và ngăn ngừa các yếu tố rủi ro phát sinh.

Khi nằm ngủ, bạn nên nằm ở tư thế ngửa và nghiêng một chút về phía không bị thương. Đây là các tư thế giúp giải phóng một số áp lực đè nén lên xương đòn.

Nhiều người bệnh chia sẻ, ngủ trên ghế dài rất hữu ích bởi sẽ giúp bạn không bị lật người trong giấc ngủ. Ngoài ra có thể sử dụng gối để hỗ trợ. Dùng kê dưới vai và cánh tay để giải tỏa bớt áp lực.

Ở bất cứ tư thế nào, dù ngồi hay nằm bạn cũng cần tránh đè lên cánh tay hay vai của phía xương đòn bị gãy. Đây là điều kiện cần thiết để hạn chế làm tồi tệ thêm vết gãy.

5. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình phục hồi xương đòn bị gãy. Các chuyên gia cho biết, ăn uống khoa học sẽ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, giúp xương nhanh chóng lành hơn và ngược lại. Cần nắm rõ gãy xương đòn nên ăn gì và kiêng gì để chủ động có sự điều chỉnh phù hợp.

gãy xương đòn làm sao nhanh lành
Người bị gãy xương đòn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng

– Các thực phẩm nên ăn bao gồm:

  • Thực phẩm giàu canxi: Điển hình như rau họ cải, măng tây, sữa không béo, bông cải xanh, hải sản, sữa đậu nành, sữa chua, hạnh nhân, hạt mè, rong biển…
  • Thực phẩm nhiều magie: Ví dụ như sữa, đậu tương, mủ trôm, thịt gà, cá thu, rau ngót, chuối, cá mú, cải xanh, khoai lang, rau mồng tơi…
  • Thực phẩm nhiều kẽm: Phải kể đến là hải sản, ngũ cốc, cá biển, cà rốt, khoai tây, trứng, hạt hướng dương, đào, hạt bí, tiểu mạch, lạc…
  • Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin. Điển hình như vitamin B6 và B12. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và đảm bảo duy trì sức khỏe tốt để nhanh chóng phục hồi tổn thương xương.

– Thực phẩm nên kiêng bao gồm:

  • Đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn ngọt, nhiều đường
  • Rượu bia, chất kích thích
  • Nước trà đặc
  • Đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn

Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bị gãy xương đòn bao lâu thì lành. Đồng thời đề cập đến một số vấn đề cần chú ý để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương xương. Tốt nhất nên chủ động thăm khám kịp thời và nghiêm túc điều trị gãy xương đòn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Gãy xương đòn ở trẻ em: Triệu chứng và cách xử lý

Câu hỏi liên quan
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Có Làm Được Việc Nặng Không
Gãy xương đòn có làm được việc nặng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại gãy xương, tình trạng sức khỏe tổng thể và chỉ định ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Cổ Chân Bao Lâu Thì Khỏi
Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tình trạng trật khớp khiến người bệnh đau nhói, cổ chân sưng tấy, bầm tím và biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng vận ...
Xem chi tiết
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết

Bình luận (1)

  1. Nguyễn chí khanh says: Trả lời

    Em bị gãy xương đòn cũng gần 1 tháng, bác sĩ treo tay gãy cố định không cho cử động vậy cho em hỏi khoảng bao lâu thì mới tháo treo tay được.Em xin cảm ơn bác sĩ trước.

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua