Sau Mổ Đứt Dây Chằng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, lưu ý sau mổ đứt dây chằng nên ăn gì, kiêng gì để tăng tốc độ phục hồi. Bởi một số nhóm thực phẩm có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương, giảm đau, kháng viêm và phục hồi thể trạng. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng.

Sau mổ đứt dây chằng nên ăn gì nhanh khỏi
Tìm hiểu sau mổ đứt dây chằng nên ăn gì và kiêng gì nhanh khỏi, giúp phục hồi nhanh

Sau mổ đứt dây chằng nên ăn gì nhanh khỏi?

Sau mổ đứt dây chằng, người bệnh được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ, bất động và chăm sóc vết mổ. Ngoài ra trong suốt quá trình phục hồi sau phẫu thuật, bệnh nhân còn được khuyên thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bởi đây là chìa khóa giúp thúc đẩy quá trình lành lại và phục hồi đầu gối bị thương.

Theo các chuyên gia, ăn uống đủ chất và lành mạnh sau mổ đứt dây chằng giúp rút ngắn quá trình phục hồi cơ thể, vết mổ lành nhanh. Hơn thế một số chất dinh dưỡng còn có tác dụng giảm đau, sưng, kháng viêm. Đồng thời hỗ trợ ngăn biến chứng sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước và sau, chẳng hạn như nhiễm trùng, teo cơ…

Vậy sau mổ đứt dây chằng chéo nên ăn gì nhanh khỏi? Dưới đây là các nhóm thực phẩm được khuyên dùng:

1. Thực phẩm giàu Protein

Sau mổ đứt dây chằng chéo trước – sau, đứt dây chằng cổ chân… người bệnh nên thêm thực phẩm giàu Protein vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đây là một thành phần dinh dưỡng quan trọng, hỗ trợ xây dựng nhiều mô cho cơ thể, bao gồm cả cơ bắp và dây chằng.

Sau phẫu thuật, chi bị thương cần bất động. Điều này thường gây giảm sức mạnh và khối lượng cơ. Tuy nhiên nếu bổ sung đủ hàm lượng protein cần thiết, bệnh nhân có thể giảm thiểu sự mất mát của khối lượng cơ. Từ đó ngăn ngừa yếu và teo cơ chân.

Hơn thế, một chế độ ăn giàu protein còn thúc đẩy chữa lành dây chằng bị thương và phục hồi thể trạng. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Tăng lượng protein tiêu thụ khi bắt đầu luyện tập giúp xây dựng lại phần cơ bị mất, tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ đầu gối.

Thực phẩm giàu Protein
Thực phẩm giàu Protein giúp hỗ trợ xây dựng nhiều mô cho cơ thể, ngăn ngừa yếu và teo cơ chân sau mổ

Chính vì thế người bệnh cần đảm bảo bổ sung đủ protein thông qua một số loại thực phẩm lành mạnh. Cụ thể:

  • Thịt gia cầm
  • Cá
  • Trứng
  • Đậu
  • Đậu phụ
  • Các loại hạt
  • Yến mạch
  • Bông cải xanh
  • Sữa
  • Phô mai

2. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một thành phần của nhiều protein và enzym. Trong đó có những enzym cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương, sửa chữa, phục hồi và phát triển mô. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống thiếu kẽm làm chậm quá trình chữa lành vết thương sau chấn thương và phẫu thuật.

Chính vì thế mà bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị đứt dây chằng (chẳng hạn như đứt dây chằng đầu gối, đứt dây chằng cổ chân…) nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm.

  • Động vật có vỏ
  • Các loại đậu và hạt
  • Quả hạch
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thịt
  • Cá
  • Trứng

Một số người lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm. Tuy nhiên nhận quá nhiều kẽm từ chất bổ sung có thể gây thiếu đồng. Nguyên nhân là do kẽm cạnh tranh với đồng trong quá trình hấp thu.

3. Rau quả và trái cây giàu vitamin C

Sau phẫu thuật đứt dây chằng (đặc biệt là đứt dây chằng chéo trước và đứt dây chằng chéo sau), người bệnh nên ăn nhiều rau quả và trái cây giàu vitamin C. Bởi nhóm thực phẩm này rất có ích cho quá trình phục hồi và ngăn biến chứng.

Cụ thể vitamin C giúp cơ thể của bạn tạo ra collagen, củng cố sự chắc khỏe của dây chằng, gân, da, và xương. Nhờ đó việc bổ sung vitamin C mỗi ngày giúp xây dựng lại mô sau chấn thương, tăng tốc độ phục hồi dây chằng và mô mềm bị thương. Đồng thời giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Bổ sung mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật, ngăn ngừa viêm. Từ đó tăng tốc độ phục hồi.

Rau quả và trái cây giàu vitamin C
Ăn nhiều rau quả và trái cây giàu vitamin C để tạo ra collagen, giảm đau nhức, chống viêm và chống oxy hóa

Vitamin C đặc biệt dễ hấp thu thông qua chế độ ăn uống. Loại vitamin này có nhiều trong các loại rau quả và trái cây. Cụ thể:

  • Dâu tây
  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt
  • Kiwi
  • Dưa lưới vàng
  • Đu đủ
  • Khoai tây
  • Bông cải xanh
  • Ớt chuông đỏ
  • Cà chua
  • Súp lơ trắng
  • Cải Brussels
  • Ổi

4. Thực phẩm giàu vitamin D và canxi

Vitamin D và canxi là hai thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi sau mổ đứt dây chằng. Đặc biệt là những người bị chấn thương đứt dây chằng kèm theo nứt hoặc gãy xương. Nhận đủ canxi và vitamin D mỗi ngày giúp duy trì các cơ hỗ trợ, tăng tốc độ chữa lành dây chằng và xương sau chấn thương.

Canxi tham gia vào quá trình phục hồi và củng cố xương khớp. Đồng thời duy trì quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ. Chính vì thế mà canxi luôn cần thiết đối với hệ cơ xương khớp và quá trình phục hồi sau chấn thương.

Canxi có nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Bông cải xanh
  • Hạnh nhân
  • Đậu bắp
  • Rong biển
  • Động vật có vỏ
  • Đậu phụ
  • Các loại đậu
  • Cá mòi
  • Rau lá xanh
  • Sữa và sản phẩm từ sữa

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi từ thực phẩm. Nhờ đó bổ sung canxi và vitamin D đồng thời giúp tăng hiệu quả phục hồi sau chấn thương đứt dây chằng và gãy xương. Bên cạnh đó, vitamin còn có khả năng tăng cường phục hồi sức mạnh sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước (đã được chứng minh).

Bên cạnh việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, người bệnh có thể bổ sung vitamin D thông qua các thực phẩm gồm:

  • Lòng đỏ trứng
  • Tôm
  • Nấm
  • Sữa và sản phẩm của sữa
  • Dầu gan cá
  • Trứng cá
  • Chế phẩm từ đậu nành

5. Thực phẩm giàu omega-3

Thực phẩm giàu omega-3 có thể giúp trả lời “Sau mổ đứt dây chằng nên ăn gì nhanh khỏi?”. Sau chấn thương và phẫu thuật, một số chứng viêm thường diễn ra trong quá trình lành lại của vết thương. Điều này là cần thiết và có thể mang đến các lợi ích.

Tuy nhiên nếu viêm kéo dài hoặc nghiêm trọng, quá trình hồi phục có thể bị cản trở. Để ngăn ngừa, người bệnh nên bổ sung đủ omega-3 từ thực phẩm. Loại axit béo này có đặc tính chống viêm mạnh, hạn chế omega-6 giúp ngăn viêm kéo dài.

Ngoài ra axit béo omega-3 còn giúp hỗ trợ giảm đau, tăng cường hình thành protein cơ. Điều này giúp thúc đẩy phục hồi và giảm sự mất cơ (teo cơ) sau một thời gian bất động.

Thực phẩm giàu omega-3
Giảm đau, thúc đẩy phục hồi và giảm sự mất cơ sau mổ đứt dây chằng bằng thực phẩm giàu omega-3

Dưới đây là những loại thực phẩm lành mạnh và giàu omege-3:

  • Cá mòi
  • Cá thu
  • Cá hồi
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá trích
  • Hàu
  • Trứng cá muối
  • Hạt lanh, hạt chia
  • Đậu nành
  • Quả óc chó

6. Các loại thịt, cá chứa Creatine

Creatine là một chất tự nhiên có nhiều trong cá, thịt gia cầm và thịt nạc. Chất này có tác dụng tăng sản sinh năng lượng của cơ thể trong quá trình vận động và tập thể dục với cường độ cao (chẳng hạn như nâng tạ).

Thông thường cơ thể sản xuất khoảng 1 gram Creatine mỗi ngày. Tuy nhiên các vận động viên thường có xu hướng bổ sung chất này từ các sản phẩm. Bởi nó có thể giúp cải thiện hiệu suất trong các môn thể thao cụ thể và tăng lượng cơ.

Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật đứt dây chằng, thêm Creatine từ chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung giúp ngăn ngừa tình trạng teo cơ. Ngoài ra chất này cũng giúp phục hồi sau chấn thương và phẫu thuật.

Để bổ sung vừa đủ lượng Creatine cần thiết, người bệnh có thể thêm vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm sau:

  • Thịt heo
  • Thịt gà
  • Thịt bò

7. Thực phẩm giàu Collagen

Collagen chính là một trong những thành phần quan trọng xây dựng dây chằng và gân. Đối với bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng, Collagen giúp chữa lành và phục hồi lại dây chằng bị thương, ngăn ngừa chứng viêm.

Ngoài ra Collagen còn có tác dụng duy trì chức năng và tính toàn vẹn của sụn, giảm đau khớp, ngăn ngừa tình trạng mất xương và tăng sức khỏe tim mạch. Do đó chất này đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm.

Những loại thực phẩm chứa nhiều Collagen gồm:

  • Nước hầm xương
  • Thịt gà
  • Các loại đậu
  • Tỏi
  • Những loại rau có màu xanh đậm
  • Các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin C
Thực phẩm giàu Collagen
Thực phẩm giàu Collagen có tác dụng chống viêm, tăng tốc độ chữa lành và phục hồi lại dây chằng bị thương

8. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là những phân tử nhỏ có khả năng chống lại gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa cơ thể. Vì thế bổ sung chất này có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa khớp ở những bệnh nhân bị rách/ đứt dây chằng, tăng tốc độ phục hồi vết thương.

Ngoài ra chất chống oxy hóa còn có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng các mô bị thương, ngăn ngừa tổn thương. Đồng thời nâng cao độ chắc khỏe và duy trì chức năng của dây chằng, ổn định khớp xương.

Để bổ sung chất chống oxy hóa, hãy thêm những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống:

  • Các loại đậu như đậu tây, đậu đen, đậu lăng
  • Cà tím
  • Nho đỏ
  • Trà xanh và trà đen
  • Lựu
  • Kỷ tử
  • Quả việt quất
  • Sôcôla đen
  • Cà chua
  • Dưa hấu
  • Những loại rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina, bông cải xanh
  • Trái cây và rau quả giàu vitamin C, đặc biệt là ớt chuông, cam và các loại quả mọng

Sau mổ đứt dây chằng nên kiêng gì?

Một số loại thực phẩm, thức uống có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau mổ đứt dây chằng, cần tránh tiêu thụ. Cụ thể:

1. Thực phẩm chế biến sẵn

Sau mổ đứt dây chằng, người bệnh cần tránh tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn. Bởi chúng thường chứa rất nhiều chất béo và dầu mỡ, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và trao đổi chất dinh dưỡng.

Vì thế tiêu thụ nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi, đặc biệt là canxi. Đồng thời gây lỏng khớp tiến triển ở người bị chấn thương và sau mổ đứt dây chằng.

Không chỉ dầu mỡ và chất béo, trong thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường và muối. Đây đều là những thành phần có khả năng kích thích và phát triển phản ứng viêm trong cơ thể. Tiêu thụ nhiều có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương, tăng mức độ đau nhức.

Thực phẩm chế biến sẵn
Kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn sau phẫu thuật để tránh tăng phản ứng viêm, thiếu hụt chất dinh dưỡng

Những loại thực phẩm chế biến sẵn gồm:

  • Xúc xích
  • Dăm bông
  • Thịt nguội
  • Lạp xưởng
  • Thực phẩm đóng hộp…

2. Thức ăn cay nóng

Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng sau chấn thương và phẫu thuật sửa chữa dây chằng. Bởi nhóm thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng viêm tại vết thương, gây đau nhức và cứng khớp. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, bệnh nhân khó trở lại với các hoạt động thể thao.

3. Thực phẩm nhiều đường

Tránh các loại thực phẩm nhiều đường là điều cần thiết đối với bệnh nhân mới phẫu thuật điều trị đứt dây chằng. Bởi tiêu thụ một lượng đường lớn có thể kích hoạt cơ thể tăng sinh cytokines. Đây là một chất gây viêm, làm chậm quá trình chữa lành vết thương và gây đau đớn kéo dài.

Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều đồ ngọt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Cụ thể như:

  • Thúc đẩy quá trình lão hóa
  • Làm tăng cân, tăng áp lực lên khớp xương và khiến các bệnh xương khớp tiến triển nhanh
  • Cản trở bộ nhớ và làm chậm quá trình hoạt động của não
  • Tăng sinh các hormone gây stress

Chính vì thế, bệnh nhân sau chấn thương và phẫu thuật đứt dây chằng cần tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều đường. Cụ thể như:

  • Nước ngọt, soda
  • Các loại bánh quy
  • Bánh kem
  • Kẹo ngọt…
Thực phẩm nhiều đường
Ăn thực phẩm nhiều đường làm tăng sinh cytokines gây viêm và đau đớn, làm chậm quá trình chữa lành vết thương

4. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo

Bệnh nhân sau mổ đứt dây chằng được khuyên ăn các món luộc, canh, hấp. Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ và chất béo kém lành lạnh.

Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, gây đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời tăng nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều chất béo và dầu mỡ trong thực phẩm có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này khiến vết thương chậm lành, đau nhức và làm chậm quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

5. Sản phẩm, thức uống chứa chất kích thích

Không nên tiêu thụ các sản phẩm, thức uống chứa chất kích thích sau phẫu thuật đứt dây chằng, cụ thể như rượu, bia, thuốc lá… Bởi chúng đều có khả năng làm tăng quá trình đào thải canxi trong xương, giảm hấp thu canxi từ thực phẩm, tăng tốc độ thoái hóa xương khớp và bệnh loãng xương.

Ngoài ra thường xuyên tiêu thụ rượu, bia và thuốc lá còn làm tăng các tình trạng viêm trong cơ thể, giảm khả năng phục hồi mô tổn thương, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Tránh thức uống chứa chất kích thích sau phẫu thuật đứt dây chằng
Tránh thức uống rượu, bia sau mổ đứt dây chằng để không làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi tổn thương

Trên đây là những thông tin giúp hiểu hơn về vấn đề “Sau mổ đứt dây chằng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?”. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh có thể phục hồi thể trạng sau mổ. Ngoài ra một số thành phần dinh dưỡng còn giúp giảm đau, ngăn viêm, tăng tốc độ chữa lành vết thương và phục hồi. Vì thế bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để rút ngắn quá trình phục hồi và ngăn biến chứng sau mổ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Ngón Tay Để Lâu Có Sao Không
Nếu thắc mắc trật khớp ngón tay để lâu có sao không người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Điều trị sớm là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Bàn Chân Bao Lâu Thì Đi Lại Được
Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, khi nào lành hẳn còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Bàn chân có cấu trúc phức tạp, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Chày Có Đá Bóng Được Không
Gãy xương chày có đá bóng được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, phương pháp điều trị và quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó, nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... có thể giúp trả lời thay khớp háng ở bệnh viện nào tốt nhất. Thay khớp háng mang đến hiệu quả ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua