Người bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Người bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc điều trị và phục hồi các triệu chứng. Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch bổ sung phù hợp.

Người bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine
Tìm hiểu thông tin người bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine

Glucosamine là gì?

Glucosamine đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và chữa lành sụn bị tổn thương. Cụ thể, glucosamine là một loại đường tự nhiên tồn tại trong chất lỏng xung quanh khớp, cũng như trong xương, tủy xương, động vật có vỏ và một số loại nấm.

Hầu hết các chất bổ sung glucosamine thường được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viêm nang. Tuy nhiên sản phẩm cũng có thể có sẵn dưới dạng thuốc tiêm.

Glucosamine thường được sản xuất từ vỏ của động vật có vỏ. Tuy nhiên hoạt chất này cũng có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Các loại glucosamine phổ biến bao gồm:

  • Glucosamine sulfate
  • Glucosamine hydrochloride
  • N-acetyl glucosamine

Đôi khi glucosamine cũng được sử dụng kết hợp với các thành phần khác, chẳng hạn như chondroitin sulfate, sụn cá mập, hoặc methylsulfonylmethane. Theo một số thông tin, sử dụng glucosamine có thể cải thiện tình trạng đau khớp và phòng ngừa bệnh viêm khớp.

Glucosamine an toàn khi sử dụng cho hầu hết mọi người, tuy nhiên sản phẩm vẫn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, việc bổ sung thừa glucosamine có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi bổ sung glucosamine.

Người bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?

Cơ thể sử dụng glucosamine để xây dựng và sửa chữa các tế bào sụn. Sụn là mô liên kết, dẻo, dai, có độ dẻo cao và có tác dụng bảo vệ xương khớp. Sụn cũng cung cấp một lớp đệm để ngăn ngừa các xương cọ sát với nhau.

Khi cơ thể lão hóa, sụn có thể trở nên kém linh hoạt và bắt đầu bị phá vỡ. Điều này dẫn đến đau đớn, viêm, tổn thương mô và tràn dịch khớp gối.

bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine
Glucosamine có thể làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp và hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối

Về vấn đề người bị tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine không, các chuyên gia cho biết, sử dụng glucosamine có thể làm chậm quá trình thoái hóa sụn và ngăn ngừa tình trạng tràn dịch khớp gối. Glucosamine xuất hiện tự nhiên trong cơ thể, tuy nhiên mức độ giảm dần khi con người già đi. Theo thời gian, việc giảm này có thể góp phần làm suy thoái khớp và tràn dịch khớp.

Về cơ bản, các chất bổ sung glucosamine được bào chế để cung cấp dưỡng chất cho khớp. Do đó, các chuyên gia cho biết, người bệnh tràn dịch khớp gối có thể sử dụng glucosamine để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, để việc bổ sung glucosamine đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian sử dụng, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và phản ứng của cơ thể để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh tràn dịch khớp gối không được tự ý sử dụng glucosamine mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ khi sử dụng glucosamine cho người tràn dịch khớp gối

Hầu hết các loại glucosamine được sử dụng an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đôi khi sử dụng sản phẩm có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Táo bón;
  • Tiểu chảy;
  • Buồn ngủ;
  • Đau đầu;
  • Ợ nóng;
  • Buồn nôn;
  • Phát ban.

Glucosamine có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và nồng độ insulin. Do đó, người bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm.

đau khớp gối có nên uống glucosamine
Đôi khi uống bổ sung glucosamine có thể dẫn đến táo bón

Ngoài ra, glucosamine cũng có thể gây ảnh hưởng đến một số loại thuốc. Đặc biệt không sử dụng glucosamine nếu đang sử dụng warfarin (thuốc chống đông máu). Điều này có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu nghiêm trọng. Glucosamine cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Acetaminophen;
  • Một số loại thuốc hóa trị liệu, bao gồm Doxorubicin, Etoposide và Teniposide;
  • Thuốc tiểu đường, bao gồm glimepiride, glyburide, insulin, pioglitazone và rosiglitazone.

Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu dị ứng với động vật có vỏ. Luôn luôn trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung và sản phẩm không kê đơn để tránh và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưu ý khi bổ sung glucosamine

Người tràn dịch khớp gối có thể sử dụng glucosamine để tăng cường sự dẻo dai và nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng tràn dịch khớp gối và trao đổi với bác sĩ về các loại glucosamine, liều lượng cũng như thời gian sử dụng.
  • Glucosamine chỉ có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhưng không thể thay thế các loại thuốc điều trị. Do đó, người bệnh không nên thay đổi kế hoạch điều trị của bác sĩ.
  • Trong trường hợp tràn dịch khớp gối nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị chuyên môn, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh hoặc chọc hút dịch khớp gối.

Người bệnh có tiền sử bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn hoặc đang nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh, nên thận trọng khi sử dụng glucosamine. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng glucosamine.

Kết hợp glucosamine với các biện pháp điều trị tràn dịch khớp gối khác

Sử dụng glucosamine có thể không mang lại hiệu quả giảm đau cho tất các bệnh nhân tràn dịch khớp gối. Do đó, bên cạnh việc bổ sung glucosamine, người bệnh có thể kết hợp với nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật khác, chẳng hạn như:

người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì
Dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối
  • Sử dụng thuốc giảm đau có đặc tính chống viêm khớp chẳng hạn như ibuprofen, chất ức chế COX-2, naproxen và các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID). Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Việc sử dụng Glucosamine có thể hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi có thể hỗ trợ phục hồi và sửa chữa các tổn thương. Sau 24 giờ kể từ lúc bị tổn thương, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây tổn thương đến đầu gối. Tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện các động tác duỗi, gập nhẹ nhàng để di trì chuyển động và tránh nguy cơ cứng khớp.
  • Chườm lạnh là một phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phổ biến, đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Chườm đá có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần không quá 20 phút. Tuy nhiên, khi chườm đá, không nên chườm trực tiếp đa lên da để tránh gây tổn thương mô.
  • Nâng cao chân bị ảnh hưởng có thể giúp giảm lưu lượng máu đến đầu gối, giúp giảm viêm, sưng và khó chịu. Tốt nhất người bệnh nên nằm và nâng cao chân để đầu gối cao hơn tim, điều này mang lại hiệu quả giảm viêm tốt nhất.
  • Chọc hút dịch khớp gối có thể được chỉ định để loại trừ các chất lỏng tích tụ và cải thiện các triệu chứng. Để thực hiện điều này, bác sĩ sử dụng một kim tim và ống tiêm để loại dịch khớp ở đầu gối. Sau đó, dịch khớp có thể được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để kiểm tra các kháng thể bệnh gout hoặc các nguyên nhân khác.

Glucosamine được sử dụng như một sản phẩm thay thế đề điều trị nhiều bệnh viêm khớp cũng như hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên sản phẩm có thể không phù hợp với tất cả mọi người và có một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trước khi sử dụng bổ sung glusosamine, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: Cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà đơn giản, hiệu quả

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua