7 Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Dễ Nấu, Tốt Cho Người Bệnh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gà ác hầm tam thất, cá hồi nướng, cháo hạt sen, cháo yến mạch,… là những món ăn chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp với khẩu vị của nhiều bệnh nhân. Các món ăn này không chỉ giúp cải thiện bệnh mà còn bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, góp phần phục hồi tổn thương ở đĩa đệm nhanh chóng. 

món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Một số món ăn có tác dụng làm giảm cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra

Thoát vị đĩa đệm thường khởi phát ở người cao tuổi, xuất hiện dấu hiệu lão hóa, người thường xuyên vận động mạnh, sai tư thế trong thời gian dài, chấn thương, dị tật cột sống,… Bệnh có thể ảnh hưởng ở bất kỳ đĩa đệm nào trên cột sống, nhất là thắt lưng và đốt sống cổ.

Người bệnh thường phải gánh chịu cơn đau nhức, cứng cột sống, tê ở lưng lan rộng đến mông, đùi và bàn chân. Những trường hợp bệnh nặng sẽ khiến các hoạt động, đi đứng hạn chế, thậm chí là bại liệt, tàn phế, gãy xương nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm được xác định khi nhân đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống phình lồi, lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên dây thần kinh, ống sống. Ngoài những triệu chứng lâm sàng, bệnh còn làm tắc nghẽn mạch máu và các dưỡng chất nuôi dưỡng khớp, cân, cơ, lâu dần có thể gây teo cơ, chi.

7 Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm thơm ngon, dễ nấu

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên sâu như dùng thuốc, vật lý trị liệu hay can thiệp ngoại khoa thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo đó, một số món ăn được chế biến từ các thực phẩm có thể làm giảm nhẹ triệu chứng đau nhức, tê cứng do bệnh lý gây ra, đồng thời tăng tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy, nhóm thực phẩm chứa protein, canxi, omega-3, vitamin D, E, C, K, glucosamine và chondroitin đặc biệt tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm nói chung và mắc các vấn đề xương khớp nói chung. Việc bổ sung món ăn chữa thoát vị đĩa đệm đều đặn còn có tác dụng chống sưng viêm, bồi bổ cơ thể, khắc phục tình trạng suy nhược, mệt mỏi, ăn ngủ kém do ảnh hưởng của bệnh lý.

Dưới đây là một số món ăn chữa thoát vị đĩa đệm thơm ngon, giàu dinh dưỡng:

Gà ác hầm tam thất

Gà ác hầm tam thất là dược thiện dành cho người bị đau nhức xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y thì việc kết hợp món ăn này sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng, đạt được kết quả tốt và duy trì hiệu quả lâu dài.

Theo tài liệu y học cổ truyền, gà ác có tính bình vị ngọt, tác dụng dưỡng âm bổ can, thận, ích khí huyết, làm giảm tình trạng tê cứng, tê bì, tắt nghẽn mạch máu do chèn ép của nhân đĩa đệm gây ra. Công dụng cải thiện cốt chưng của thực phẩm này còn làm giảm tình trạng đau nhức âm ỉ, nóng trong cột sống.

món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Gà ác hầm tam thất là dược thiện dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh đó, trong thịt gà ác còn chứa hàm lượng protein cùng các loại acid amin, vitamin như B1, B2, B12, B6, A, E, PP, Canxi, Kẽm, Sắt,… còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, kích thích vị giác để cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất và làm giảm triệu chứng mệt mỏi, suy nhược,…

Khi kết hợp gà ác với tam thất sẽ tăng tác dụng chữa đau nhức cột sống thắt lưng, cổ vai gáy do bệnh lý gây ra. Tam thất là vị thuốc trong Đông y có tính ấm, vị hơi đắng, cay, công dụng chữa phong tê thấp, đau xương khớp, điều hòa khí huyết, phục hồi sau chấn thương,…

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gà ác 1 con
  • Củ tam thất 200g
  • Rượu trắng 500ml

Hướng dẫn thực hiện:

  • Gà ác làm sạch rồi chà với muối, sau đó xả lại với nước lần nữa và để ráo
  • Củ tam thất rửa với nước nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó thái từng lát mỏng và trộn với rượu trắng
  • Tiếp đến cho tam thất vào trong bụng gà ác và cố định lại bằng tăm
  • Sau đó mang đi hấp cách thủy đến khi gà chín mềm thì tắt bếp
  • Dùng món ăn khi còn nóng để đạt được kết quả tốt nhất
  • Có thể dùng món gà ác hầm tam thất 2 – 3 lần/ tuần

Thịt lợn hầm quả sung

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể dùng món thịt lợn hầm quả sung để cải thiện bệnh, đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, phục hồi sức khỏe, điều hòa khí huyết cũng như phục hồi tổn thương do bệnh lý gây ra. Món ăn này được khuyến khích bổ sung từ 2 – 3 lần/ tuần.

Thịt lợn chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt. Trong đó, vitamin B từ thịt lợn được cơ thể hấp thu tốt nhất. Được biết nhóm vitamin cần thiết cho người bị đau nhức xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Hơn nữa, nguồn protein lành tính, thích hợp cho nhiều đối tượng.

Quả sung có tính bình, vị ngọt, công dụng giải độc, tiêu thũng, kiện tỳ ích vị,… Một số tài liệu y học cổ truyền nhận thấy quả sung tác động tốt với người bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài làm dịu cơn đau nhức ở đĩa đệm bị tổn thương, loại quả này còn có khả năng kháng viêm, phục hồi tổn thương và tăng tuần hoàn máu đến các khớp, gân.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc 200g
  • Quả sung xanh 400g
  • Gia vị nêm vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Thịt lợn rửa sạch thì cắt thành miếng vuông, ướp với củ hành băm, muối, hạt nêm
  • Quả sung bổ đôi, ngâm rửa với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất
  • Tiếp đến bắt chảo lên bếp cùng với dầu ăn và tỏi băm phi thơm, sau đó cho thịt vào xào đến khi thịt săn lại thì đổ nước vào
  • Kế đó cho quả sung vào hầm đến khi thịt và quả sung chín mềm thì tắt bếp
  • Có thể ăn cùng với cơm để đảm bảo lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể.

Cháo hạt sen

Cháo hạt sen được biết đến là một trong những món ăn chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người bệnh lựa chọn. Không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý, món cháo hạt sen còn bổ sung những dưỡng chất tốt cho cơ thể, khắc phục tình trạng suy nhược, mệt mỏi và khó ngủ.

Theo đó, calci, phốt pho, mangan có trong hạt sen tác dụng tốt đối với hệ xương khớp, giúp xương chắc khỏe, tăng mật độ xương và hạn chế tổn thương do các tác nhân nội – ngoại sinh. Hơn nữa, các chống chất oxy hóa từ thực phẩm này còn làm chống viêm, giảm viêm đau do bệnh lý gây ra.

cháo hạt sen
Cháo hạt sen tác dụng tốt đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, đồng thời giúp an thần, ngủ ngon

Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, cháo hạt sen còn tốt cho người bệnh gout và viêm đau khớp. Bên cạnh đó, ăn cháo hạt sen thường xuyên giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, thanh nhiệt, giải độc, tăng tốc độ phục hồi tổn thương.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gạo nếp và gạo tẻ 1/2 chén
  • Hạt sen khô 50g
  • Đậu xanh 100g

Hướng dẫn thực hiện:

  • Hạt sen khô ngâm với nước khoảng 30 phút rồi xả lại lần nữa với nước và để ráo
  • Đậu xanh ngâm với nước 1 tiếng rồi vớt ra để ráo
  • Gạo vo sạch rồi cho vào nồi cùng với hạt sen, đậu xanh, đổ nước vào và nấu nhừ
  • Nên ăn khi còn nóng để đảm bảo hương vị thơm ngon cũng như tác dụng chữa bệnh
  • Dùng cháo hạt sen vào bữa ăn phụ từ 2 – 3 lần/ tuần

Món thịt dê hầm cà rốt tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Bổ sung thịt dê thường xuyên với liều lượng phù hợp có thể cải thiện chứng đau mỏi lưng, cổ vai gáy do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm thoát vị đĩa đệm. Loại thịt này có tính ấm, vị ngọt, công dụng ích khí, bổ huyết, noãn thận, ôn trung,… Ngoài tác dụng giảm đau nhức xương khớp, một số món ăn từ thịt dê còn giúp điều hòa khí huyết, bổ thận, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Theo đó, món thịt dê hầm cà rốt đặc biệt tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh thịt dê, các nghiên cứu còn nhận thấy trong cà rốt chứa hàm lượng vitamin C, canxi cần thiết cho hệ xương khớp, giúp xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương do bệnh lý gây ra.  Ngoài ra, thực phẩm này còn ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, chống oxy hóa, kháng viêm,…

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt dê 400g
  • Cà rốt 2 – 3 củ
  • Rượu trắng
  • Gừng tươi, tỏi, hành
  • Gia vị nêm vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Thịt dê sau khi rửa sạch thì trần qua với nước sôi, cho thêm ít gừng tươi
  • Sau đó rửa lại với nước lạnh và thái thịt thành từng miếng vừa ăn, trộn với một ít rượu trắng và gia vị, ướp khoảng 15 phút
  • Cà rốt bào vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn
  • Cho dầu ăn và tỏi băm vào chảo phi thơm rồi cho thịt dê vào đảo đều
  • Đến khi thịt săn lại thì đổ nước và cho cà rốt vào
  • Vớt bọt thường xuyên để nước hầm không bị đục
  • Đun nhỏ lửa khoảng 2 giờ thì nêm lại cho vừa ăn và tắt bếp
  • Cho thêm hành và ăn cùng với cơm nóng
  • Dùng món thịt dê hầm cà rốt từ 1 – 2 lần/ tuần để hỗ trợ điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Xương heo hầm bí xanh

Trong và sau điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể bổ sung món xương heo hầm bí xanh vào thực đơn thường xuyên. Không chỉ thơm ngon, kích thích vị giác, bổ dưỡng mà món ăn này còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện mật độ xương. Bên cạnh đó, Glucosamine có trong nước hầm xương còn làm giảm đau nhức ở các khớp, cột sống do bệnh lý gây ra.

món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung món sườn heo hầm bí xanh vào thực đơn thường xuyên

Trong khi đó, bí xanh nằm trong nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hơn nữa, các khoáng chất, vitamin có trong thực phẩm này còn giúp cải thiện miễn dịch, chống lại các gốc tự do, thúc đẩy phục hồi tổn thương do ảnh hưởng của bệnh lý.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Sườn non 500g
  • Bí xanh 300g
  • Hành, ngò
  • Gia vị nêm vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sườn non sơ chế sạch thì trần qua với nước sôi và xả lại với nước lạnh
  • Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn
  • Đun sôi lượng nước vừa đủ rồi cho sườn non vào nấu
  • Hầm khoảng 20 phút rồi cho bí xanh vào
  • Đến khi bí chín thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
  • Xắt hành, ngò rồi cho vào canh để tăng hương vị
  • Nên khi còn nóng cùng với cơm trắng

Cháo yến mạch và hạt óc chó

Món cháo yến mạch nấu với hạt óc chó tác động tích cực đến người bị thoát vị đĩa đệm. Yến mạch là loại ngũ cốc mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa một số bệnh lý. Ăn yến mạch thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, giảm mỡ máu, kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm viêm đau xương khớp và tăng cường sức đề kháng.

Trong khi đó, hạt óc chó có tác dụng cải thiện cơn đau âm ỉ ở cột sống do đĩa đệm bị tổn thương, đồng thời phòng ngừa viêm xương khớp nhờ vào hàm lượng Omega – 3 dồi dào. Bên cạnh đó, một số vitamin có trong hạt óc chó còn giúp tăng cường sức khỏe xương, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tốt cho não bộ và tim mạch.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Yến mạch 1 chén
  • Hạt óc chó 10 hạt
  • Gia vị muối, đường

Hướng dẫn thực hiện:

  •  Hạt óc chó sau khi tách vỏ lấy nhân thì đem đi ngâm với nước ấm
  • Yến mạch cũng đem ngâm với nước ấm
  • Sau 20 phút thì vớt yến mạch ra rồi cho vào nồi, đổ 2 chén nước lọc và đun sôi
  • Đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ và khuấy đều
  • Hạt óc chó mang đi xay nhuyễn rồi cho vào yến mạch, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp
  • Nêm muối, đường vừa ăn và thưởng thức khi còn nóng

Cá hồi nướng

Các món ăn từ cá hồi được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người mắc các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Bởi trong cá hồi chứa acid béo Omega-3 tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Theo đó, loại acid béo không no này sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành prostaglandin tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp và phục hồi tổn thương nhanh chóng.

cá hồi nướng
Cá hồi nướng bơ tỏi là món ăn bổ dưỡng, tốt cho người mắc các vấn đề xương khớp

Người bệnh có thể đa dạng thực đơn, thay đổi khẩu vị với món cá hồi nướng. Món ăn này còn cung cấp protein cùng các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy giúp tăng cường sức đề kháng, đảm bảo nguồn năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, bảo vệ sức khỏe tim mạch, thị lực và não bộ.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá hồi phi lê 1 miếng
  • Cà rốt 1/2 củ
  • Bơ 5g
  • Tỏi 1 tép
  • Dầu oliu
  • Gia vị vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cá hồi sau khi mua về thì rửa sạch và để ráo
  • Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, luộc chín và cắt thành sợi nhỏ
  • Bắt chảo lên bếp, cho dầu oliu vào rồi cho cá vào áp chảo
  • Rắc 1 ít muối và tiêu xay lên mặt cá để tăng hương vị
  • Để khoảng vài phút đến khi mặt dưới cá vàng thì cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C
  • Sau 5 phút nướng thì mang cá ra, đựng trong dĩa và xếp cà rốt thái sợi xung quanh
  • Kế đó bắt chảo lên bếp, lần lượt cho bơ và tỏi băm, tiêu và muối vào đảo đều tay trong 30 giây
  • Dùng muỗng múc sốt bơ tỏi rưới lên cá và thưởng thức khi còn nóng.

Lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị thoát vị đĩa đệm

Có thể nhận thấy, chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, khi dùng các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi chế biến món ăn cho người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế dùng quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối, đường, chất béo có nguồn gốc từ động vật. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bạn nên ăn thanh đạm, dùng chất béo từ thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải, đậu nành,…
  • Tránh kết hợp với các thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn như các loại thịt đỏ chứa nhiều purin và đạm, nội tạng động vật, bia rượu,…
  • Xây dựng thực đơn khoa học, tránh ăn uống quá mức gây tăng cân, áp lực lên cột sống và khiến các triệu chứng lâm sàng trở nên nặng nề hơn.
  • Với những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,… Có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn thiết lập chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Ngoài những thực phẩm có lợi, hỗ trợ điều trị bệnh lý, bạn cũng có thể thêm các loại gia vị có tính sát khuẩn, chống viêm như gừng, tỏi, nghệ, tiêu đen, hương thảo,… vào các món ăn hàng ngày.
  • Bên cạnh ăn uống khoa học, người bệnh cần kết hợp với tập luyện đều đặn, sinh hoạt điều độ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc để kiểm soát tốt bệnh lý.

Trên đây là các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm cũng như một số lưu ý trong quá trình ăn uống. Mặc dù không thể điều trị bệnh dứt điểm nhưng ăn uống khoa học có thể làm dịu đau nhức, tạo điều kiện tốt để phục hồi những tổn thương do bệnh lý gây ra và bồi bổ cơ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Để giúp bạn hiểu ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hết Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và cơ sở vật chất tại nơi phẫu thuật. Người bệnh cẩn tìm hiểu chi phí để có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng
Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra có xu hướng tiến triển nặng nề hơn nếu tập luyện không đúng ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc phải căn bệnh này thường băn khoăn. Việc nghỉ ngơi đúng cách là cần thiết, nhưng liệu nằm nhiều có thực sự tốt ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua