Uống Glucosamine trước hay sau ăn? Thông tin cần biết

Theo dõi IHR trên goole news

Nên uống Glucosamine trước hay sau ăn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi việc sử dụng Glucosamine đúng cách và đúng thời điểm có thể tăng khả năng hấp thụ và đạt hiệu quả tối ưu. Từ đó sớm chữa lành tổn thương, xoa dịu cảm giác đau nhức, giảm viêm và sưng đỏ quanh các khớp.

Tìm hiểu uống Glucosamine trước hay sau ăn, công dụng, liều dùng và những lưu ý an toàn

Glucosamine có vai trò như thế vào với cơ thể?

Glucosamine được tìm thấy bên trong chất lỏng xung quanh khớp với hàm lượng khá ít. Đây là một loại đường tự nhiên, có tác dụng chính gồm bao bọc sụn khớp, giảm tổn thương khi hoạt động và giúp các khớp chuyển động trơn tru hơn.

Ngoài ra Glucosamine trong cơ thể người là tiền chất tạo ra các mô sụn khớp. Khi đủ hàm lượng cần thiết, chúng sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng và sửa chữa tổn thương. Đồng thời tăng mật độ liên kế xương, kích thích tăng tiết dịch khớp giúp chống khô khớp, duy trì khả năng vận động linh hoạt và dẻo dai cho người bệnh.

Đối với sụn và những yếu tố gây tổn thương, Glucosamine góp phần ức chế các enzyme phá hủy mô sụn. Điều này giúp ngăn ngừa và hạn chế quá trình thoái hóa khớp, hạn chế tổn thương và đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi.

Mặc dù có vai trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho các khớp xương nhưng chức năng và hàm lượng Glucosamine tự nhiên trong cơ thể có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Mặt khác, cơ thể thường không thể hoặc rất khó để tổng hợp Glucosamine. Đây chính là lý do người lớn tuổi và những người có hệ xương khớp suy yếu nên bổ sung Glucosamine kịp thời và đúng cách thông quan các loại thực phẩm chức năng.

Những ai nên bổ sung Glucosamine?

Viên uống bổ sung Glucosamine được khuyến khích dùng cho người lớn tuổi và những người có hệ xương khớp suy yếu nhằm phòng ngừa và giảm nguy cơ đau khớp, thoái hóa khớp. Ngoài ra Glucosamine còn được cân nhắc sử dụng cho những nhóm đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout
  • Bệnh nhân bị cứng khớp và khó vận động do thiếu dịch nhầy khớp
  • Những người có công việc cần đứng hoặc ngồi lâu một chỗ khiến xương khớp đau nhức, cứng khớp và tăng nguy cơ thoái hóa
  • Chấn thương cần phục hồi xương và mô sụn
  • Bệnh nhân bị thiếu canxi, loãng xương
  • Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ thiếu canxi và mắc bệnh xương khớp
Glucosamine phù hợp với người lớn tuổi và những người có hệ xương khớp suy yếu
Viên uống bổ sung Glucosamine phù hợp với người lớn tuổi và những người có hệ xương khớp suy yếu

Lợi ích khi bổ sung thêm Glucosamine

Hầu hết các sản phẩm bổ sung Glucosamine đều được bào chế ở dạng viên uống (viên nén hoặc viên nang). Bên cạnh đó Glucosamine có thể được dùng riêng lẻ với ba loại chủ yếu gồm Glucosamine sulfate, Glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine hoặc dùng kết hợp với một số chất khác để tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể như chiết xuất sụn cá mập, methylsulfonylmethane, chondroitin sulfate…

Việc bổ sung thêm Glucosamine có thể mang đến một số công dụng và lợi ích sau:

  • Kích thích tăng tiết dịch khớp, phòng ngừa cứng khớp, cải thiện tính linh hoạt và chức năng vận động của người bệnh
  • Xây dựng và thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp hư hỏng. Đồng thời tăng độ dẻo dai và khả năng bảo vệ các đầu xương của sụn
  • Duy trì mật độ xương
  • Ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Giảm tổn thương do gốc tự do và những enzyme phá hủy mô sụn
  • Tăng khả năng tái tạo và sản sinh tế bào xương khớp
  • Làm dịu cảm giác đau nhức, sưng, đỏ và cứng khớp
  • Giảm viêm
  • Duy trì sức khỏe và chức năng của xương, khớp và sụn
  • Đảm bảo cơ thể và hệ xương khớp hoạt động bình thường và khỏe mạnh

Uống Glucosamine trước hay sau ăn?

Uống Glucosamine trước hay sau ăn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên Glucosamine nên được uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn để hấp thụ tốt và sớm đạt hiệu quả chữa bệnh. Bên cạnh đó người bệnh nên sử dụng viên uống cùng với một ly nước lọc (khoảng 200ml) để tăng khả năng hấp thụ.

Ngoài ra khi uống Glucosamine, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến liều dùng, thời điểm và thời gian sử dụng tốt nhất, bao gồm:

  • Liều dùng an toàn:
    • Uống 1500mg Glucosamine mỗi ngày trong 1 – 2 tháng đầu.
    • Giảm liều dùng còn 1200mg hoặc 1000mg Glucosamine trong những tháng tiếp theo.
  • Thời điểm sử dụng: Buổi sáng.
  • Thời gian sử dụng:
    • Viên uống bổ sung Glucosamine nên được sử dụng liên tục và ít nhất 1 – 2 tháng để các triệu chứng có thể thuyên giảm. Tiếp tục sử dụng thêm 1 tháng để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt hơn. Nguyên nhân là do chất này phát huy tác dụng chậm sau khi được đưa vào cơ thể.
    • Chỉ dùng 6 tháng (1 liệu trình) để hạn chế tác dụng phụ.
    • Ngừng sử dụng 6 tháng nếu muốn lặp lại liệu trình điều trị.
Viên uống bổ sung Glucosamine nên được dùng trong hoặc sau bữa ăn
Viên uống bổ sung Glucosamine nên được dùng trong hoặc sau bữa ăn để tăng khả năng hấp thụ và đạt hiệu quả tốt

Một số lưu ý khi sử dụng Glucosamine

Không phải tất cả các trường hợp điều có thể sử dụng Glucosamine. Để hạn chế rủi ro, viên uống bổ sung hoạt chất này thường không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ cho con bú, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi (không có thông tin về độ an toàn)
  • Người bị dị ứng với hải sản hoặc bất kỳ thành phần nào của viên uống.
  • Bệnh nhân bị ung thư (giảm hiệu quả điều trị ung thư)
  • Bệnh nhân bị tiểu đường (ảnh hưởng đến thuốc điều trị và lượng đường trong máu)
  • Bệnh nhân bị hen suyễn
  • Người có vấn đề về máu và tuần hoàn (tăng nguy cơ xuất huyết)

Ngoài ra trước khi đưa Glucosamine vào quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Nên khám sức khỏe. Đồng thời chỉ nên dùng viên uống bổ sung Glucosamine khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tham khảo mục “uống Glucosamine trước hay sau ăn” để sử dụng viên uống đúng cách và đúng liều. Hoặc có thể sử dụng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trao đổi thông tin về tình trạng sức khỏe và các thuốc đang dùng trước khi bổ sung Glucosamine để đảm bảo an toàn.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng viên uống bổ sung Glucosamine kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.
  • Không dùng Glucosamine cùng với Warfarin, Acetaminophen, thuốc điều trị cảm cúm, thuốc chống trợ tim, thuốc điều trị ung thư… để phòng ngừa tương tác thuốc làm giảm hiệu quả chữa bệnh hoặc gây ngộ độc.
  • Viên uống bổ sung Glucosamine không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh và không thể điều trị dứt điểm các bệnh lý nguy nhân. Sản phẩm chỉ có tác dụng hạn chế các triệu chứng, góp phần giảm tổn thương và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
  • Hàm lượng Cholesterol xấu trong máu có thể tăng cao ở những người điều trị với Glucosamine.
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian sử dụng Glucosamine nhưng thường nhẹ và ngắn hạn. Cụ thể như buồn ngủ, buồn nôn, khó chịu ở bụng, đau đầu, phát ban, tiêu chảy/ táo bón, mất ngủ, đau dạ dày… Cần thông báo với bác sĩ nếu những tác dụng phụ này kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh cần điều chỉnh phương pháp / phác đồ điều trị nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 2 tháng sử dụng Glucosamine.
  • Tuyệt đối không lạm dụng, dùng Glucosamine trên 6 tháng hoặc sử dụng với liều cao hơn quy định để tránh tác dụng và một số rủi ro nghiêm trọng khác.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và khả năng phục hồi sau điều trị. Người bệnh cần áp dụng các biện pháp xử lý hoặc thay đổi phương pháp điều trị nếu có bất thường.
Dùng viên uống bổ sung Glucosamine khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Viên uống bổ sung Glucosamine chỉ nên được sử dụng khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Uống Glucosamine trước hay sau ăn?”, công dụng, liều dùng và những lưu ý an toàn. Với những thông tin này, hi vọng người bệnh có thể dùng Glucosamine an toàn và hiệu quả. Từ đó sớm chữa lành tổn thương và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chạy Bộ Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt, làm giảm khả năng lao động, ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua