Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì hết đau, mau khỏi?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Theo các chuyên gia, người bị thoát vị đĩa đệm cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn bổ sung thực phẩm cần thiết và tránh tiêu thụ thực phẩm gây viêm. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm đau và nâng cao hiệu quả điều trị để nhanh khỏi hơn.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì hết đau, mau khỏi?
Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát cơn đau và cải thiện tình trạng

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì hết đau nhanh?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên thêm tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm dưới đây để kiểm soát tình trạng.

1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi được xác định là một hoạt chất chính có khả năng cấu thành xương, tăng mật độ xương và giúp xương khớp chắc khỏe. Vì thế việc bổ sung đủ lượng canxi cần thiết có thể giúp người bệnh nâng cao sức khỏe xương khớp, đẩy nhanh quá trình chữa lành đĩa đệm tổn thương. Đồng thời tăng tính dẻo dai và phòng ngừa tình trạng khớp xương lỏng lẻo.

Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể bổ sung canxi thông qua những loại thực phẩm sau:

  • Rau lá xanh
  • Phô mai
  • Sữa
  • Cá mòi
  • Sữa chua
  • Các loại hạt
  • Các loại đậu
  • Rau dền
  • Hạnh nhân
  • Đậu phụ và đậu nành
  • Quả sung…
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi giúp cấu thành xương, tăng mật độ xương khớp và đẩy nhanh quá trình chữa lành đĩa đệm tổn thương

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D cũng là một thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho xương khớp. Thành phần này giúp nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa canxi. Từ đó đẩy nhanh tiến độ làm lành tổn thương từ bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra việc đảm bảo bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D còn giúp người bệnh làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, giúp xương khớp chắc khỏe. Đồng thời phòng ngừa gãy xương, loãng xươngchấn thương cột sống.

Những loại thực phẩm giàu vitamin D gồm:

  • Sữa
  • Cá trích và cá mòi
  • Cá hồi
  • Nấm
  • Lòng đỏ trứng
  • Tôm, hàu
  • Dầu gan cá tuyết…

Bên cạnh việc tiêu thụ những loại thực phẩm giàu vitamin D, người bệnh cũng có thể phơi nắng vào mỗi buổi sáng để nhận đủ lượng vitamin D cần thiết.

3. Thực phẩm giàu magie

Magie tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, hỗ trợ xây dựng cấu trúc xương và tổ chức mô. Bên cạnh đó khoáng chất này còn có tác dụng nâng cao sức mạnh cơ bắp, đảm bảo tính ổn định của quá trình dẫn truyền thần kinh. Đồng thời giúp cải thiện khả năng co giãn của các cơ. Từ đó làm giảm tình trạng căng cơ, cứng khớp và cải thiện cơn đau.

Trong quá trình tạo xương và chữa lành đĩa đệm hư hỏng, magie sẽ kết hợp với phốt pho và canxi. Do đó việc thiếu hụt magie trong xương có thể làm ảnh hưởng đến quá trình này.

Những loại thực phẩm dưới đây có thể giúp bạn bổ sung lượng magie cần thiết cho cơ thể, bao gồm:

  • Chuối
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Đậu phụ
  • Cây họ đậu
  • Quả bơ
  • Sôcôla đen
  • Các loại hạt
  • Rau lá xanh…
Thực phẩm giàu magie
Thực phẩm giàu magie giúp giảm tình trạng căng cơ, cứng khớp và cải thiện mức độ đau

4. Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 trong thời gian điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm cổ và thắt lưng.

Bởi axit béo omega-3 là một thành phần dinh dưỡng có khả năng chống viêm, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm hiệu quả. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn tham gia vào quá trình hình thành collagen, làm chậm thoái hóa xương khớp. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành đĩa đệm hư tổn và ngăn ngừa tổn thương sụn khớp.

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung axit béo omega-3 thông qua những loại thực phẩm sau:

  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá cơm
  • Trứng cá muối
  • Hàu
  • Hạt lanh
  • Đậu nành
  • Hạt chia
  • Quả óc chó…

5. Thực phẩm chứa nhiều phốt pho

Phốt pho chính là một trong những khoáng chất cần thiết tham gia vào quá trình cấu tạo xương (cùng với canxi và magie). Bên cạnh đó khoáng chất này còn có khả năng cải thiện sức khỏe xương và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Từ đó giúp hạn chế chấn thương và phòng ngừa tình trạng yếu cơ do bệnh thoát vị đĩa đệm.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho gồm:

  • Hạnh nhân
  • Hạt dẻ
  • Các loại hạt đậu
  • Sữa và những chế phẩm từ sữa
  • Quả óc chó…
Thực phẩm chứa nhiều phốt pho
Phố pho tham gia vào quá trình cấu tạo xương, cải thiện sức khỏe và tăng cường sức mạnh cơ bắp

6. Thực phẩm giàu protein

Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, protein tham gia vào quá trình chữa lành đĩa đệm bị nứt. Đồng thời cải thiện những tổn thương ở mô mềm, xương và sụn. Ngoài ra việc bổ sung đủ protein còn giúp người bệnh kích thích quá trình sản sinh hGH. Đây là một loại hormone tăng trưởng của con người, có khả năng kích thích sự phát triển của xương và các mô khác.

Hơn thế một số cấu trúc protein dạng sợi còn có tác dụng tạo độ cứng chắc cho những tế bào và mô. Trong đó Collagen (một cấu trúc protein dồi dào trong cơ thể) có khả năng tạo gân, xương, da và dây chằng.

Những loại thực phẩm giàu protein nên bổ sung vào chế độ ăn uống gồm:

  • Trứng
  • Bông cải xanh
  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Ức gà
  • Hạnh nhân
  • Yến mạch
  • Cá ngừ
  • Diêm mạch
  • Đậu lăng
  • Hạt bí ngô
  • Tôm
  • Các loại cá
  • Đậu phộng
  • Cải Brussels…

9. Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, những người bị thoát vị đĩa đệm nên thêm thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin vào chế độ dinh dưỡng. Đây đều là những thành phần rất cần thiết cho quá trình chữa lành tổn thương ở đĩa đệm và xương khớp.

Trong đó, hoạt chất Chondroitin có khả năng hỗ trợ giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành sụn khớp hư tổn. Glucosamine có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra hai hợp chất quan trọng gồm Glycosaminoglycan và Glycoprotein. Hai hoạt chất này có khả năng cấu thành các khớp, chất hoạt dịch, sụn, gân và dây chằng.

Những loại thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin:

  • Hạnh nhân
  • Bắp cải
  • Rau lá xanh
  • Cải bó xôi
  • Sụn động vật
  • Nước hầm xương…
Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin
Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin – Thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm

8. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thoát vị đĩa đệm nên ăn gìThực phẩm giàu chất sắt

Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng nên bổ sung chất sắt vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi thành phần có khả năng chuyển hóa vitamin D và hỗ trợ quá trình tạo xương. Bên cạnh đó chất sắt có tác dụng tạo hồng cầu và vận chuyển oxy. Điều này giúp đảm bảo lưu lượng máu về cột sống, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương ở đĩa đệm và mô mềm.

Những loại thực phẩm dưới đây có thể giúp bạn bổ sung lượng chất sắt cần thiết, bao gồm:

  • Đậu lăng
  • Đậu nành
  • Hạt bí ngô
  • Đậu gà
  • Các loại ngũ cốc
  • Gan
  • Hàu…

9. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, E

Để thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, giảm viêm, nâng cao sức khỏe tổng thể và xương khớp, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin. Đặc biệt người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E.

Vitamin nhóm B, C, E có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm và xương khớp, hạn chế phát sinh phản ứng viêm. Bên cạnh đó những loại vitamin này còn có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành sụn khớp và đĩa đệm hư hỏng.

Ngoài ra thường tiêu tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, E còn giúp người bệnh giảm đau, tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe.

Những loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, E gồm:

  • Rau xanh
  • Các loại quả mọng
  • Bông cải xanh
  • Ớt chuông
  • Trái cây thuộc họ cam quýt
  • Măng tây
  • Cà rốt
  • Kiwi
  • Cà chua
  • Dầu oliu
  • Rau cải xoăn…
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, E
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, E giúp làm lành tổn thương, giảm viêm, nâng cao sức khỏe tổng thể và xương khớp

Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt và nên bổ sung, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến những loại thực phẩm cần kiêng trong quá trình chữa trị thoát vị đĩa đệm. Bởi việc bổ sung những loại thực phẩm kém lành mạnh có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh, đồng thời cản trở quá trình làm lành tổn thương và tạo phản ứng viêm.

Những loại thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh ăn là:

1. Thực phẩm giàu đạm

Người bệnh cần tránh bổ sung quá nhiều chất đạm thông qua chế độ ăn uống. Bởi thành phần này có khả năng kích thích phản ứng viêm, làm tăng độ nhạy cảm của các mô và khiến các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra trong những loại thực phẩm giàu đạm còn chứa axit uric và chất béo không bão hòa. Chúng có khả năng làm giảm lượng canxi trong xương, tăng phản ứng viêm và tăng mức độ đau.

Những loại thực phẩm giàu đạm cần tránh tiêu thụ gồm:

  • Thịt trâu
  • Thịt bò
  • Thịt dê
  • Thịt ngựa…

2. Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn

Đồ ăn quá ngọt và quá mặn đều có khả năng tạo phản ứng viêm trong cơ thể, khiến triệu chứng viêm tăng kèm theo đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra nhóm đồ ăn này còn có khả năng cản trở quá trình hấp thụ canxi. Đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi trong thời gian điều trị.

Chính vì thế khi chế biến thực phẩm, người bệnh cần tránh thêm quá nhiều đường hoặc muốn. Ngoài bạn bạn cần tránh ăn những thực phẩm sau:

  • Rau củ muối chua
  • Bánh kem
  • Bánh quy
  • Kẹo
  • Nước ngọt…
Đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn
Đồ ăn quá ngọt, quá mặn có khả năng tạo phản ứng viêm và cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể

3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo

Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo cũng được xếp vào danh sách những loại thực phẩm tạo phản ứng viêm, cần tránh bổ sung trong thời gian điều trị các bệnh xương khớp. Hàm lượng axit béo trong nhóm thực phẩm này khiến mức độ viêm tăng cao, kèm theo cảm giác khó chịu và đau nhiều ở xương khớp.

Ngoài ra axit béo còn làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của sụn, khiến sụn khớp trở nên yếu đi, mau thoái hóa và hư hỏng. Điều này khiến bệnh thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặt khác việc tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo còn làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Đây chính là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bên cạnh đó chất béo và dầu mỡ còn gây ra những vấn đề về tim mạch, hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, tiểu đường.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo gồm:

  • Gà rán
  • Khoai tây chiên
  • Xúc xích
  • Thực phẩm chiên xào
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Nội tạng động vật
  • Mỡ động vật…

4. Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế không được khuyến khích sử dụng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Vì loại thực phẩm này có thể kích thích quá trình sản sinh Insulin, khiến nồng độ Insulin trong máu tăng đột biến. Đồng thời tạo phản ứng viêm. Khí đó người bệnh có thể bị đau nhức dai dẳng, cơn đau có thể lan rộng từ vị trí tổn thương đến nhiều bộ phận khác.

Ngoài ra việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt còn làm chậm quá trình chữa lành đĩa đệm và mô mềm tổn thương. Chính vì thế, thay vì dùng ngũ cốc tinh chế bạn nên thêm ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn ăn uống.

Ngũ cốc tinh chế thường có trong:

  • Bánh mì trắng
  • Ngũ cốc đóng gói
  • Pizza
  • Hoa ngô chiên giòn
  • Bột mì trắng
  • Bánh ngọt
  • Bánh quy giòn…
Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế (bánh mì trắng, bánh quy giòn, hoa ngô chiên giòn…) khiến nồng độ Insulin trong máu tăng đột biến

5. Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 6

Khác với axit béo omega 3, những loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-6 không được khuyến khích tiêu thụ nhiều trong thời gian điều trị các bệnh xương khớp, bao gồm cả bệnh thoát vị đĩa đệm.

Axit béo omega-6 thực chất là một loại axit béo không no, tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên việc tiêu thụ nhiều omega 6 cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể gây tích nước, làm nặng tình trạng thoát vị. Đồng thời cản trở quá trình tuần hoàn máu và khiến đĩa đệm tổn thương không thể phục hồi.

Những loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 6 gồm:

  • Dầu cây hồng hoa
  • Hạt gai dầu
  • Đậu phụ
  • Hạt điều
  • Hạt hướng dương
  • Bơ lạc
  • Dầu bơ…

6. Thực phẩm chứa nhiều Purin và Fructose

Việc tiêu thụ những loại thực phẩm giàu Purin và Fructose có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, gây viêm và khiến các triệu chứng kéo dài. Nguyên nhân là do Purin và Fructose có khả năng làm tăng mức độ đau, bệnh nhân khó khăn khi di chuyển. Đồng thời kích thích phản ứng viêm ở khớp.

Để tránh tiêu thụ Purin và Fructose, bạn cần hạn chế bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Nội tạng động vật
  • Cà muối
  • Dưa muối…
Thực phẩm chứa nhiều Purin và Fuctose
Thực phẩm nhiều Purin và Fructose có khả năng làm tăng mức độ đau, kích thích phản ứng viêm ở khớp

7. Thực phẩm cay nóng

Những loại thực phẩm và gia vị cay nóng có thể cản trở quá trình hấp thu canxi và những khoáng chất khác. Từ đó khiến xương khớp suy yếu, bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng còn tạo điều kiện cho các phản ứng viêm xuất hiện. Đồng thời làm phát sinh cảm giác đau.

8. Thực phẩm, đồ uống có cồn và chất kích thích

Người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh tiêu thụ những loại đồ uống có cồn và chất kích thích sau:

  • Cà phê
  • Rượu bia
  • Thuốc lá
  • Cơm rượu…

Thực phẩm, đồ uống có cồn và chất kích thích có khả năng làm tăng phản ứng viêm, thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp, làm suy giảm hàm lượng canxi và các khoáng chất trong cơ thể.

Ngoài ra việc sử dụng rượu bia và chất kích thích còn làm tăng cảm giác đau nhức xương khớp. Đồng thời tạo cảm giác tê mỏi và khó chịu.

Thực phẩm, đồ uống có cồn và chất kích thích
Rượu bia và chất kích thích thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp, làm suy giảm hàm lượng canxi và khoáng chất trong cơ thể

Dựa vào những thông tin này, hi vọng người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh. Từ đó góp phần kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chạy Bộ Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt, làm giảm khả năng lao động, ...
Xem chi tiết
Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu
Mổ cột sống đeo đai bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và mức độ phục hồi của bệnh nhân. Việc sử dụng đai lưng sau mổ có thể giúp người bệnh ổn định ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nhảy Dây Được Không
Nhảy dây - một bài tập cardio đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, câu hỏi "thoát vị đĩa đệm có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản
Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Bởi đây là một bệnh xương khớp nghiêm trọng, gây đau nhức và làm phát sinh nhiều biến ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua