Gãy Cột Sống (Lưng – Cổ): Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy cột sống là một chấn thương nghiêm trọng, có thể xảy ra ở đốt sống cổ, ngực hoặc thắt lưng. Tùy thuộc vào tình trạng, đốt sống có thể có vết nứt, gãy hoặc bị vỡ. Hầu hết bệnh nhân đều có nguy cơ chấn thương tủy sống do vết gãy không ổn định, dẫn đến bại liệt hoặc giảm khả năng vận động.

Gãy cột sống
Gãy cột sống thường xảy ra sau một chấn thương mạnh khiến xương đốt sốt bị nứt hoặc vỡ

Gãy cột sống là gì?

Gãy cột sống (hay gãy đốt sống) là tình trạng đốt sống của cột sống có một vết nứt. Những mảnh gãy lớn có thể tách khỏi xương chính hoặc đốt sống bị vỡ hoàn toàn. Điều này khiến cột sống mất vững, không thể cử động và đau đớn.

Ở mỗi người, gãy cột sống có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Xương cột sống có thể gãy nặng do chấn thương năng lượng cao, cần tiến hành điều trị y tế khẩn cấp.

Những trường hợp khác có thể là gãy nén hoặc ít nghiêm trọng hơn, xảy ra sau một cú ngã nhẹ, loãng xương khiến xương yếu và dễ gãy. Gãy cột sống có thể xảy ra ở đốt sống cổ, ngực (lưng trên) hoặc thắt lưng (lưng dưới). Tuy nhiên đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng và đường nối ngực (phần kết nối) của cả hai là những vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất.

Hầu hết những loại gãy cột sống đều có khả năng gây chấn thương tủy sống hoặc làm trầm trọng hơn ở cột sống đã bị thương. Nguyên nhân là do vết gãy không ổn định (thay đổi sự liên kết mà không có sự cố định bên ngoài hoặc bên trong) dẫn đến chèn ép tủy sống.

Phân loại gãy cột sống

Tùy thuộc vào vị trí và kiểu gãy, gãy cột sống được phân thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

1. Phân loại theo kiểu gãy

Dựa vào kiểu gãy, người ta phân gãy cột sống thành những loại sau:

  • Gãy xương cổ: Bao gồm gãy C1, C2 và gãy hình giọt nước do uốn.
  • Gãy mỏm gai (Clay-shoveler fracture): Đây là một dạng gãy xương ổn định thông qua quá trình phát triển gai của đốt sống. Điều này thường xảy ra ở đốt sống C6, C7 và đốt sống ngực trên.
  • Gãy xương do vỡ: Đây là một loại gãy cột sống do chấn thương. Trong đó một hoặc nhiều đốt sống bị gãy/ vỡ do tải trọng dọc trục có năng lượng cao. Lúc này những mảnh gãy đốt sống xuyên qua ống sống hoặc những mô xung quanh.
  • Gãy xương Chance: Đây là một loại gãy đốt sống do cột sống của bạn bị uốn cong quá mức. Những triệu chứng thường bao gồm bầm tím ở bụng, tê liệt chân.
  • Gãy xương Holdsworth: Đây là tình trạng gãy xương không ổn định khiến khớp nối thắt lưng ngực của cột sống bị trật. Chấn thương bao gồm gãy các khớp mặt, đứt dây chằng cột sống sau và gãy xương xuyên thân dốt sống.
  • Chấn thương mất tập trung: Đây là tình trạng những đốt sống bị kéo lệch. Điều này thường dẫn đến sự đứt/ rách của những dây chằng và những đốt sống dạng sợi. Từ đó gây ra sự không ổn định cho cột sống. Nếu xảy ra ở mặt sau của đốt sống, chấn thương mất tập trung có thể dẫn đến tình trạng gãy nén ở mặt trước của đốt sống.
  • Gãy do nén: Đây là tình trạng gãy xẹp đốt sống. Điều này xảy ra do những đốt sống bị suy yếu (thường thấy ở những bệnh nhân bị loãng xương, có khiếm khuyết sinh xương, khối u) hoặc do chấn thương. Ở những trường hợp gãy cột sống do nén, lực nén lớn ở phía trước dẫn đến tình trạng lún xẹp của một đốt sống ở dạng hình nêm.
Gãy do nén
Gãy xương do nén thường do các xương đốt sống suy yếu hoặc bị chấn thương

2. Phân loại theo vị trí gãy

Dựa vào vị trí gãy, gãy cột sống được phân loại như sau:

+ Gãy đốt sống cổ (gãy cổ)

Gãy đốt sống cổ (gãy cổ) là tình trạng gãy/ nứt bất kỳ đốt sống cổ nào trong số 7 đốt sống cổ ở cổ. So với những vị trí khác, gãy cổ nguy hiểm hơn, có khả năng gây chấn thương tủy sống dẫn đến tê liệt hoặc tử vong ngay lập tức.

Chấn thương thường xảy ra sau một cú vặn mạnh và đột ngột, một cú đá mạnh vào vùng cổ hoặc đầu dẫn đến gãy xương cổ. Ngã xe, va chạm khi chơi thể thao cũng có thể gây gãy cổ.

Phân loại trong gãy đốt sống cổ:

  • Gãy C1: Gồm gãy Jefferson (gãy xương của vòm trước hoặc/ và sau của đốt sống C1).
  • Gãy C2: Gồm gãy Hangman (gãy xương của cả hai đốt sống hoặc gãy một phần của những đốt sống).
  • Gãy hình giọt nước do uốn: Bệnh nhân bị gãy mặt trước của đốt sống cổ.

+ Gãy đốt sống ngực

Chấn thương lớn có thể khiến một hoặc nhiều đốt sống ngực bị gãy hoặc nứt. Điều này thường làm tổn thương tủy sống dẫn đến tê liệt.

Phân loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng của gãy đốt sống ngực

Trong điều trị gãy đốt sống ngực và lưng, phân loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng có thể xác định nhu cầu phẫu thuật. Điều này được tính bằng điểm (tổng của ba giá trị). Trong đó mỗi giá trị là điểm của phương pháp thay thế thích hợp và hiệu quả nhất trong ba loại:

Phức hợp dây chằng sau

  • Nguyên vẹn: 0 điểm
  • Không thể xác định hoặc nghi ngờ chấn thương: 2 điểm
  • Bị thương: 3 điểm

Loại thương tích

  • Gãy nén: 1 điểm
  • Đứt gãy: 2 điểm
  • Chấn thương quay định tiến: 3 điểm
  • Chấn thương mất tập trung: 4 điểm

Thần kinh học

  • Nguyên vẹn: 0 điểm
  • Rễ thần kinh cột sống bị tổn thương: 2 điểm
  • Tổn thương hoàn toàn của dây chằng: 2 điểm
  • Tổn thương không hoàn toàn của tủy: 3 điểm
  • Hội chứng equina Cauda (hội chứng chùm đuôi ngựa): 3 điểm

Kết quả

  • Điểm dưới 4: Điều trị không phẫu thuật
  • Điểm 4: Điều trị theo phương pháp phẫu thuật hoặc không phẫu thuật
  • Điểm trên 4: Điều trị phẫu thuật

+ Gãy đốt sống lưng

Gãy thắt lưng xảy ra khi một trong 5 đốt sống lưng (Từ L1 – L5) có vết nứt, gãy hoặc bị vỡ. Điều này thường liên quan đến một chấn thương nghiêm trọng. Gãy thắt lưng có thể gây chấn thương tủy sống dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh. Gãy đốt sống lưng cũng thường xảy ra do nén.

Gãy đốt sống lưng
Gãy đốt sống lưng thường do một chấn thương nghiêm trọng, có thể gây tổn thương tủy

Hệ thống phân loại chấn thương vùng thắt lưng AOSpine (ATLICS)

Đây là sơ đồ phân loại cho chấn thương vùng thắt lưng. ATLICS tập trung vào hình thái gãy xương, kết hợp hai phần bổ sung để điều chỉnh lâm sàng và phân loại thần kinh:

Hình thái gãy xương

  • Loại A: Chấn thương do nén (A0 – A4)
  • Loại B: Chấn thương mất tập trung (B1 – B3)
  • Loại C: Tổn thương do dịch

Tình trạng thần kinh

  • N0: Nguyên vẹn về mặt thần kinh
  • N1: Thâm thụt thoáng qua
  • N2: Bệnh căng nguyên
  • N3: Tổn thương xương ngực hoặc tổn thương tủy sống không hoàn toàn
  • N4: Tổn thương tủy sống hoàn toàn
  • NX: Tình trạng thần kinh không rõ

Bổ ngữ

  • M1: Tình trạng chấn thương dải căng không xác định
  • M2: Có bệnh lý đi kèm

+ Gãy xương cùng

Xương cùng là xương hình tam giác lớn. Sự hợp nhất của năm đốt sống xương cùng tạo thành phần cuối cùng của cột sống. Gãy xương cùng xảy ra khi xương này có một vết nứt hoặc bị vỡ. So với các dạng khác, gãy xương cùng ít phổ biến hơn, chủ yếu do chấn thương năng lượng cao gây ra.

Tương tự như gãy đốt sống lưng và ngực, gãy xương cùng cũng có khả năng gây tổn thương tủy sống và rối loạn chức năng thần kinh dẫn đến tê yếu.

Nguyên nhân gây gãy cột sống

Gãy cột sống chủ yếu do một chấn thương năng lượng cao. Cụ thể như:

  • Rơi từ một độ cao đáng kể
  • Va chạm ô tô hoặc xe máy
  • Tai nạn thể thao
  • Chơi những bộ môn có khả năng va chạm mạnh về thể chất, chẳng hạn như bóng bầu dục và khúc côn cầu trên băng
  • Hành động bạo lực, chẳng hạn như:
    • Vết thương do súng bắn
    • Vặn cổ mạnh và đột ngột
    • Một cú đá mạnh vào cổ hoặc vùng đầu

Những trường hợp gãy xương cột sống do chấn thương nặng cần được cấp cứu và điều trị y tế ngay lập tức. Bởi tình trạng này thường gây tổn thương các dây thần kinh và tủy sống.

Ngoài ra gãy cột sống cũng có thể xảy ra do những đốt sống bị suy yếu. Điều này thường do:

  • Bệnh loãng xương. Bệnh lý này thường gây gãy nén hoặc vỡ đốt sống khi có va chạm rất nhẹ
  • Khiếm khuyết sinh xương (bẩm sinh)
  • Khối u (u cột sống lành tính hoặc ung thư cột sống)
Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương là một trong những nguyên nhân khiến xương cột sống yếu và gãy

Dấu hiệu và triệu chứng của gãy cột sống

Sau khi gãy cột sống, người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

Triệu chứng cơ bản

  • Đau nhức ở vùng bị ảnh hưởng ngay sau khi chấn thương xảy ra (đau lưng hoặc đau cổ)
  • Cơn đau có thể từ trung bình đến dữ dội
  • Đau nghiêm trọng hơn khi cố gắng cử động hoặc tăng theo thời gian
  • Bầm tím
  • Sưng tấy quanh vùng ảnh hưởng
  • Có cảm giác co thắt
  • Biến dạng cột sống xảy ra ở nhiều trường hợp

Triệu chứng khi có tổn thương tủy sống/ dây thần kinh

  • Tê bì
  • Ngứa ran
  • Yếu ở tay chân
  • Rối loạn chức năng ruột và bàng quang
  • Không thể cử động

Triệu chứng khi có chấn thương năng lượng cao

  • Ngất xỉu
  • Mất ý thức
  • Chấn thương sọ não

Gãy cột sống nguy hiểm như thế nào?

Gãy cột sống được xếp vào nhóm chấn thương cực kỳ nguy hiểm. Hầu hết các loại gãy xương đều có khả năng gây tổn thương tủy sốngdây thần kinh. Điều này gây ra những rối loạn chức năng của ruột và bàng quang, bệnh nhân có nguy cơ tê liệt.

Đối với những trường hợp gãy cổ, người bệnh có thể tử vong tại chỗ. Để giảm bớt biến chứng, người bệnh cần được cấp cứu đúng cách ngay khi chấn thương xảy ra.

Gãy cột cột sống gây tổn thương tủy sống và dây thần kinh
Gãy cột cột sống gây tổn thương tủy sống và dây thần kinh, tăng nguy cơ liệt và tử vong

Một số biến chứng khác:

  • Viêm phổi
  • Xuất hiện những cục máu đông ở chân và xương chậu. Biến chứng này thường phát triển trong thời gian bất động hoặc nằm nghỉ trên giường
  • Thuyên tắc phổi

Khi bị chấn thương cột sống, tuyệt đối không tự ý di chuyển hay thay đổi tư thế của bệnh nhân để tránh gây tổn thương thêm. Đồng thời điều trị theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế biến chứng.

Chẩn đoán gãy cột sống như thế nào?

Khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành ổn định khẩn cấp ngay lập tức. Khi cơn nguy hiểm qua đi, quá trình kiểm tra thể chất và xét nghiệm hình ảnh sẽ được thực hiện.

1. Ổn định khẩn cấp

Bệnh nhân được cấp cứu ngay lập tức khi bị gãy cột sống. Trong quá trình này, bác sĩ thực hiện các phương pháp ổn định khẩn cấp tại hiện trường. Rất khó để đánh giá mức độ thương tích ngay khi chấn thương xảy ra.

Quá trình ổn định khẩn cấp như sau:

  • Kiểm ra dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ngay tại hiện trường vụ tai nạn. Bao gồm: Kiểm tra nhịp tim, khả năng thở và ý thức.
  • Đánh giá vết thương chảy máu. Tiến hành cầm máu bằng bông băng y tế.
  • Tiêm thuốc chống sốc nếu cần thiết.
  • Kiểm tra biến dạng cột sống và tay chân.
  • Giữ nguyên tư thế của bệnh nhân, sử dụng ván sau và vòng cổ để cố định cột sống
  • Di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trong phòng cấp cứu, chấn thương sẽ được đánh giá kỹ lưỡng và đầy đủ.

2. Kiểm tra thể chất

Tại phòng cấp cứu, người bệnh được kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe, bắt đầu từ đầu đến chân (gồm kiểm tra đầu, cổ, ngực, bụng, xương chậu, tay, chân và cột sống).

Trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo, bác sĩ có thể thực hiện một số bài kiểm tra sau:

  • Mức độ nghiêm trọng và vị trí đau, các triệu chứng đi kèm (như tê bì, châm chích)
  • Khả năng nhận biết vị trí và cảm nhận của tất cả các chi
  • Khả năng di chuyển, cử động tay và chân của bệnh nhân
  • Phản xạ của bệnh nhân
  • Kiểm tra trương lực của các cơ hậu môn, đồng thời kiểm tra khả năng làm trống bàng quang của bệnh nhân mà không cần hỗ trợ. Những trường hợp bị rối loạn chức năng ruột và bàng quang không thể tiểu tiện hoặc đại tiện tự chủ. Điều này cho thấy tình trạng tổn thương tủy sống nghiêm trọng.

3. Xét nghiệm hình ảnh

Sau khi khám cận lâm sàng, bệnh nhân được kiểm tra hình ảnh để đánh giá mức độ nghiêm trọng của gãy cột sống. Những chỉ định dưới đây sẽ được thực hiện:

Xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh có thể cho thấy những vết gãy và bất thường khác ở cột sống
  • Chụp X-quang: Bác sĩ kiểm tra bất thường của xương (gãy, xẹp, nứt, vỡ đốt sống, trật khớp…) bằng hình ảnh X-quang. Điều này giúp xác định đốt sống bị thương và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính cho những trường hợp gãy cột sống nghiêm trọng hoặc gãy nén, không thể xác định tổn thương trên hình ảnh X-quang.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để kiểm tra tủy sống, mạch máu và các mô khác, người bệnh có thể được chụp cộng hưởng từ. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đánh giá chi tiết mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Chụp MRI cũng giúp kiểm tra tình trạng gãy nén do khối u.

Xét nghiệm hình ảnh sẽ được thực hiện trên nhiều vùng để phát hiện tất cả tổn thương và đánh giá mức độ nghiêm trọng.

Điều trị gãy cột sống hiệu quả

Điều trị cụ thể cho trường hợp gãy cột sống phụ thuộc vào:

  • Phân loại gãy cột sống
  • Có chấn thương tủy sống hay dây thần kinh hay không
  • Những chấn thương khác

Trước khi điều trị cụ thể, người bệnh được bất động hoàn toàn vùng đầu cổ và tại khu vực có đốt sống bị gãy. Sau đó ổn định tất cả chấn thương đe dọa đến tính mạng, đồng thời đánh giá mô hình gãy cột sống. Cuối cùng xác định xem bệnh nhân có cần phẫu thuật điều trị hay không.

1. Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật cho chứng gãy cột sống như sau:

  • Dùng nẹp

Bệnh nhân bị gãy cột sống bắt buộc phải bất động để ngăn ngừa tổn thương thêm hoặc giảm thiểu tổn thương tủy sống. Đối với trường hợp gãy nén và xương vỡ ổn định, bệnh nhân được điều trị bằng nẹp từ 6 – 12 tuần. Điều này giúp các xương liền lại đúng cách.

  • Dùng thuốc giảm đau

Người bệnh được dùng Paracetamol hoặc những loại thuốc giảm đau thần kinh để làm dịu cơn đau. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen và Aspirin không được chỉ định. Bởi nhóm thuốc này có thể cản trở quá trình liền xương.

  •  Vận động trị liệu

Sau khi vết gãy liền lại và cột sống đã ổn định, người bệnh được hướng dẫn hoạt động thể chất và tập phục hồi chức năng với cường độ tăng dần theo thời gian. Điều này giúp giảm đau, tăng tính ổn định và lấy lại sự dẻo dai cho cột sống. Đồng thời ngăn ngừa được những vấn đề sau chấn thương.

Vận động trị liệu
Vận động trị liệu tích cực giúp tăng tính ổn định và lấy lại sự dẻo dai cho cột sống

2. Phẫu thuật điều trị

Chỉ định

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Gãy xương vỡ. Trong đó nhiều mảnh xương gãy tách khỏi xương chính
  • Đốt sống bị giảm chiều cao nghiêm trọng
  • Có biến dạng cột sống, cúi người hoặc gập góc quá mức về phía trước (tại vị trí gãy)
  • Tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh do đĩa đệm hoặc thân đốt sống chèn ép tủy sống
  • Mất ổn định cột sống do tổn thương dây chằng
  • Vết gãy đâm xuyên qua những đĩa đệm của cột sống

Mục tiêu

Mục tiêu cuối cùng của phẫu thuật:

  • Ổn định vết gãy
  • Đưa các mảnh xương gãy về vị trí thích hợp, lấy lại cấu trúc giải phẫu của cột sống
  • Giảm áp lực lên dây thần kinh và tủy sống
  • Cho phép bệnh nhân trở lại hoạt động thể chất và di chuyển sớm hơn.

Phương pháp

Tùy thuộc vào dạng gãy xương và đốt sống bị ảnh hưởng, bác sĩ chỉ định nội soi hoặc mổ mở thông qua phương pháp tiếp cận bên, tiếp cận trước và tiếp cận sau. Đôi khi có thể kết hợp cả ba phương pháp trong quá trình phẫu thuật điều trị.

Khi thực hiện, bác sĩ tạo vết rạch lớn để tiếp cận với đốt sống bị hỏng. Sau đó tiến hành sắp xương, cấy ghép kim loại (vít, đinh, thanh hoặc lồng kinh loại) để ổn định các mảnh xương gãy và cột sống.

Khi cột sống đã ổn định, vết rạch được khâu lại và băng bó. Bệnh nhân được chụp X-quang nhiều lần để theo dõi quá trình lành lại của xương và mức độ ổn định của cột sống sau điều trị.

Bệnh nhân tiếp tục bất động vùng tổn thương hoặc cổ bằng vòng cổ để ổn định sau phẫu thuật gãy xương. Khoảng vài tuần sau đó, người bệnh được vật lý trị liệu lấy lại sức bền cho cơ, bảo vệ và tăng tính ổn định cho cột sống. Đồng thời phục hồi khả năng vận động.

Phẫu thuật điều trị gãy cột sống
Phẫu thuật gãy cột sống giúp đưa các mảnh xương gãy về vị trí thích hợp, giảm chèn ép tủy

Biến chứng

Mặc dù ít gặp nhưng phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng
  • Xuất huyết
  • Hình thành cục máu đông
  • Rò rỉ dịch tủy sống
  • Tổn thương mô lân cận

Để tránh biến chứng xảy ra, bác sĩ thường tiến hành điều trị sớm. Đồng thời áp dụng những phương pháp sau:

  • Dùng thuốc bảo vệ (thuốc chống đông máu) và phương pháp cơ học (như vớ nén ở cẳng chân) để chống hình thành cục máu đông
  • Lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật thích hợp
  • Tập phục hồi chức năng sớm và áp dụng các chương trình hậu phẫu.

Phục hồi sau gãy cột sống

Sau khi vết gãy đã lành, bệnh nhân cần một khoảng thời gian phục hồi. Trong khoảng thời gian này, người bệnh được dùng thuốc giảm đau (nếu cần), luyện tập phục hồi sức mạnh và khả năng di chuyển. Từ đó lấy lại trạng thái trước khi chấn thương càng gần càng tốt.

Một số bài tập kéo giãn cũng được thực hiện để tăng sự dẻo dai và ổn định cột sống, xây dựng các cơ hỗ trợ để ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tốc độ hồi phục, thời gian vật lý trị liệu có thể từ 3 – 6 tháng hoặc lâu hơn. Người bệnh có thể vật lý trị liệu ngoại trú hoặc nội trú.

Đối với trường hợp gãy xương do loãng xương, người bệnh được luyện tập kết hợp bổ sung canxi trong quá trình điều trị và hồi phục. Điều này giúp giải quyết tình trạng mất mật độ xương, ngăn gãy xương tái diễn trong tương lai.

Tiên lượng

Tiên lượng cho gãy cột sống còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phân loại tổn thương. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp có tiên lượng khá tốt (bao gồm điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật).

Thông thường người bệnh có thể ngồi dậy sau 6 tuần, trở lại hoạt động sinh hoạt sau 3 – 6 tháng nhưng không làm nặng trong 1 năm. Mất khoảng 2 năm để người bệnh có thể trở lại hoạt động thể chất.

Bệnh nhân có thể trở lại hoạt động sinh hoạt sau 3 - 6 tháng điều trị
Bệnh nhân có thể trở lại hoạt động sinh hoạt sau 3 – 6 tháng điều trị và tập phục hồi chức năng

Thời gian phục hồi có thể kéo dài ở những bệnh nhân có vấn đề làm phức tạp hoặc trì hoãn việc hồi phục. Cụ thể như chấn thương thần kinh, vỡ đốt sống và biến dạng tiến triển của cột sống.

Biện pháp phòng ngừa gãy cột sống

Những biện pháp có thể hạn chế gãy cột sống:

  • Lái xe an toàn, lưu ý thắt dây an toàn khi xe di chuyển.
  • Hạn chế nguy cơ té ngã bằng cách sử dụng thảm chống trơn, lắp thanh vịn chắc chắn ở cầu thang…
  • Không nên uống rượu khi lái xe.
  • Điều trị tốt bệnh loãng xương. Đảm bảo bổ sung đủ canxi và vitamin cần thiết từ chế độ ăn uống lành mạnh (sữa, sữa chua, rau lá xanh, ngũ cốc, chế phẩm của đậu nành…). Nếu kém hấp thụ dưỡng chất, hãy dùng thêm thuốc bổ sung canxi cho người lớn.
  • Thận trong trong mọi hoạt động. Đặc biệt là khi chơi thể thao để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Tránh những hành vi bạo lực, không đột ngột vặn/ xoay cổ quá mức.

Gãy cột sống để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, tăng nguy cơ tổn thương cột sống và tử vong ở người gãy cổ. Vì thế cần thận trọng để ngăn chấn thương. Nếu gãy xương xảy ra, người bệnh cần được bất động và cấp cứu khẩn cấp. Điều này giúp điều trị kịp thời, tránh tổn thương thêm và tăng khả năng hồi phục.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết
Bó Bột Chân Có Đi Được Không
Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng ...
Xem chi tiết
Giãn Dây Chằng Đầu Gối Có Đi Lại Được Không
Giãn dây chằng đầu gối có đi lại được không là vấn đề chung của nhiều bệnh nhân. Tổn thương dây chằng làm mất tính ổn định của đầu gối, gây đau và hạn chế phạm vi chuyển động. Điều ...
Xem chi tiết
Bong Gân Khám Ở Đâu Tại TPHCM
Việc tìm hiểu bong gân khám ở đâu tại TPHCM là điều rất quan trọng để có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn và tránh tối đa các rủi ro phát sinh. Điều trị đúng là kịp lúc ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua