Người bị bệnh gút có uống được nước yến, ăn yến sào không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Người bị bệnh gút có uống được nước yến không và uống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Người bị bệnh gút có uống được nước yến không
Người bị bệnh gút có uống được nước yến không và sử dụng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Thông tin cơ bản về tổ yến và nước yến

Trước khi giải đáp thắc mắc người bị bệnh gút có uống được nước yến không, người dùng cần nắm rõ tổ yến là gì, có tốt không để có kế hoạch sử dụng hiệu quả nhất.

1. Tổ yến là gì?

Tổ yến còn gọi là yến sào được hình thành từ nước dãi của chim yến và mùa sinh sản. Theo một số nghiên cứu, loại thực phẩm này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể và góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch.

Nước yến là sản phẩm được chưng cất từ 100% yến sào, đường phèn và nước tinh khiết. Thành phần chính của sản phẩm này là tổ yến với hàm lượng cao, thường là trên 40%. Ngoài ra, nước yến cũng được gia thêm một số loại gia vị và dược liệu, chẳng hạn như hạt chia, táo đỏ, kỷ tử, long nhãn, hạt chia, đông trùng hạ thảo, lá dứa.

2. Giá trị dinh dưỡng của yến sào

Tổ yến và nước yến có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Trong mỗi 7 – 10 gram tổ yến tươi có chứa:

  • 18 loại acid amin như Valine, Arginine, Leucine, Phenylalanine, Aspartic, Serine và nhiều loại acid amin có hàm lượng cao khác. Trong đó, Sialac và Tyrosine chiếm 8.6%, có tác dụng hỗ trợ phục hồi các tổn thương do nhiễm phóng xạ, đồng thời kích thích quá trình tăng trưởng hồng cầu.
  • Các nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như sắt, kẽm, canxi, mangan hỗ trợ tăng cường chức năng thần kinh.
  • Các nguyên tố hiếm như crom và selen với hàm lượng thấp, tuy nhiên có thể kích thích tiêu hóa và hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.

Theo các chuyên gia, tổ yến là loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa khớp
  • Nâng cao hoạt động của hệ thống thần kinh
  • Giúp cơ thể hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết
  • Bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt

Người bị bệnh gút có uống được nước yến hay ăn yến sào không?

Về vấn đề người bị bệnh gút có uống được nước yến hay ăn yến sào không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh gút hoàn toàn có thể sử dụng tổ yến và nước yến với liều lượng phù hợp, nhằm nâng cao sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể.

bệnh gút có ăn được yến sào không
Người bị bệnh gút có thể sử dụng tổ yến và nước yến với liều lượng vừa đủ, nhằm nâng cao sức khỏe và phục hồi chức năng xương khớp

Tổ yến không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, chống suy nhược cơ thể, mà còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ chống viêm và góp phần loại bỏ các triệu chứng gút. Các khoáng chất như canxi, kali, sắt, có trong tổ yến có thể góp phần xây dựng cấu trúc xương, tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch nhầy, từ đó giúp các khớp bị tổn thương nhanh lành, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Các nghiên cứu cũng cho biết, yến sào và nước yến là các loại thực phẩm chứa ít nhân purin, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ không làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Do đó, người bệnh gút có thể sử dụng các sản phẩm này với liều lượng phù hợp.

Ngoài ra, một số hợp chất có trong tổ yến được cho là có thể góp phần đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành các tinh thể urat và ngăn ngừa các cơn gút cấp.

Bên cạnh đó, người bệnh gút cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định, dẫn đến suy nhược, mệt mỏi. Trong trường hợp này, việc sử dụng nước yến có thể giúp phục hồi sức khỏe tổng thể, nâng cao tinh thần và góp phần phòng ngừa các cơn gút tái phát.

Người bệnh gút nên sử dụng tổ yến như thế nào?

Yến sào và nước yến là các loại thực phẩm tính bình, có thành phần dinh dưỡng cao và có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng sản phẩm này. Theo khuyến cáo, người bệnh gút chỉ nên tiêu thụ không quá 5 gram tổ yến mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Có nhiều cách chế biến yến sào tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:

1. Tổ yến chưng đường phèn

Nguyên liệu:

  • 1 tai yến tinh chế 5 gram
  • Đường phèn
  • Nước tinh khiết
bệnh gout có ăn được tổ yến không
Tổ yến chưng đường phèn là món ăn đơn giản, dễ thực hiện và có hàm lượng dưỡng chất cao

Cách thực hiện:

  • Tai yến cần được làm sạch và ngâm nước sạch từ 40 – 60 phút cho đến khi tai yến nở hoàn toàn
  • Cho yến đã ngâm nở vào ray, rửa sơ với nước lọc
  • Cho yến vào thố sứ, cho thêm 200 – 400 ml nước
  • Chưng cách thủy với lửa trung bình – nhỏ trong vòng 25 phút cho đến khi tổ yến đã nở đều
  • Cho lượng đường phèn vừa đủ vào thố tổ yến, chưng thêm 5 phút là được
  • Tổ yến chưng đường phèn có thể sử dụng ấm, nóng hoặc cho vào tủ lạnh nếu cần thiết.

Lưu ý: Khi chưng yến cần để lửa nhỏ hoặc trung bình, không để nhiệt độ quá cao, điều này có thể gây mất một số dưỡng chất của tổ yến.

2. Tổ yến chưng hạt sen

Nguyên liệu:

  • Tai yến tinh chế khoảng 5 gram
  • Hạt sen tươi
  • Nước tinh khiết
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Hạt sen rửa sạch, hấp chín với độ mềm vừa đủ theo sở thích của người dùng
  • Tai yến rửa sạch, ngâm nước trong khoảng 40 – 60 phút để yên nở đều, rửa lại với nước sạch
  • Cho tai yến vào thố sức, thêm 200 – 400 ml nước, hấp cách thủy nhỏ lửa trong 25 phút
  • Cho hạt sen, đường phèn vào thố tổ yến, khuấy đều, đun nhỏ lửa trong 5 – 7 phút thì tắt bếp

Tổ yến chưng hạt sen đường phèn có vị ngọt thanh, bùi, béo, góp phần nâng cao sức khỏe cũng như phục hồi chức năng xương khớp. Bên cạnh đó, món ăn này cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, từ đó giúp người bệnh thoải mái hơn.

3. Tổ yến chưng táo đỏ hạt chia

Nguyên liệu:

  • 2 – 5 gram tổ yến đã được sơ chế, ngâm mềm trong 40 – 60 phút
  • Hạt chia rửa sạch, ngâm nước trong 5 phút
  • Táo đỏ rửa sạch, để ráo nước, tách hạt, cắt thành 2 phần
  • Đường phèn khoảng 2 gram

Cách thực hiện:

  • Cho yến sào, hạt chia, táo đỏ vào thố chưng yến
  • Cho thêm một lượng nước vừa đủ, đậy nắp
  • Cho thố chưng yến vào nồi, đun với lửa lớn đến khi sôi bùng lên thì hạ lửa nhỏ chưng trong 15 – 20 phút để yến mềm đều, đậm đà
  • Cho đường phèn vào thố chưng yến, khuấy đều, chưng thêm 5 phút là được

Tổ yến chưng táo đỏ hạt chia có tác dụng nâng cao sức khỏe xương khớp, mạnh gân cốt, bổ thận, tráng dương và hỗ trợ phát triển trí não. Bên cạnh đó, món ăn này cũng cung cấp một lượng Omega 3 – 6 – 9, góp phần nâng cao hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ổn định hoạt động của hệ thống miễn dịch.

4. Tổ yến chưng lê Hàn Quốc

Nguyên liệu:

  • Yến sào khoảng 5 gram
  • Lê Hàn Quốc 1 quả
  • 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất
Bệnh gút có dùng được Đông trùng hạ thảo không
Tổ yến chưng lê Hàn Quốc giúp nâng cao sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi các cơn gút cấp

Cách thực hiện:

  • Tổ yến rửa sạch, ngâm nở trong 40 – 60 phút
  • Lê gọt vỏ, khoét sâu phần ruột bên trong và cho yến sào đã ngâm nở vào
  • Cho quả lê vào bát sứ, mang đi hấp cách thủy, nhỏ lửa trong 20 – 30 phút để chiết suất toàn bộ chất dinh dưỡng từ lê và tổ yến
  • Sau khi yến đã chín mềm và có mùi thơm, thì cho mật ong cùng với một ít gừng thái lát hoặc thái sợi, chưng thêm 5 phút thì tắt bếp
  • Món ăn này có thể dùng nóng hoặc lạnh, tùy theo sở thích.

Tổ yến chưng lê Hàn Quốc phù hợp để sử dụng trong thời gian giao mùa hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu bùng phát cơn gút cấp. Món ăn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại và phòng ngừa các chứng, ho, sốt, cảm mạo.

5. Tổ yến tiềm gà ác

Nguyên liệu:

  • Tổ yến khoảng 300 gram
  • Một con gà ác đã sơ chế sạch sẽ
  • Gói dược liệu hầm gà ác có bán tại các siêu thị
  • Vỏ quýt khô
  • Hạt nêm
  • Vài lát thịt xá xíu

Cách thực hiện:

  • Vỏ quýt rửa sạch, ngâm mềm
  • Đun sôi nước vỏ quýt, cho gà vào trần sơ trong 4 – 5 phút
  • Dùng một nồi sứ trung bình, cho thêm 2 bát nước tinh khiết, gói dược liệu, hạt nêm và gà vào hầm nhỏ lửa trong 1 tiếng, cách 20 – 30 phút cần trở gà để gà chín đều
  • Sau 1 tiếng thì có thể cho yến sào đã ngâm mềm và xá xíu vào nồi, hầm thêm 30 phút có thể sử dụng

Gà ác hầm tổ yến là món ăn rất bổ dưỡng, được sử dụng để nâng cao sức khỏe, tăng cường sinh lực, phục hồi các tổn thương xương khớp và phòng ngừa các cơn gút cấp. Món ăn này nên ăn nóng hoặc ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng tổ yến cho người bệnh gút

Tổ yến và nước yến là các loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần sử dụng với liều lượng vừa đủ. Việc tiêu thụ quá nhiều tổ yến có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn. Như đã khuyến cáo, người bệnh gút không nên tiêu thụ quá 5 gram tổ yến mỗi ngày.

Bên cạnh đó, để sử dụng tổ yến hiệu quả, an toàn, người bệnh gút cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Sử dụng tổ yến cách ngày, một lần khoảng 5 gram
  • Đối với người có thể trạng tốt, cơ thể khỏe mạnh, có thể sử dụng yến 1 – 2  lần mỗi tháng để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh gút
  • Nên sử dụng nước yến vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Chọn yến sào và nước yến từ các thương hiệu uy tín, nhằm tránh sử dụng hàng kém chất lượng
  • Cần theo dõi các phản ứng của cơ thể trong suốt thời gian sử dụng tổ yến, nếu nhận thấy các bất thường, cần ngừng sử dụng và đến bệnh viện nếu cần thiết
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh các loại thực phẩm giàu purin và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi
  • Duy trì hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục, điều này góp phần phục hồi chức năng xương khớp cũng như hạn chế các cơn gút cấp bùng phát

Tóm lại, về vấn đề người bị bệnh gút có uống được nước yến hay ăn được yến sào không, các cho gia cho biết, người bệnh có thể sử dụng tổ yến, nước yến, ăn yến sào với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe và tránh lãng phí. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ điều trị.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua