Thực Đơn Cho Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Thấp Còi Theo Tuổi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết càng sớm càng tốt để đảm bảo quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường. Dưới đây là thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi phù hợp theo từng độ tuổi, phụ huynh có thể tham khảo.

thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Tham khảo một số thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Nguyên tắc nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng hoặc thấp bé, còi xương là tình trạng phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi, xảy ra khi trẻ không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trẻ không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết khi nuôi con, khiến trẻ nhận không đủ các vi chất về số lượng và chất lượng.
  • Trẻ có bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, biến chứng sau viêm phổi, lỵ, sởi cũng có thể gây thấp còi.
  • Dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc suy dinh dưỡng thể bào thai trong quá trình mang thai.
  • Điều kiện kinh tế thấp.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Suy dinh dưỡng xảy ra khi trẻ không nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết

Hầu hết các tình trạng suy dinh dưỡng đều được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp. Để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao, phụ huynh cần chú ý một số nguyên tắc như:

  • Nếu trẻ bú mẹ, hãy cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ có nhu cầu, kể cả vào ban đêm. Nếu mẹ mất sữa hoặc thiếu sữa, có thể cho trẻ uống kèm sữa công thức theo tháng.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng, mẹ có thể tăng số lượng bữa ăn của trẻ lên, đa dạng các loại thực phẩm. Thức ăn cần được nấu chín kỹ và cho trẻ ăn ngay khi nấu xong.
  • Cần bổ sung thêm dầu, chất béo vào các món ăn của trẻ. Năng lượng trong dầu và mỡ gấp đôi chất đạm, điều này có thể giúp trẻ tăng cần và dễ hấp thụ các loại vitamin D, vitamin E.
  • Tăng cường các bữa ăn phụ với trái cây tươi, sữa chua.

Không nên ép trẻ ăn và để trẻ ăn theo nhu cầu. Nếu trẻ không muốn ăn, hãy kết thúc bữa ăn và cho trẻ ăn thêm vào bữa sau. Không nên cáu giận, la hét hoặc đánh khi trẻ không ăn, điều này sẽ dẫn đến sợ hãi, la khóc, nôn và gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.

Các loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bao gồm:

  • Khoai tây, khoai lang, gạo
  • Thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá, trứng
  • Dầu thực vật và mỡ động vật
  • Rau, củ và trái cây tươi

Mẫu thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi theo độ tuổi

Dưới đây là một số mẫu thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi theo Viện Dinh dưỡng, cha mẹ có thể tham khảo:

1. Trẻ dưới 6 tháng

Đối trẻ với suy dinh dưỡng dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ bú theo nhu cầu. Lúc này cần chú ý chăm sóc sức khỏe mẹ để mẹ có đủ lượng sữa cần thiết để nuôi con. Bà mẹ cần được ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng và tinh thần thư giãn để đảm bảo chất lượng sữa.

Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng
Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn để tăng cường lượng dinh dưỡng cần thiết

Trong trường hợp mẹ không đủ sữa, có thể sử dụng các sản phẩm sữa công thức hoặc sản phẩm thay thế sữa mẹ khác. Tuy nhiên trước khi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng sản phẩm khác ngoài sữa mẹ, cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chỉ định phù hợp.

2. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, có thể cho trẻ ăn nước cháo thịt và rau củ trộn với sữa, nhưng cần xay nhuyễn.

Trong trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa, có thể cho trẻ sử dụng sữa năng lượng cao pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi ngày cho trẻ uống 500 ml sữa và cho ăn bột cháo xay 3 – 4 bữa / ngày.

Đối với trẻ ăn ít có thể tăng số bữa ăn. Bên cạnh đó, có thể dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn theo công thức sau: 10 gram giá đậu xanh giã nhỏ lấy nước, nấu lên thành bột, dùng cho trẻ ăn.

3. Thực đơn cho bé 17 tháng suy dinh dưỡng

Đối với trẻ còi xương chậm lớn, suy dinh dưỡng từ 13 – 24 tháng tuổi, có thể áp dụng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi như sau:

  • Bữa 6 giờ: Cho trẻ uống 150 – 200 ml sữa cao năng lượng
  • Bữa 9 giờ: Cháo thịt và rau
  • Bữa 12 giờ: 200 ml sữa
  • Bữa 14 giờ: Một quả chuối tiêu hoặc một miếng đu đủ
  • Bữa 17 giờ: Cháo thịt (cá, tôm, trứng), rau và dầu

Nếu trẻ vẫn chưa thôi bú mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú và thời gian kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa có thể cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 2 tuổi
Trẻ từ 13 tháng tuổi có thể sử dụng các loại cháo dinh dưỡng để ngăn ngừa nguy cơ thấp còi

Công thức nấu cháo cho trẻ suy dinh như sau:

  • Gạo tẻ: Một nắm tay (30 gram)
  • Thịt nạc hoặc tôm, cua, cá: 50 gram hoặc một quả trứng gà
  • Dầu: 10 ml (hai thìa cà phê)
  • Rau xanh: Hai thìa cà phê (20 gram)

4. Thực đơn cho bé 2 tuổi suy dinh dưỡng

Đối với trẻ từ 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, có thể cho trẻ ăn theo thực sau:

  • Bữa 7 giờ sáng: Sữa cao năng lượng 200 ml
  • Bữa 11 giờ trưa: Cơm nát, thịt (cá, trứng, tôm,…) và rau. Cơm 2 lưng bát (khoảng 70 gram gạo), thịt (cua, cá, tôm) 50 gram hoặc một quả trứng gà, dầu: 10 ml (2 thìa cà phê) và rau xanh khoảng 20 gram (2 thìa cà phê)
  • Bữa 14 giờ: Cháo, thịt, rau, dầu: 200 ml. Công thức như sau: Gạo tẻ 30 gram (một nắm tay), thịt nạc 50 gram (cá, tôm, cua: 50 gram hoặc một quả trứng gà), dầu 10 ml (2 thìa cà phê) và rau xanh 20 gram (2 thìa cà phê)
  • Bữa 17 giờ: Cơm nát, trứng (hoặc thịt, cá, tôm) và rau xanh.
  • Bữa 20 giờ: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200 ml hoặc súp khoai tây, thịt, rau, dầu: một bát con. Súp khoai tây như sau: 100 gram (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn) 50 gram, bắp cải 50 gram, dầu (mỡ) 1 thìa cà phê.
  • Cho trẻ ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu.

5. Thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng

Ở trẻ 3 tuổi, về cơ bản trẻ có thể ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cũng như gia vị như người trưởng thành. Nếu trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể thực hiện một số món ăn theo công thức sau:

– Cháo chim cút:

Nguyên liệu:

  • Chim cút: 1 con
  • Gạo nếp: 10 gram
  • Gạo tẻ: 20 gram
  • Vỏ quýt khô: 30 gram
  • Đậu xanh: 10 gram
  • Dầu ăn và gia vị vừa đủ
thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
Cháo chim cút có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Cách thực hiện món ăn:

  • Chim cút mang đi làm sạch, chỉ lấy phần thân, đầu, ruột và chân bỏ đi. Tẩm một chút gia vị cơ bản, như muối, đường, hạt nêm cho trẻ em, để trong 20 phút
  • Vỏ quýt rửa sạch, tán thành bột, trộn cùng với gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, nhồi vào bụng chim cút
  • Cho toàn bộ con chim cút vào nồi, thêm một ít nước, ninh nhừ thành cháo
  • Cho trẻ em ăn cháo chim cút một lần mỗi ngày, liên tục trong 5 – 10 ngày để cải thiện chứng biếng, giúp tăng cân và tăng cường dinh dưỡng.

Cháo chim cút cũng có tác dụng tăng cường hệ thống tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng trưởng chiều cao, cân nặng và trí não tốt nhất.

– Cháo cá lóc:

Nguyên liệu:

  • Cá lóc: 300 gram
  • Gạo tẻ: 25 gram
  • Gạo nếp: 25 gram
  • Dầu ăn và gia vị vừa đủ
thực đơn cho bé 17 tháng suy dinh dưỡng
Cháo cá lóc rất giàu dinh dưỡng và phù hợp cho trẻ em thấp còi, chậm lớn

Cách nấu cháo cá lóc:

  • Cá lóc làm sạch, mang đi luộc chính, gỡ lấy thịt, sau đó ướp gia vị
  • Phần xương cá mang đi giã nhuyễn, lọc qua nhiều lần để lấy khoảng 300 ml nước
  • Cho gạo nếp và gạo tẻ vào nồi ninh cùng xương cá lọc thành cháo
  • Cá chín, cho thêm thịt cá vào nồi, đảo đều, đun sôi sau đó tắt bếp
  • Múc cháo ra bát, cho thêm chút dầu ăn, để nguội bớt là có thể dùng được

Cháo nên ăn khi còn ấm, ăn cách ngày, mỗi ngày ăn 2 lần khi trẻ đói. Duy trì ăn cháo cá 2 tuần, nghỉ một tuần sau đó ăn lại, cho đến khi các triệu chứng suy dinh dưỡng được cải thiện.

Cháo trứng: 

Nguyên liệu:

  • Trứng gà ta: 1 quả
  • Đậu xanh: 20 gram
  • Gạo nếp: 20 gram
  • Đậu đen: 20 gram
  • Dầu ô liu và gia vị vừa đủ
trẻ em bị suy dinh dưỡng
Mỗi ngày ăn cháo trứng một lần có thể giúp trẻ phát triển cân nặng và chiều cao

Cách nấu cháo trứng cho trẻ suy dinh dưỡng:

  • Mang gạo, các loại đậu xay thành bột
  • Hòa bột với 300 ml nước, mang đi đun sôi trên bếp với lửa nhỏ
  • Khi cháo chín, đánh tan trứng gà, cho vào nồi, khuấy đều tay, thêm một ít gia vị
  • Múc cháo ra bát, thêm một ít ô liu, để ấm là có thể dùng được
  • Một ngày có thể cho trẻ ăn 1 lần, liên tục trong 4 tuần

– Cháo ý dĩ:

Nguyên liệu:

  • Ý dĩ: 50 gram
  • Cơm trắng: 30 gram
  • Hạt sen: 50 gram
  • Đường: 10 gram
suy dinh dưỡng thể phù
Cháo Ý dĩ có thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ em bị suy dinh dưỡng

Cách nấu cháo ý dĩ tăng cường dinh dưỡng:

  • Ngâm hạt ý dĩ với một ít nước cốt chanh, để qua đêm, ngày hôm sau mang đi phơi khô, tán thành bột
  • Cho bột ý dĩ vào cùng với cơm trắng và nước, sau đó ninh thành cháo. Khi cháo chín cho đường vào đều đều, nấu sôi lại thì có thể tắt bếp
  • Cho trẻ ăn cháo ý dĩ khi còn nóng, ăn 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10 – 20 ngày để có kết quả tốt nhất

Trên đây là một số thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đơn giản và dễ thực hiện. Cha mẹ có thể tham khảo để cải thiện cân nặng và dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đạp Xe Có Tăng Chiều Cao Không
Đạp xe có tăng chiều cao không là một thắc mắc phổ biến, đặc biệt là ở những người có nhu cầu phát triển chiều cao tối đa. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bài tập ...
Xem chi tiết
Nhảy Dây Có Tăng Chiều Cao Không
Nhảy dây có tăng chiều cao không? Các cách nhảy đúng và lưu ý an toàn là những vấn đề cơ bản được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây là một hình thức vận động đơn giản, thú vị và ...
Xem chi tiết
Vỏ Tôm Có Canxi Không
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phổ biến trong nhiều món ăn. Nhiều người có thói quen sử dụng tôm bao gồm cả vỏ tôm vì quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi. Vây, thực tế vỏ ...
Xem chi tiết
Ngủ Như Thế Nào Để Tăng Chiều Cao
Ngủ như thế nào để tăng chiều cao? Thời gian ngủ bao nhiêu là hợp lý và tư thế ngủ giúp tăng chiều cao nào hiệu quả? là các vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi giấc ...
Xem chi tiết
Tập Gym Có Tăng Chiều Cao Không
Gym là một bộ môn tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phát triển cơ bắp rất tốt. Tuy nhiên nếu luyện tập không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp cũng như chiều ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua