Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Còi Xương – Chế Độ Ăn Chuẩn
Theo dõi IHR trênDinh dưỡng cho trẻ bị còi xương phải chứa đầy đủ vitamin D và các khoáng chất cần thiết với hàm lượng thích hợp (dựa trên tình trạng). Điều này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh lý, khắc phục tình trạng xương mềm và yếu. Đồng thời giúp xương phát triển bình thường và chắc khỏe trong thời gian ngắn.
Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ bị còi xương
Bệnh còi xương ở trẻ em thường gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi. Bệnh thể hiện cho tình trạng xương yếu và mềm kèm theo các dị tật do thiếu vitamin D và các khoáng chất. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do các rối loạn di truyền, cơ thể kém hấp thu hoặc chế độ ăn uống không phù hợp khiến trẻ bị thiếu chất.
Trong thời gian đầu, bệnh còi xương khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc và ra nhiều mồ hôi. Sau một thời gian tiến triển, bệnh kèm theo những dị dạng ở các xương (đặc biệt là xương chậu, xương ức, hộp sọ, đầu gối, cổ tay và cổ chân). Ngoài ra trẻ còn bị đau nhức, chậm lớn do khung xương không thể phát triển, hộp sọ mềm, chậm phát triển vận động.
Thông thường để điều trị và phòng ngừa tái phát, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương cần được thiết lập. Trong đó các thành phần dinh dưỡng tốt cho xương như vitamin D, phốt pho, canxi… cần được bổ sung với hàm lượng phù hợp (dựa vào nhu cầu cơ thể và tình trạng hiện tại của trẻ).
Khi vitamin D, phốt pho và canxi được bổ sung với hàm lượng thích hợp, tình trạng thiếu chất của trẻ sẽ được cải thiện. Lúc này, xương có xu hướng phát triển bình thường, chắc khỏe, nguy cơ gãy xương và những dị tật trong tương lai cũng được ngăn ngừa. Từ đó giúp trẻ mau lớn, nhanh phát triển hệ vận động.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và đề kháng, trẻ phát triển toàn diện từ thể chất đến trí não. Đối với những người hợp nghiêm trọng, một số phương pháp khác như dùng thuốc hay phẫu thuật sẽ được chỉ định kết hợp. Điều này giúp trẻ sớm khắc phục bệnh lý.
Nguyên tắc thiết lập dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản giúp thiết lập dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương hiệu quả:
- Trẻ sơ sinh cần bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu sữa mẹ không đủ vitamin D (do chế độ ăn uống của mẹ thiếu chất), có thể cho trẻ sử dụng thêm thuốc điều trị còi xương theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ bốn nhóm chất chính trong chế độ dinh dưỡng. Bao gồm:
- Vitamin và khoáng chất
- Chất béo lành mạnh
- Đạm
- Tinh bột
- Những nhóm vi chất giúp xương phát triển nhanh và chắc khỏe như canxi, phốt pho, vitamin D, kẽm, sắt cần được tăng cường bổ sung.
- Thêm chất béo từ mỡ hoặc dầu vào bữa ăn. Bởi vitamin D tan trong chất béo. Nếu thiếu chất béo, loại vitamin này có thể không được hấp thu và khiến bệnh còi xương trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong thòi gian áp dụng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương, bệnh nhi cần được thăm khám và kiểm tra thường xuyên. Trong trường hợp hàm lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu hoặc thừa, chế độ dinh dưỡng cần được thiết lập lại để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị.
Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương
Để thiết lập một chế độ dinh dưỡng chuẩn cho trẻ bị còi xương, phụ huynh cần nắm rõ những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị của trẻ. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt và không thể thiếu trong thực đơn ăn uống mỗi ngày:
1. Thực phẩm giàu vitamin D
Thiếu vitamin D (đặc biệt là vitamin D3) là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương chậm lớn. Vì thế cần tăng cường bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng. Khi được đưa vào cơ thể, loại vitamin này sẽ nhanh chóng điều hòa phốt pho và canxi, tăng khả năng hấp thu các khoáng chất của cơ thể. Từ đó giúp xây dựng xương chắc khỏe, cải thiện tình trạng xương mềm, yếu và chậm phát triển.
Ngoài ra vitamin D còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tổng thể. Vì thế việc bổ sung canxi vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương là điều cần thiết. Những loại thực phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể:
- Lòng đỏ trứng
- Tôm
- Hàu
- Cá hồi
- Cá trích
- Cá mòi
- Dầu gan cá tuyết
- Nấm
- Sữa
- Sữa chua
Ngoài chế độ dinh dưỡng, tắm nắng mỗi ngày cũng là cách bổ sung vitamin D, phòng ngừa và điều trị chứng còi xương hiệu quả. Do đó phụ huynh có thể cho trẻ tắm nắng trước 9h sáng, mỗi ngày từ 15 – 20 phút.
2. Chất béo từ mỡ hoặc dầu
Không thể thiếu dầu mỡ trong chế độ dinh dinh dưỡng của trẻ bị còi xương. Bởi thành phần dinh dưỡng này có khả năng tăng tốc độ và hàm lượng vitamin D được hấp thu (do vitamin D tan trong dầu). Từ đó giúp còi xương và những triệu chứng của bệnh nhanh chóng được khắc phục, xương khớp phát triển nhanh và khỏe mạnh, hạn chế dị tật và gãy xương.
3. Thực phẩm giàu canxi
Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện của xương, giúp trẻ bị còi xương mau chóng khắc phục bệnh lý. Khi được bổ sung vào cơ thể với hàm lượng thích hợp (1000 – 1200mg canxi/ ngày), loại khoáng chất này sẽ được vận chuyển vào xương, giúp cải thiện mật độ khoáng xương, khắc phục tình trạng xương mềm và yếu.
Ngoài ra canxi còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình xây dựng khung xương chắc khỏe, giúp trẻ phát triển nhanh, giảm nguy cơ gãy xương và nhiều biến chứng khác cho bệnh còi xương gây ra.
Những loại thực phẩm giúp cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể:
- Rau lá xanh
- Sữa
- Sữa chua
- Hạnh nhân
- Đậu phụ
- Các loại hạt
- Các loại đậu
- Cá hồi
- Cá mòi
- Rau dền
- Hải sản
- Phô mai
4. Thực phẩm giàu phốt pho
Bên cạnh canxi, phốt pho cũng là một loại khoáng chất quan trọng và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương. Loại khoáng chất này tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển hệ xương của trẻ, tăng mật độ khoáng xương. Từ đó cải thiện độ chắc khỏe cho xương khớp, kích thích trẻ phát triển nhanh, phòng ngừa và điều trị chứng còi xương.
Ngoài ra cùng với canxi, phốt pho còn có tác dụng kích thích mọc răng ở trẻ, ngăn các biến dạng xương và biến chứng do bệnh còi xương gây ra. Đồng thời chuyển hóa chất đạm, chất béo và chất đường bột. Từ đó duy trì và sản xuất năng lượng, đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể.
Những loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho gồm:
- Thịt gà
- Thịt heo
- Ngũ cốc nguyên cám
- Các loại quả hạch
- Hải sản
- Chế phẩm từ sữa
- Nội tạng động vật
- Đậu nành
- Các loại đậu (như đậu lăng)
- Hạt bí
- Hạt hướng dương
5. Thực phẩm giàu kẽm
Bên cạnh canxi và phốt pho, kẽm cũng là một nguyên tố giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra kẽm cũng cần thiết cho sự phát triển bình thường và toàn diện của xương, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ đẩy lùi bệnh còi xương.
Ngoài ra bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho trẻ nhỏ còn giúp phát triển và cải thiện não bộ, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển cơ thể toàn diện. Đồng thời điều hòa chức năng nội tiết, tăng chuyển hóa và hấp thụ các chất.
Kẽm được tìm thấy nhiều nhất trong những loại thực phẩm sau:
- Thịt
- Động vật có vỏ như hến, cua, sò, hàu…
- Các cây họ đậu như đậu lăng, đậu xanh…
- Các loại hạt
- Hạt khô
- Sữa
- Trứng
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Sôcôla đen
6. Thực phẩm giàu chất đạm
Theo nguyên tắc thiết lập dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương, phụ huynh cần thêm các loại thực phẩm nhiều đạm (protein) vào bữa ăn hàng ngày. Bởi đây là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể protein tham gia vào quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp cùng những cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra ptotein còn có tác dụng hình thành những khung đỡ, khung tế bào giúp duy trì hình dáng tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất, hình thành cơ, duy trì và phát triển cơ thể. Một số tác dụng khác gồm: Tăng khả năng miễn dịch và chống virus, bảo vệ cơ thể, cân bằng nồng độ pH và năng lượng của cơ thể.
Dưới đây là những loại thực phẩm giàu chất đạm, tốt cho những trẻ bị còi xương:
- Trứng
- Ức gà
- Phô mai
- Bông cải xanh
- Yến mạch
- Sữa
- Cá ngừ
- Đậu lăng
- Tôm
- Hạt bí ngô
- Đậu phộng
7. Thực phẩm giàu chất sắt
Trong dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương, chất sắt có vai trò hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ, duy trì năng lượng cho cơ thể, cải thiện cơ bắp, giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng tăng cường chức năng nhận thức, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và cải thiện tâm trạng.
Các nghiên cứu cho thấy, chất sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và phát triển trí não cho trẻ, vận chuyển CO2 và canxi trong quá trình hô hấp, dự trữ oxy cho cơ, chống thiếu máu.
Những loại thực phẩm giàu chất sắt nên thêm vào chế độ dinh dưỡng của trẻ bị còi xương:
- Rau bina
- Các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan…)
- Gan và những loại nội tạng khác
- Thịt đỏ
- Hạt bí ngô
- Gà tây
- Diêm mạch
- Bông cải xanh
- Đậu phụ
- Cá
- Sôcôla đen
Gợi ý món ăn cho trẻ bị còi xương
Để giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc thích ứng với chế độ dinh dưỡng mới, phụ huynh có thể đa dạng thực đơn ăn uống với những món ăn như cháo tôm, bột chân cua, cháo lòng đỏ trứng gà… Những món ăn này không chỉ mang đến cảm giác ngon miệng cho trẻ mà còn đảm bảo bổ sung đủ thành phần thiết yếu, phù hợp với chế độ dinh dưỡng chuẩn cho trẻ bị còi xương.
Cháo lòng đỏ trứng gà
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà
- 50 gram gạo ngon
- Bột gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Luộc chín trứng gà, bỏ lòng trắng, chỉ sử dụng lòng đỏ
- Mang lòng đỏ sấy khô và tán bột
- Rang vàng gạo và tán thành bột. Trộn đều bột gạo với bột trứng gà
- Đun sôi bột với một lượng nước vừa đủ
- Để lửa nhỏ đến khi bột nở thành cháo, khuấy đều, thêm bột gia vị sao cho vừa ăn
Sử dụng:
- Cho trẻ ăn lúc đói, ngay khi cháo còn ấm nóng
- Ăn cháo lòng đỏ trứng gà mỗi ngày 1 lần, trong 20 ngày.
Bột chân cua nấu hạt sen và đậu xanh
Nguyên liệu:
- 300 gram chân cua
- 50 gram đậu xanh
- 50 gram hạt sen
Cách thực hiện:
- Rửa sạch chân cua, sấy khô và tán thành bột mịn
- Rửa sạch đậu xanh và hạt sen, tán thành bột
- Trộn đều các bột lại với nhau
- Bảo quản ở nơi khô ráo
Cách dùng:
- Khi ăn, lấy một muỗng bột hòa vào nước cháo loãng hoặc nước cơm đặc
- Nêm nếm sao cho vừa ăn
- Ăn hết khi còn ấm nóng
- Mỗi ngày ăn 2 lần, liên tục 15 – 20 ngày.
Cháo sụn lợn
Nguyên liệu:
- 100 gram xương sụn lợn
- 50 gram gạo
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch xương sụn, xay xương sụn nhỏ như bột
- Ướp xương sụn với một ít gia vị, xào chín
- Rang nóng và xay gạo thành bột mịn
- Đun sôi xương sụn với 150ml nước
- Vặn lửa nhỏ đến khi sụn nhừ thì thêm bột gạo, khuấy đều đến khi cháo chín
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
Cách dùng:
- Ăn cháo sụn lợn khi còn ấm nóng
- Cho trẻ ăn mỗi ngày 2 lần khi bụng đói, ăn liền từ 15 – 20 ngày.
Cháo tôm
Nguyên liệu:
- 150 gram tôm
- 50 gram gạo
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tôm và bóc bỏ phần vỏ, lấy thịt và càng tôm
- Giã nhỏ thịt tôm
- Sấy khô càng tôm và tán thành bột mịn
- Rửa sạch gạo, để ráo và xay thành bột
- Cho bột gạo, bột càng tôm và thịt tôm giã nhỏ vào nồi, nấu với một lượng nước vừa đủ
- Để lửa nhỏ đến khi cháo chín
- Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
Cách dùng:
- Cho trẻ ăn cháo tôm khi còn ấm nóng
- Ăn mỗi ngày 1 lần khi bụng đói, ăn liền từ 20 – 30 ngày.
Cháo cá quả
Nguyên liệu:
- 1 con cá quả nặng khoảng 300 gram (chọn loại cá quả có vảy trắng ở bụng, đầu bẹt, lưng đen)
- 30 gram rau cải xoong
- 50 gram gạo
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Làm sạch cá, bỏ hết nội tạng
- Mang cá hấp cách thủy cho đến khi chín
- Gỡ lấy thịt nạc ướp với một ít gia vị
- Giã nhỏ xương cá và lọc lấy 200ml nước
- Rửa sạch rau cải xoong, giã nhỏ rau lấy nước hoặc thái rau thật nhỏ
- Rửa sạch gạo, để ráo và xay thành bột
- Cho bột gạo vào nước cá, đun sôi và giữ lửa nhỏ
- Đợi đến khi cháo chín thì cho thịt cá, rau cải xoong vào nồi
- Khuấy đều và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
Cách dùng:
- Cháo cá quả nên được ăn khi còn ấm nóng
- Cho trẻ ăn mỗi ngày 2 lần khi bụng đói,
- Ăn cách ngày, dùng trong 30 ngày.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng chuẩn cho trẻ bị còi xương có thể cung cấp các thành phần cần thiết cho cơ thể, giúp tăng mật độ khoáng xương, xương khớp chắc khỏe. Từ đó cải thiện tình trạng yếu và mềm xương, đầy lùi bệnh còi xương hiệu quả. Ngoài chế độ dinh dưỡng, phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác (nếu cần thiết) theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!