Thoái Hóa Khớp Háng Nên Ăn Gì Kiêng Gì? Thông Tin Nên Biết
Tìm hiểu thoái hóa khớp háng nên ăn gì kiêng gì và kiêng gì để góp phần cải thiện các triệu chứng cũng như hỗ trợ làm chậm các triệu chứng thoái hóa khớp. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số loại thực phẩm nên ăn và cần tránh, người bệnh có thể tham khảo để có kế hoạch bổ sung phù hợp.
Thoái hóa khớp háng nên ăn gì để cải thiện các triệu chứng?
Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp háng, các cơn đau và cứng khớp có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này được điều trị bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp cũng góp phần làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp háng.
Có nhiều loại thực phẩm chống viêm và tác động tích cực đến bệnh thoái hóa khớp háng, chẳng han như:
1. Rau xanh
Rau xanh là một chất bổ sung tuyệt vời, phù hợp với hầu hết các chế độ ăn uống và là một gợi ý phổ biến khi người bệnh thắc mắc thoái hóa khớp háng nên ăn gì. Hầu hết các loại rau đều tốt, tuy nhiên các loại rau củ có màu sắc sặc sỡ như rau lá xanh đậm, bông cải xanh, củ cải đường, khoai lang và bắp cải, đặc biệt tốt cho người thoái hóa khớp. Các loại rau củ này chứa nhiều chất chống oxy hóa, polyphenol, chất xơ, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho hệ xương khớp.
Một số chất dinh dưỡng và khoáng chất mà rau xanh cung cấp bao gồm:
- Hoạt chất chống oxy hóa góp phần tăng cường chức năng miễn dịch, chống viêm và phục hồi các triệu chứng thoái hóa khớp háng.
- Vitamin A và Caroten có nhiều trong các loại rau củ màu đỏ và cam, chẳng hạn như khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông đỏ, hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp.
- Vitamin K có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, hỗ trợ phục hồi sụn và khoáng hóa xương, góp phần hạn chế nguy cơ phát triển thoái hóa khớp háng.
Các loại rau xanh và củ tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Rau lá màu xanh đậm
- Súp lơ
- Cà rốt
- Củ cải trắng
- Bông cai xanh
- Hành
- Tỏi
- Đậu Hà Lan
- Bắp cải
- Ớt chuông đỏ
- Ngô
- Khoai lang
Các loại rau nên được nấu sơ hoặc ăn sống để tránh phá vỡ các chất dinh dưỡng. Người bệnh có thể hấp hoặc xào vừa chín tới, thay vì chế biến ở các phương pháp nhiệt độ cao, chẳng hạn như luộc. Ngoài ra, một số vitamin và khoáng chất được hấp thụ tốt hơn với chất béo, do đó có thể cho thêm một ít dầu ô liu vào khi chế biến rau củ.
2. Các loại trái cây
Các loại hoa quả rất giàu các hợp chất flavonoid và polyphenol, mang lại hiệu quả cao trong việc chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau. Hầu hết các loại quả mọng như lựu và dâu tây, cung cấp một lượng flavonoid polyphenolic phong phú, góp phần điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh đó, các loại polyphenol trái cây khác, chẳng hạn như flavonoid, quercetin, anthocyanin có trong cam, quýt, bưởi, chanh, cũng mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp.
Một số loại trái cây được khuyên dùng cho ở người thoái hóa khớp háng bao gồm:
- Dâu tây
- Táo
- Việt quất
- Mâm xôi
- Anh đào
- Lê
- Nhỏ
- Lưu
- Cam
- Bưởi
- Quýt
Các loại trái cây có thể sử dụng dưới dạng quả tươi, nước ép hoặc sấy khô và đông lạnh. Người bệnh có thể sử dụng trái cây độc lập hoặc làm bánh, cho vào sữa chua hoặc kết hợp với các loại salad để cải thiện hương vị.
3. Axit béo Omega 3
Axit béo Omega 3 thường có nhiều trong cá béo và một số loại hải sản, góp phần trung hòa tình trạng viêm trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp háng. Axit béo omega 3 cũng có thể giúp giảm lượng axit béo omega 6 trong cơ thể, góp phần nâng cao sức khỏe và hạn chế các tổn thương không mong muốn.
Các loại cá chứa nhiều Axit béo omega 3 bao gồm:
- Cá ngừ
- Cá hồi
- Cá trích
- Cá mòi
- Cá cơm
Một số loại hải sản khác giúp bổ sung Omega 3 bao gồm sò điệp, cua, hến, cá vược.
Cá thu cũng có hàm lượng Omega 3 cao, tùy nhiên cá thu chứa nhiều thủy nhân và FDA khuyến cáo sử dụng cá thu hạn chế, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em.
Bên cạnh Acid béo Omega 3, các loại cá và hải sản cũng giúp bổ sung một lượng vitamin D cần thiết để nâng cao hệ thống miễn dịch, điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả.
Ngoài việc bổ sung Omega 3 thông qua thức ăn, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thực phẩm bổ sung Omega 3 nhằm cải thiện tình trạng đau khớp, cứng khớp và phục hồi chức năng vận động khỏe mạnh.
4. Các loại hạt
Các loại hạt là một gợi ý phổ biến cho người bệnh thắc mắc thoái hóa khớp háng nên ăn gì. Nhiều loại hạt giúp cung cấp một lượng chất béo lành mạnh hàng ngày nhằm chống viêm, giảm sưng và hạn chế các tổn thương khớp.
Các loại hạt được khuyến khích cho người thoái hóa khớp háng bao gồm:
- Óc chó
- Hạnh nhân
- Hạt thông
- Hạt lanh
- Hạt chia
Các loại hạt có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại bột để làm bánh, thêm vào sinh tố hoặc kết hợp với món salad. Tuy nhiên, người bệnh thoái hóa khớp gối được khuyến khích sử dụng các loại hạt thô hoặc rang nhẹ, không ướp muối và hóa chất.
5. Chất béo lành mạnh
Có một số chất béo lành mạnh phù hợp với chế độ ăn uống của người bệnh thoái hóa khớp háng, chẳng hạn như dầu ô liu và dầu dừa. Thành phần chủ yếu của dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có lợi cho sức khỏe, bao gồm sức khỏe xương khớp.
Các loại chất béo tốt cho người thoái hóa khớp háng chẳng hạn như:
- Dầu ô liu nguyên chất
- Dầu bơ
- Dầu mè
- Dầu óc chó
Ngoài ra, có một số nguồn chất béo lành mạnh khác, chẳng hạn như cá béo và một số loại hạt. Người dùng có thể thêm các chất béo lành mạnh vào công thức nấu ăn, làm bánh để cải thiện hương vị.
6. Các loại đậu
Các loại đậu là một nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp chất xơ, protein thực vật dồi dào, phù hợp với những người đang cố gắng giảm tiêu thụ thịt. Các loại đầu cũng giúp cung cấp một lượng sắt, kali, magie, và folate cần thiết cho cơ thể, nhằm nâng cao sức khỏe xương khớp.
Các loại đậu phù hợp cho người thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Đậu đen
- Đậu xanh
- Đậu thận
- Đậu nành
- Đậu trắng
- Đậu lăng
Thêm nhiều loại đậu vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như thêm vào salad, món súp, món thịt hầm hoặc các món khai vị, món bánh, món tráng miệng.
7. Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các dinh dưỡng cần thiết khác, góp phần cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp háng hiệu quả.
Các chất chống oxy hóa và chất hóa học thực vật khác trong ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như vitamin E, vitamin B, magie và selne, hỗ trợ chống viêm ở những người thoái hóa khớp háng. Ngoài ra, các ngũ cốc như yến mạch, quinoa, gạo lứt, lúa mạch và bột ngô nguyên hạt cũng thường xuyên được đề nghị khi người bệnh thắc mắc thoái hóa khớp háng nên ăn gì.
8. Gia vị và thảo mộc
Các loại gia vị và thảo mộc có đặc tính chất oxy hóa, chống viêm, góp phần ổn định sức khỏe khớp và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Nên thêm các loại thảo mộc vào công thức nấu ăn hàng ngày và tiêu thụ thường xuyên để đạt hiệu quả cải thiện thoái hóa khớp háng tốt nhất.
Một số loại gia vị và thảo mộc tốt cho người thoái hóa khớp háng bao gồm:
- Nghệ
- Gừng
- Tỏi
- Củ hành
- Quế
Sử dụng các loại thảo mộc thường xuyên góp phần giảm viêm, giảm thoái hóa khớp háng. Người dùng có thể thêm các loại thảo mộc vào công thức nấu ăn, cho vào sinh tố hoặc các món salad.
9. Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men có chứa men vi sinh có lợi, góp phần duy trì sự cân bằng của hệ thống vi sinh vật lành mạnh, từ đó chống viêm, chống nhiễm trùng và làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp háng. Theo một số nghiên cứu, thực phẩm chế biến từ đậu nành lên men góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch, khắc phục các triệu chứng viêm nhiễm cũng như làm giảm các dấu hiệu viêm khớp.
Các loại thực phẩm lên men phù hợp cho người thoái hóa khớp háng bao gồm:
- Dưa cải bắp
- Dưa muối
- Kim chi
- Súp miso Nhật Bản
- Kombucha
Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp cũng như góp phần tăng sự linh hoạt ở các khớp. Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn và chăm sóc phù hợp.
Thoái hóa khớp háng nên tránh ăn gì?
Sau khi tìm hiểu thoái hóa khớp háng nên ăn gì, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các thực phẩm cần kiêng để nâng cao hiệu quả cũng như góp phần phục hồi các triệu chứng thoái hóa khớp. Một số loại thực phẩm làm nghiêm trọng các triệu chứng thoái hóa khớp háng mà người bệnh cần tránh, chẳng hạn như:
- Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm động vật như thịt và sữa nguyên kem. Trong khi đó, chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến, thực phẩm chiên rán và thức ăn nhanh như khoai tây chiên. Các loại thực phẩm này có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đường: Đường có thể làm tăng hợp chất gọi là cytokine, kích thích viêm nhiễm và khiến tình trạng thoái hóa khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn. Có nhiều loại thực phẩm chế biến có chứa nhiều đường, do đó người bệnh nên đọc kỹ thành phần bổ sung để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Theo các chuyên gia, nam giới không nên bổ sung quá 36 gram (chín thìa cà phê) đường mỗi ngày và phụ nữ không nên bổ sung quá 25 gram (sáu thìa cà phê) mỗi ngày. Ngoài đường, các chất tạo ngọt nhân tạo, chẳng hạn như Aspartame, cũng góp phần khiến các triệu chứng thoái hóa khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bột ngọt: Bột ngọt, mì chính hay MSG có thể gây viêm mãn tính, điều này góp phần khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Một số sản phẩm có chứa bột ngọt như nước tương, các loại sốt chế biến sẵn, súp đóng hộp và thịt chế biến. Thông thường, bột ngọt được xem là an toàn đối với sức khỏe khi sử dụng ở liều lượng vừa đủ. Tuy nhiên người bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, được khuyến khích tránh sử dụng bột ngọt để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
- Carbohydrate tinh chế: Carbohydrate tinh chế chẳng hạn như gạo trắng, bánh mì trắng và bột mì trắng có thể kích thích cơ thể sản xuất nhiều Glycation, từ đó dẫn đến viêm nhiễm và khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia: Tránh tiêu thụ hoặc sử dụng rượu bia ở mức thấp nhất để tránh gây viêm.
Việc loại bỏ một số loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp háng. Tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi thực hiện chế độ ăn uống ở người bệnh thoái hóa khớp háng
Khi cân nhắc thoái hóa khớp háng nên ăn gì kiêng gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Cắt giảm lượng calo không cần thiết: Điều này góp phần ổn định cân nặng, làm săn chắc cơ bắp và giảm áp lực lên các khớp. Người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn, tránh sử dụng thực phẩm chứa và đồ uống chữa bệnh, cũng như chủ yếu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Tránh nấu ở nhiệt độ cao: Thịt nấu ở nhiệt độ cao tạo ra các hợp chất có thể gây viêm nhiễm, khiến các triệu chứng thoái hóa khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn. Cắt giảm các loại thịt nướng, chiên cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
- Khẩu phần hợp lý: Ngay cả đối với các loại thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp háng, người bệnh được khuyến cáo sử dụng một lượng vừa đủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Sử dụng khẩu phần ăn lớn có thể gây quá tải, kém hấp thụ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Hạn chế thêm đường và muối: Quá nhiều đường và muối góp phần khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, các loại gia vị này cũng góp phần tăng huyết áp và bệnh tim.
Xác định thoái hóa khớp háng nên ăn gì kiêng gì là một trong những điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng cũng như phục hồi chức năng khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!