Đốt sống lưng là gì? Bao nhiêu đốt? Thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đốt sống lưng là các xương được kết nối với nhau để tạo thành cột sống lưng. Các đốt sống này bảo vệ tủy sống, hỗ trợ ổn định phần trên của cơ thể và kiểm soát chuyển động của chân.

đốt sống lưng
Các đốt sống lưng bảo vệ tủy sống, hỗ trợ ổn định phần trên của cơ thể và kiểm soát chuyển động của chân

Đốt sống lưng là gì? Có bao nhiêu đốt?

Lưng dưới hoặc thắt lưng được tạo thành bởi 5 đốt sống lưng, được ký hiệu từ L1 đến L5. Các đốt sống tăng dần kích thước khi đi xuống lưng dưới, để tạo ra các chuyển động uốn cong và vặn của cột sống. Ngoài ra, các đốt sống bảo vệ tủy sống và các cấu trúc liên quan bằng các bao bọc bên trong một ống xương, được gọi là ống sống.

Các đốt sống ở thắt lưng thường cứng, có độ đàn hồi tốt để chịu áp lực và tải trọng cao. Ngoài ra, thắt lưng cũng là bộ phận dễ bị đau, tổn thương và liên quan đến nhiều bệnh lý xương khớp tiềm ẩn.

Giải phẫu cấu trúc của đốt sống thắt lưng

Các đốt sống thắt lưng có cấu trúc gần như tương tự nhau, bao gồm:

1. Thân đốt sống

Thân đốt sống (Vertebral body) là cấu trúc chịu lực chính của cột sống thắt lưng. Các thân đốt sống thắt lưng  nằm ở phía trước và có các đặc điểm như sau:

Có bao nhiêu đốt sống lưng
Thân đốt sống là cấu trúc chịu lực chính của đốt sống
  • L1 và L2 có chiều cao phía trước nhỏ hơn chiều cao phía sau
  • L3 có chiều cao bằng nhau ở phía trước và ở phía sau
  • L4 và L5 có chiều cao phía trước lớn hơn so với phía sau

Xương đốt sống thắt lưng có khả năng chống lại sự uốn cong hoặc xô lệch và chứa các hốc nhỏ cho phép các mạch máu đi vào thân đốt sống để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết.

2. Cuống nhỏ đốt sống

Cuống nhỏ đốt sống (Vertebral pedicle) là một đoạn ngắn dày và tròn, nối các thân đốt sống với vòm đốt sống ở phía sau. Các cuống này cũng hỗ trợ kết nối thân đốt sống và vòm đốt sống.

3. Vòm cột sống

Mặt sau của đốt sống chứa một vòm đốt sống bằng xương với một lỗ hỏng ở phần trung tâm. Vòm đốt sống được cấu tạo từ 3 thành phần bao gồm:

  • Lá đốt sống (Laminae): Các cuống tiếp túc phát triển ở phía sau thân đốt sống để tạo thành các lá đốt sống (thành phần chính của vòm đốt sống). Các lá đốt sống có chiều cao giảm dần từ L1 đến L5.
  • Gai đốt sống (Spinous process): Ở điểm giữa của vòm đốt sống, có một phần nhỏ nhô ra được gọi là gai đốt sống. Các gai đốt sống có thể được cảm nhận bằng cách chạm vào lưng dưới và đóng vai trò như một bộ phận gắn vào các cơ khác nhau của cột sống.
  • Mấu ngang đốt sống (Transverse process): Ở hai bên của gai đốt sống có những chỗ lồi ra, được gọi là mấu ngang đốt sống. Tương tự như quá trình tạo gai, các mấu ngang đóng vai trò như một điểm gắn kết các cơ ở cột sống.
  • Lỗ đốt sống (Vertebral foramen): Các lỗ đốt sống là phần rỗng bên trong các đốt sống. Khi được xếp chồng lên nhau, không gian này tạo thành ống sống.

Các ống sống thắt lưng chứa và bảo vệ tủy sống và chùm đuôi ngựa (cauda equina). Các đốt sống được kết nối với nhau thông qua các khớp và mạng lưới dây chằng.

Giải phẫu khớp cung đốt sống

Khớp cung đốt sống (zygaphophyseal hoặc facet joint) là một cặp khớp ở mặt sau của mỗi đoạn cột sống. Các khớp này có cành nhỏ để kết nối các xương đốt sống với nhau.

Vị trí đốt sống L4 L5
Khớp cung đốt sống là một cặp khớp ở mặt sau của mỗi đoạn cột sống

Các khớp mặt của cột sống thắt lưng thường chịu nhiều áp lực và trọng lượng, do đó dễ bị tổn thương hoặc thoái hóa. Ngoài ra, các khớp này cũng chứa nhiều dây thần kinh cột sống, do đó dễ bị đau ở lưng dưới và chân (đau thần kinh tọa).

Ở đốt sống thắc lưng, các khớp cung đốt sống có chức năng chính là xác định hướng chuyển động và hạn chế các cử động quá mức. Các khớp này cũng giảm tải trọng cơ thể, đặc biệt là trong các chuyển động uốn cong và vặn ngược cột sống.

Lỗ không gian đốt sống

Lỗ không gian đốt sống (Intervertebral Foramen) là các khẽ hở xương nằm giữa các cuống của đốt sống liền kề. Các lỗ không gian này cung cấp một lối đi cho các rễ thần kinh khi phân nhanh ra khỏi tủy sống hoặc xương sống. Các dây thần kinh, mạch bạch huyết và các động mạch khác cũng đi qua các lỗ này.

Độ rộng của các lỗ không gian đốt sống giảm dần từ L1 – L5. Kích thước của các lỗ không gian cũng nhỏ hơn khi cột sống uốn cong về phía sau và lớn hơn khi uốn cong về phía trước.

Các đốt sống thắt lưng phải chịu tải trọng cơ học cao và có thể bị gãy, thoái hóa hoặc trật khớp. Các tình trạng này có thể gây ra đau lưng dưới và đau thần kinh tọa (đau lan đến chân) nếu có liên quan đến dây thần kinh cột sống.

Chức năng của đốt sống lưng

Các đốt sống thắt lưng cứng và có độ đàn hồi cao, tuy nhiên chịu nhiều áp lực và thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể. Cụ thể, một số chức năng chính của đốt sống lưng bao gồm:

đốt sống lưng có chức năng gì
Các đốt sống lưng hỗ trợ nâng đỡ phần trên cơ thể và chuyển động của chân
  • Hỗ trợ và ổn định phần trên cơ thể: 5 đốt sống thắt lưng là đốt sống lớn nhất khi so với các đốt sống khác của cột sống người. Các đốt sống lưng kết hợp với các cơ và dây chằng để nâng đỡ trọng lượng của phần trên cơ thể, bao gồm đầu và cổ. Cột sống thắt lưng cũng chuyển tải hoạt động từ phần trên cơ thể xuống chân.
  • Cho phép các cử động của cơ thể: Các đốt sống lưng chịu trách nhiệm cho các chuyển động của cơ thể theo nhiều hướng khác nhau, bao gồm cả phía trước và phía sau, từ bên này sang bên kia hoặc chuyển động xoắn. Các chuyển động thường chủ yếu xảy ra ở hai đốt sống cuối cùng.
  • Bảo vệ tủy sống và chùm đuôi ngựa (cauda equina): Các đốt sống thắt lưng trên bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống. Các đốt sống bên tạo thành không gian cho các dây thần kinh cauda equina đi xuống từ tủy sống.
  • Kiểm soát chuyển động của chân: Các dây thần kinh cột sống thắt lưng phân nhánh từ tủy sống và cauda equina có thể kiểm soát chuyển động và cảm giác ở chân.

Các vấn đề liên quan đến các đốt sống lưng

Có nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến các đốt sống thắt lưng. Cụ thể các tình trạng bao gồm:

1. Trượt đốt sống thắt lưng

Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng một đốt sống bị trượt về phía trước so với đốt sống bên dưới. Tình trạng này thường xảy ra ở đốt sống thắt lưng dưới L4 – L5 hoặc L5 – S1 do mức độ căng thẳng ở khu vực này cao hơn các khu vực khác.

Các dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Đau thắt lưng, thường là một cơn đau sâu
  • Đau lan tỏa xuống mông và mặt sau của đùi
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi đứng, đi bộ hoặc có bất cứ hoạt động này liên quan đến việc cúi người về phía sau
  • Có cảm giác mỏi chân hoặc ngứa ran ở chân, đặc biệt là sau khi đi bộ
  • Đau lan xuống bên dưới đầu gối hoặc xuống bàn chân

Nếu trượt đốt sống gây chèn ép các rễ thần kinh, có thể dẫn đến đau thần kinh tọa. Ngoài ra, đôi khi trượt đốt sống có thể gây ảnh hưởng đến các triệu chứng của Hội chứng equina cauda (Hội chứng chùm đuôi ngựa), mặc dù điều này thường không phổ biến.

Trượt đốt sống lưng thường được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật, chẳng hạn như sử dụng thuốc, chườm nóng hoặc lạnh, vật lý trị liệu, thao tác nắn cột sống hoặc tiêm ngoài màng cứng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

2. Thoát hóa đốt sống

Thoái hóa đốt sống là tình trạng gây đau thắt lưng, phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Đây là tình trạng hao mòn sụn do ma sát quá mức dẫn đến viêm, đau và hạn chế khả năng di chuyển.

đốt sống lưng bị sưng đau
Thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng gây đau lưng thường phổ biến ở người cao tuổi

Thoái hóa đốt sống thường gặp ở các đoạn dưới của cột sống thắt lưng, chẳng hạn như L4 – L5. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau, chủ yếu ở thắt lưng và mông
  • Cơn đau có thể chạy dọc theo chân và dẫn bị chẩn đoán nhầm thành đau thần kinh tọa
  • Nếu các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nóng rát ở mặt ngoài của đùi

Hầu hết các kế hoạch điều trị thoái hóa đốt sống đều nhằm mục đích kiểm soát cơn đau và cải thiện khả năng hoạt động của người bệnh.  Các phương pháp điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc để giảm viêm và đau. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

3. Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng các ống sống hoặc các lỗ không gian đốt sống (lỗ hở xương cho các rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống) bị thu hẹp. Tình trạng này có thể gây kích thích hoặc chèn ép các rễ thần kinh, dẫn đến đau thần kinh tọa.

Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đau đớn hoặc kích thích ở các rễ thần kinh dẫn đến đau chân, thường đau từ lưng dưới đến mông và chân ở một bên cơ thể.
  • Ngứa ran, yếu, tê lan tỏa từ lưng đến mông và chân.
  • Chèn ép tủy sống có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai chân khi đi bộ hoặc đứng yên trong một thời gian dài.
  • Suy giảm chức năng thần kinh, chẳng hạn như mất sự phối hợp, mất cân bằng dáng đi, tê, và yếu ở cả hai chân

Hẹp ống sống thắt lưng có thể được cải thiện bằng cách biện pháp chăm sóc bảo tồn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Các biện pháp bảo vệ đốt sống lưng

Giữ các đốt sống khỏe mạnh có thể ngăn ngừa các bệnh lý liên quan và hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Cụ thể, để tăng cường sức khỏe đốt sống, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng
Thường xuyên tập thể dục và sử dụng các kỹ thuật khoa học trong các hoạt động hàng ngày để bảo vệ các đốt sống
  • Sử dụng nệm nằm có độ cứng vừa phải để có sự hỗ trợ lưng và không gây ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên của cột sống.
  • Giữ cho lưng thẳng hàng tự nhiên bằng cách đặt một chiếc gối mỏng bên dưới đầu gối để giảm căng thẳng ở lưng dưới. Đối với người có thói quen nằm nghiêng, người bệnh có thể đặt một chiếc gối mỏng ở giữa đầu gối để hỗ trợ cột sống.
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường các cơ, lưng, bụng và giảm bớt áp lực lên vùng lưng dưới.
  • Sử dụng giày phù hợp có thể hỗ trợ lưng dưới, ngăn ngừa các cơn đau và giúp cột sống luôn thẳng hàng. Đi giày vừa vặn cũng hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tổn thương lòng bàn chân và mắt cá chân.
  • Thường xuyên massage lưng có thể tăng cường lưu lượng máu, nới lỏng các cơ và mô liên kết bị ở lưng, đồng thời hỗ trợ thư giãn lưng.
  • Thực hiện các tư thế tốt khi ngồi để hạn chế các tải trọng gây ảnh hưởng đến các đốt sống lưng.
  • Thực hiện các tư thế đúng khi nâng đồ vật để tránh gẩy tổn thương cho lưng. Khi nâng cần hạ thấp đầu gối, giữ thẳng lưng, sử dụng chân và hông khi nâng đồ vật.

Các đốt sống lưng kết hợp lại với nhau để tạo thành cột số thắt lưng với chức năng bảo vệ tủy sống và cho phép các hoạt động ở chân. Bên cạnh đó, các đốt sống này thường rất dễ bị tổn thương, do đó mọi người cần thường xuyên tập thể dục và dành thời gian nghỉ ngơi để tăng cường sức khỏe ở các đốt sống. Nếu nhận thấy các cơn đau hoặc khó chịu ở lưng dưới, đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Đốt sống cổ là gì? Có mấy đốt? Cấu tạo, chức năng

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua