Bị Gãy Xương Sườn Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Lành?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Người bị gãy xương sườn nên ăn gì, kiêng gì giúp mau liền xương, xương khớp vững chắc là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi kết quả nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn uống phù hợp, chứa các thành phần tốt cho xương có thể kích thích các tế bào xương mới phát triển, tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Đồng thời tăng mật độ xương, giúp hệ xương khớp vững chắc.

Bị gãy xương sườn nên ăn gì, kiêng gì mau lành
Tìm hiểu bị gãy xương sườn nên ăn gì, kiêng gì mau lành? Danh sách các thực phẩm tốt cho xương gãy

Bị gãy xương sườn nên ăn gì nhanh lành?

Gãy xương sườn là tình trạng nứt hoặc gãy các xương trong khung xương sườn. Tùy thuộc vào mức độ va chạm, có thể chỉ một xương hoặc nhiều xương trong khung xương sườn bị gãy. Tình trạng này xảy ra khi các xương chịu một lực tác động cực lớn do té ngã, có vật nặng đè nén hoặc va chạm trong khi chơi thể thao.

Thông thường trong quá trình điều trị gãy xương sườn, người bệnh sẽ được phẫu thuật hoặc được hướng dẫn thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà kết hợp chế độ ăn uống phù hợp.

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống phù hợp và giàu dinh dưỡng có thể kích thích tế bào xương mới phát triển và đẩy nhanh tiến độ chữa lành xương gãy. Đồng thời hỗ trợ giảm đau và ngăn một vài biến chứng do gãy xương sườn, điển hình như nhiễm trùng, viêm phổi.

Vậy bệnh nhân bị gãy xương sườn nên ăn gì nhanh lành? Dưới đây là một số loại thực phẩm được khuyên dùng:

1. Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi là nhóm thực phẩm đầu tiên được đánh giá tốt và nên thêm vào chế độ ăn uống của người bị gãy xương sườn. Bởi canxi là một khoáng chất không thể thiếu đối với quá trình xây dựng, tăng trưởng và củng cố hệ xương chắc khỏe.

Đối với bệnh nhân bị gãy xương, việc đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể có thể kích thích và đẩy nhanh tốc độ phát triển các tế bào xương mới, chữa lành tế bào xương cũ. Đồng thời rút ngắn thời gian liền xương và tăng mật độ xương. Từ đó chữa lành xương gãy hiệu quả.

Ngoài ra đối với sức khỏe tổng thể, loại khoáng chất này còn có tác dụng hỗ trợ sự co cơ, tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và ổn định huyết áp. Tùy thuộc vào độ tuổi, cơ thể cần được dung nạp từ 1000 – 1200mg canxi/ ngày.

Để đáp ứng nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể, bệnh nhân bị gãy xương sườn có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm sau:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua
  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Các loại rau lá xanh
  • Đậu non và đậu hũ
  • Các loại đậu
  • Các loại hạt và quả hạch như hạt dẻ, hạt vừng, hạnh nhân…
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi giúp kích thích và đẩy nhanh tốc độ phát triển tế bào xương mới, rút ngắn thời gian liền xương

2. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Bên cạnh canxi, bệnh nhân bị gãy xương sườn nên thêm thực phẩm giàu vitamin D vào thực đơn dinh dưỡng. Bởi loại vitamin này có khả năng cải thiện chức năng hấp thu canxi và phốt pho của cơ thể. Từ đó hạn chế thiếu hụt canxi, tăng tốc độ chữa lành xương gãy và phục hồi chức năng vận động.

Ngoài ra, bổ sung đủ vitamin D còn giúp hỗ trợ sức khỏe và hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phát sinh các tình trạng viêm và nhiễm trùng trong cơ thể, đặc biệt là viêm phổi sau chấn thương gây gãy xương sườn.

Các loại thực phẩm giàu vitamin D:

  • Tôm
  • Hàu
  • Lòng đỏ trứng
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Cá hồi
  • Nấm
  • Sữa
  • Dầu gan cá tuyết

Ngoài các loại thực phẩm giàu canxi, bệnh nhân bị gãy xương sườn có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để hấp thụ vitamin D hiệu quả.

3. Thực phẩm giàu kẽm

Các nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho những bệnh nhân bị gãy xương sườn. Cụ thể việc tăng cường bổ sung kẽm có thể tăng khả năng chữa lành tổn thương, thúc đẩy hoạt động và chức năng của vitamin D, tăng chuyển hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể. Từ đó duy trì hệ xương chắc khỏe, góp phần chữa lành xương gãy hiệu quả.

Ngoài ra kẽm còn là khoáng chất quan trọng đối với não bộ và sức khỏe tổng thể. Tăng cường bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống giúp vận chuyển canxi vào não, điều hòa chất chuyển vận thần kinh, tổng hợp và bài tiết hormone tăng trưởng, phát triển não bộ và chức năng miễn dịch.

Những loại thực phẩm dưới đây có thể giúp bổ sung lượng kẽm cần thiết:

  • Trứng
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Cây họ đậu
  • Thịt, đặc biệt là thịt đỏ
  • Động vật có vỏ như hàu, hến, sò, cua…
  • Các loại hạt
  • Hạt khô như hạt điều, đậu phộng
  • Sôcôla đen
Thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng khả năng chữa lành tổn thương, tăng chuyển hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể

4. Thực phẩm giàu vitamin B6 và B12

Để giải đáp người bị gãy xương sườn nên ăn gì, người bệnh có thể tham khảo và thêm vào chế độ dinh dưỡng các thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin B12. Cả hai loại vitamin này đều mang đến lợi ích cho quá trình tạo xương, giúp tăng độ dẻo dai, tăng tốc độ chữa lành tổn thương xương và duy trì hệ xương chắc khỏe.

Thiếu vitamin B12 có thể làm gián đoạn quá trình chữa lành xương gãy, giảm mật độ khoáng xương. Đồng thời tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương trong tương lai. Do đó bệnh nhân bị gãy xương sườn nên thêm thường xuyên vitamin B6 và vitamin B12 qua các loại thực phẩm lành mạnh.

Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và B12 gồm:

  • Chuối
  • Thịt gà
  • Phô mai
  • Cá ngừ
  • Cà rốt
  • Cá hồi
  • Sữa chua
  • Thì bò
  • Thịt dê
  • Men dinh dưỡng và ngũ cốc

5. Thực phẩm giàu magie

Trong thời gian điều trị gãy xương sườn, người bệnh nên thêm magie vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đối với hệ xương, thành phần dinh dưỡng có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể, tăng mật độ khoáng xương, xây dựng tế bào xương mới. Từ đó giúp nhanh liền xương và phòng ngừa gãy xương do loãng xương.

Nếu thiếu magie, cơ thể có thể góp nhặt canxi từ các mô mềm và làm phát sinh bệnh viêm khớp. Ngoài ra hàm lượng magie trong cơ thể thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn, đặc biệt là phụ nữ.

Đối với sức khỏe tổng thể, magie giúp tăng khả năng chống viêm của cơ thể, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim, ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu, giảm nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tiểu đường.

Những loại thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung hàm lượng magie cần thiết gồm:

  • Chuối
  • Rau lá xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Quả bơ
  • Sôcôla đen
  • Các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân, đậu phộng…
  • Cây họ đậu gồm đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan
  • Đậu phụ
  • Cá hồi, cá thu, cá bơn
Thực phẩm giàu magie
Tăng hấp thụ canxi, tăng mật độ khoáng xương và xây dựng tế bào xương mới bằng thực phẩm giàu magie

6. Thực phẩm giàu vitamin C

Bên cạnh các nhóm thực phẩm tốt cho xương, người bệnh cũng cần thêm vitamin C vào chế độ dinh dưỡng. Điều này giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng phổi (viêm phổi) – biến chứng thường gặp của gãy xương sườn.

Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống vi khuẩn và chống viêm trong cơ thể. Từ đó hạn chế nguy cơ viêm phổi do độ ẩm và dịch nhầy tích tụ sau chấn thương xương sườn.

Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng giảm đau. Điều này giúp bệnh nhân bị gãy xương sườn có cảm giác dễ chịu, dễ thở sâu, làm sạch phổi và hỗ trợ tốt quá trình chữa lành xương gãy. Một số tác dụng khác của vitamin C gồm: Làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa loạn nhịp tim, tăng khả năng hấp thụ chất sắt, giảm nguy cơ mất thị lực tuổi già…

Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin C:

  • Cam
  • Đu đủ
  • Khoai tây
  • Dưa lưới vàng
  • Dâu tây
  • Quả kiwi
  • Bông cải xanh
  • Súp lơ trắng
  • Ớt chuông đỏ
  • Ổi
  • Cải Brussels
  • Nước ép bưởi
  • Cà chua

Bị gãy xương sườn nên kiêng gì?

Bên cạnh vấn đề “Bị gãy xương sườn nên ăn gì”, người bệnh cũng cần lưu ý đến các loại thực phẩm, thức uống và những sản phẩm nên kiêng trong quá trình điều trị gãy xương sườn. Điều này giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, tăng tốc độ làm lành xương gãy.

1. Thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo

Trong thời gian điều trị gãy xương sườn, người bệnh nên kiêng ăn những loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo kém lành mạnh. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ hấp thụ canxi. Từ đó kéo dài thời gian chữa lành xương gãy.

Ngoài ra những loại thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo kém lành mạnh còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, giảm hấp thụ nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết khác.

Thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo
Thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo làm ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ hấp thụ canxi trong cơ thể

2. Đồ ngọt

Bệnh nhân bị gãy xương sườn nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhiều đường, cụ thể như bánh quy, bánh kem, kẹo dẻo…Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và làm chậm quá trình liền xương.

Ngoài ra ăn nhiều đồ ngọt còn gây tăng cân. Khi trọng lượng dư thừa, áp lực lên sườn có thể tăng cao. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình chữa lành xương tổn thương, đồng thời gây hại cho nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

3. Thức ăn mặn, chứa nhiều muối

Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn, chứa nhiều muối có thể làm hại xương và gây tác động xấu đối với quá trình chữa lành xương gãy. Bởi việc ăn mặn có thể kích thích và làm tăng tốc độ thải trừ canxi từ xương. Điều này khiến xương khớp trở nên suy yếu, giảm khả năng phát triển tế bào xương mới và kéo dài thời gian chữa lành xương gãy.

Mặt khác, xương bị thiếu canxi và suy yếu sẽ dễ gãy hơn và có nguy cơ loãng xương cao hơn. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến các xương khác trong khung xương sườn và nhiều đoạn xương quan trọng của cơ thể

Thức ăn mặn, chứa nhiều muối
Ăn mặn có thể kích thích và làm tăng tốc độ thải trừ canxi từ xương khiến xương khớp suy yếu

4. Nước trà đặc

Không nên uống nước trà quá đặc trong thời gian điều trị gãy xương sườn. Bởi loại thức uống này không tốt cho quá trình phát triển xương khớp, làm ảnh hưởng đến tốc độ chữa lành xương gãy.

5. Rượu bia và chất kích thích

Các loại rượu bia và chất kích thích (như thuốc lá) đều có khả năng làm giảm hấp thụ và vận chuyển canxi vào xương. Đồng thời tăng nguy cơ đào thải canxi và khiến hệ xương khớp suy yếu. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương mới và làm lành xương gãy.

Ngoài ra tiêu thụ nhiều rượu bia còn làm mất cân bằng điện giải và mất nước. Điều này gây thiếu hụt những dưỡng chất giúp bôi trơn khớp xương. Từ đó làm tăng mức độ đau nhức.

Đối với thuốc lá, các nghiên cứu cho thấy việc hút thuốc lá gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình chữa lành và liền xương gãy. Đồng thời tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương và gãy xương trong tương lai. Ngoài ra thuốc lá còn gây hại cho phổi, tăng nguy cơ viêm phổi do chấn thương xương sườn.

Chính vì thế trong thời gian điều trị gãy xương sườn, người bệnh cần tránh tiêu thụ rượu bia và chất kích thích (đặc biệt là thuốc lá) để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Rượu bia và chất kích thích
Hút thuốc lá gây tác động tiêu cực đến quá trình chữa lành và liền xương gãy, phát triển bệnh loãng xương trong tương lai

Trên đây là danh sách các loại thực phẩm giúp giải đáp “Bị gãy xương sườn nên ăn gì, kiêng gì mau lành?”. Thông qua danh sách này, người bệnh có thể hiểu hơn về các thực phẩm tốt và lành mạnh, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất. Từ đó kích thích xương mới phát triển, tăng tốc độ liền xương và chữa lành xương gãy.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Đứt Dây Chằng Có Quan Hệ Được Không
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, đặc biệt là dây chằng đầu gối ở vận động viên và người chơi thể thao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể bị đau ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết
Rách Sụn Chêm Có Đá Bóng Được Không
Nếu thắc mắc rách sụn chêm có đá bóng được không, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ y học thể thao để được tư vấn phù hợp nhất. ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết
Bó Bột Chân Có Đi Được Không
Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua