Gãy Xương Đòn Có Được Uống Bia Không? Điều Nên Biết
Gãy xương đòn có được uống bia không còn phụ thuộc vào thời điểm tiêu thụ và thành phần chính trong mỗi ly bia. Các nghiên cứu cho thấy, bia chứa nhiều silicon, có khả năng cải thiện chất lượng xương. Tuy nhiên cần cân nhắc liều lượng và thời điểm sử dụng để tránh gây tác dụng ngược.
Gãy xương đòn có được uống bia không?
Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp. Chấn thương này xảy ra khi xương đòn (đoạn xương kết nối khớp vai với xương ức) bị hãy, có vết nứt hoặc nhiều mảnh vỡ. Xương đòn có độ rắn chắc cao. Chính vì thế mà xương đòn bị gãy thường liên quan đến một chấn thương mạnh và trực tiếp, tai nạn, té ngã.
Tùy thuộc vào tình trạng vết gãy, gãy xương đòn có thể được điều trị không phẫu thuật (cố định và bất động kết hợp dùng thuốc giảm đau) hoặc phẫu thuật điều trị. Dù là phương pháp điều trị nào thì xương đòn bị gãy vẫn cần từ 3 – 6 tháng để liền lại và phục hồi chức năng.
Trong thời gian hồi phục, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc để quá trình liền xương diễn ra nhanh chóng. Vậy gãy xương đòn có được uống bia không?
Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị gãy xương đòn có thể uống bia sau chấn thương 3 tháng. Một số nghiên cứu cho thấy, uống bia giúp xương lành lại tốt hơn nhờ chứa hàm lượng silicon cao. Tuy nhiên không nên uống bia trong 3 tháng đầu sau gãy xương. Đồng thời không dùng quá 1 lon bia mỗi ngày để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bia giúp xương chắc khỏe hơn?
Bia chứa hàm lượng cao silicon. Trong chế độ ăn uống, silicon ở dạng hòa tan của axit orthosilicic (OSA). Đây chính là một trong những thành phần quan trọng đối với sự phát triển của xương và mô liên kết. Chính vì thế mà axit orthosilicic có khả năng thúc đẩy quá trình liền xương sau gãy xương đòn. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Tuy nhiên hàm lượng silicon trong bia chưa được đánh giá kỹ lưỡng ở thời điểm hiện tại. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng trung bình của silicon trong bia ở mức 6,4 đến 56,5 miligam mỗi lít (mg / L).
Trong đó những loại bia chứa hàm lượng lúa mạch cao là loại chứa nhiều silicon nhất. So với lúa mạch, lúa mì chứa ít hàm lượng silicon hơn. Nguyên nhân là do silicon chủ yếu tập trung vào lớp vỏ của lúa mạch.
Trong quá trình sản xuất bia, một lượng đáng kể silicon trong vỏ lúa mạch được chiết xuất thành dịch. Trong đó có hơn 2/3 silicon từ lớp vỏ tồn tại trong bia.
Gãy xương đòn nên uống bia khi nào?
Bia chứa nhiều silicon giúp phát triển xương và mô liên kết. Tuy nhiên người bị gãy xương đòn không nên uống bia trong giai đoạn 3 tháng đầu sau gãy xương. Bởi lượng cồn trong bia có khả năng kích thích phản ứng viêm bên trong, tăng mức độ sưng, đau và tấy đỏ ở vùng có xương bị gãy.
Người bệnh chỉ nên sử dụng bia sau gãy xương đòn 3 tháng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm thích hợp nhất. Ngoài ra không nên uống nhiều bia trong giai đoạn phục hồi xương gãy. Bởi ngoài silicon từ lúa mạch/ lúa mì, bia còn chứa nhiều thành phần khác, trong đó có cồn.
Việc tiêu thụ nhiều cồn trong bia hay rượu đều có thể làm tăng khả năng thải trừ canxi trong xương. Từ đó làm giảm mật độ khoáng xương, giảm sự chắc khỏe và ảnh hưởng đến quá trình liền lại của xương gãy.
Hơn thế uống nhiều rượu bia mỗi ngày làm giảm sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đồng thời làm giảm chức năng và gây tổn thương các cơ quan như gan, thận; tăng nguy cơ thiếu máu.
Chính vì thế mà những người bị gãy xương đòn nói riêng và gãy xương nói chung chỉ nên uống 1 lon bia/ ngày. Ngoài ra nên tham khảo bảng thành phần của bia để tránh tiêu thụ quá mức lượng cồn và những thành phần có hại khác.
Biện pháp giúp gãy xương đòn mau lành
Sau gãy xương đòn, người bệnh được kiểm tra kỹ lưỡng, điều trị bảo tồn (bất động và cổ định) ở người bị gãy xương kín, phẫu thuật ở người bị gãy xương hở hoặc có nhiều mảnh vỡ của xương. Sau sửa chữa xương và bất động trong một thời gian, bệnh nhân được tập trị liệu để phục hồi chức năng hoàn toàn.
Để giúp thúc đẩy quá trình liền xương và phục hồi hoàn toàn, người bệnh nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc thích hợp. Cụ thể:
1. Chườm đá
Bệnh nhân bị gãy xương đòn được khuyên chườm đá sau chấn thương. Biện pháp này giúp gây tê tại vùng ảnh hưởng, giảm đau và viêm sưng. Ngoài ra chườm đá còn giúp co mạch, giảm lượng máu tích tụ tại vùng ảnh hưởng dẫn đến bầm tím lan rộng.
Hướng dẫn chườm đá khi chăm sóc gãy xương đòn:
- Chuẩn bị một túi chườm chứa 5 – 7 viên đá lạnh (loại nhỏ)
- Đặt túi đá lên vùng bị thương tối đa 20 phút
- Lặp lại mỗi 2 – 4 giờ/ lần, trong 3 ngày.
2. Sử dụng địu tay
Bệnh nhân bị gãy xương đòn được khuyên sử dụng địu tay để nâng đỡ cánh tay, cố định vùng tổn thương. Từ đó đảm bảo xương đòn được giữ ở vị trí thích hợp trong khi liền lại.
Việc sử dụng địu tay cũng giúp ngăn tổn thương và cơn đau thêm nghiêm trọng. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể sử dụng địu tay trong suốt quá trình lành lại của xương.
3. Nghỉ ngơi
Bệnh nhân bị gãy xương đòn cần nghỉ ngơi đầy đủ, giảm căng thẳng và những chuyển động không cần thiết. Điều này giúp giảm sưng và đau ở vùng ảnh hưởng, hỗ trợ quá trình lành lại của xương và các mô mềm. Thông thường bệnh nhân được khuyên nghỉ ngơi hoàn toàn khoảng 3 đến 4 tuần.
4. Dùng thảo dược thiên nhiên
Một số loại thảo dược dưới đây có thể thúc đẩy quá trình lành lại của xương gãy, giảm đau và viêm hiệu quả:
- Củ nghệ: Nghệ chứa hoạt chất Curcumin giúp kháng viêm, giảm đau và thúc đẩy chữa lành tổn thương. Ngoài ra loại thảo dược này còn chứa vitamin C, K, E, canxi, kali, sắt… Chính vì thế, uống một cốc sữa nghệ mỗi ngày có thể đẩy nhanh quá trình liền xương và ngăn viêm bên trong. Cách pha sữa nghệ: Hòa tan 1 thìa cà phê bột nghệ trong 200 ml sữa bò ấm, uống mỗi ngày 1 ly.
- Hạt thìa đen: Hạt thìa đen chứa nhiều phốt pho, chất sắt, kẽm… Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho quá trình xây dựng và liền lại của xương. Để sử dụng hiệu quả, người bệnh có thể thoa dầu hạt thìa đen vào vùng ảnh hưởng, khoảng 2 – 3 lần/ ngày trong 3 tuần.
- Dứa: Trong dứa chứa nhiều Bromelain. Thành phần này có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình liền lại của xương và tăng cường chức năng miễn dịch. Chính vì thế người bệnh có thể uống 1 ly nước ép dứa hoặc ăn vài miếng dứa mỗi ngày trong quá trình điều trị gãy xương.
5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ ăn uống cho người gãy xương cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có lợi từ những loại thực phẩm lành mạnh. Cụ thể:
- Vitamin C, B, D, K: Trong quá trình điều trị gãy xương đòn, người bệnh cần đảm bảo bổ sung đủ vitamin C, B, D, K. Trong đó vitamin C, D và K có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, kháng viêm và giảm đau. Đặc biệt vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi từ thực phẩm, xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe, xương gãy mau liền. Vitamin B giúp sản xuất năng lượng, chống mệt mỏi ở bệnh nhân bị gãy xương.
- Canxi và magie: Canxi và magie là hai thành phần thiết yếu đối với quá trình xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe. Cải hai thành phần dinh dưỡng này đều giúp thúc đẩy xương đòn liền lại nhanh chóng, tăng mật độ khoáng xương, giảm tình trạng xương yếu và gãy xương tái diễn trong tương lai.
- Chất chống oxy hóa: Gãy xương gây tổn thương mô. Việc bổ sung chất chống oxy hóa có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, hỗ trợ sự lành lại nhanh chóng của các mô. Một số chất chống oxy hóa gồm vitamin C, vitamin E, lycopene và axit alpha-lipoic…
- Protein: Bổ sung protein giúp xương tự chữa lành và chắc khỏe. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn giúp phòng ngừa sự phát triển của mô sẹo cao su quanh chỗ gãy thay vì phát triển mô sẹo rắn.
- Omega-3: Bổ sung đủ hàm lượng Omega-3 cần thiết giúp phục hồi xương gãy nhanh chóng, giảm đau và kháng viêm.
Những thành phần nêu trên có nhiều trong những thực phẩm sau:
- Rau lá xanh, bông cải xanh
- Các loại hoa quả như lựu, cam, ổi, kiwi, các loại quả mọng, đu đủ, xoài…
- Cà chua, ớt chuông
- Các loại hạt gồm hạt lanh, hạt chia…
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen…
- Cá ngừ, cá trích, cá hồi
- Dầu gan cá
- Trứng cá muối
- Các loại dầu thực vật
- Sữa và những chế phẩm của sữa như phô mai, sữa chua…
- Củ cà rốt, khoai lang, khoai tây…
Tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo kém lành mạnh, nhiều đường hoặc muối. Ngoài ra không nên ăn thức ăn cay nóng. Đây đều là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng phản ứng viêm, làm chậm sự lành lại của xương gãy và gây đau.
6. Vận động trị liệu
Người bệnh nên vận động trị liệu ngay khi bác sĩ cho phép (thường sau 3 – 4 tuần bất động). Điều này giúp tăng tốc độ chữa lành xương gãy, giảm sưng đau. Đồng thời ngăn ngừa cứng khớp và lấy lại khả năng vận động linh hoạt.
Ngoài ra tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp cải thiện máu đến vị trí xương, xây dựng cơ bắp, làm mạnh gân xương. Từ đó giúp xương gãy hồi phục nhanh chóng. Đối với trường hợp phẫu thuật, bệnh nhân có thể được yêu cầu cử động sớm để ngăn ngừa biến chứng sau mổ, chẳng hạn như hình thành cục máu đông.
Quá trình vận động trị liệu cần được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý vận động để tránh gây đau và tổn thương thêm.
Tham khảo thêm:
7. Tránh hút thuốc lá và uống rượu
Người bệnh tuyệt đối không nên hút thuốc lá và uống rượu trong quá trình điều trị gãy xương đòn. Bởi hút thuốc lá có thể làm tăng tốc độ thải trừ canxi, làm chậm quá trình liền xương và khiến hệ xương khớp suy yếu.
Đôi khi hút thuốc lá có thể dẫn đến tình trạng xương không lành, thành xương gãy không liên kết, bệnh nhân mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Đối với rượu, việc sử dụng thức uống này có thể kích thích phản ứng viêm bên trong, gây đau và sưng nghiêm trọng. Ngoài ra rượu chứa nhiều cồn. Việc uống rượu khiến lượng canxi trong xương bị đào thải, xương gãy chậm lành.
Trên đây là những thông tin quan trọng giúp hiểu hơn vấn đề “Gãy xương đòn có được uống bia không?”, các phương pháp giúp xương gãy mau lành. Trong bia chứa silicon giúp thúc đẩy quá trình liền lại và tăng sự chắc khỏe của xương.
Tuy nhiên việc tiêu thụ nhiều bia hoặc uống bia vào thời điểm không thích hợp có thể gây tác dụng ngược. Vì thế người bệnh nên tham vấn y khoa để được hướng dẫn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!