Dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương và cách chăm sóc

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương bao gồm các loại thực phẩm giúp tăng cường năng lượng tổng thể, chống lại nhiễm trùng, cải thiện các tác dụng phụ của phương pháp điều trị cũng như giúp ngăn ngừa các vấn đề tâm lý. Các thói quen ăn uống lành mạnh phù hợp cho hầu hết người bệnh, tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh đa u tủy xương để cải thiện các triệu chứng bệnh

Người bệnh đa u tủy xương nên ăn khi nào?

Đa u tủy xương, còn gọi là u tủy, là một dạng ung thư máu hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể, từ đó gây ảnh hưởng và biến chứng đến toàn bộ cơ thể. Đa u tủy không thể chữa khỏi tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Các triệu chứng và tác dụng phụ của phương pháp điều trị đa u tủy có thể gây ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh khó thực hiện lịch trình dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương phù hợp. Điều này dẫn đến suy nhược cơ thể và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.

Do đó, người bệnh được khuyến khích ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn hai hoặc ba bữa lớn. Lịch trình ăn uống này có thể giúp duy trì năng lượng và cải thiện tình trạng buồn nôn. Người bệnh cũng có thể ăn tại một thời điểm nhất định trong ngày, khi mà cơ thể xử lý và hấp thụ thức ăn tốt nhất, chẳng hạn như vào buổi sáng và buổi trưa.

Ngoài ra, người bệnh đa u tủy xương có thể ăn một vài bữa ăn nhẹ hoặc sử dụng thức ăn vặt lành mạnh khi đói. Mặc dù điều này có thể gây nhiều khó khăn, tuy nhiên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp là một trong những các bước quan trọng để cải thiện sức khỏe.

Dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương có lợi ích gì?

Ăn uống lành mạnh là cách chăm sóc người bệnh đa u tủy xương đơn giản và có thể cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng tâm lý, chẳng hạn như lo lắng, buồn bã hoặc trầm cảm mà người bệnh đa u tủy có thể gặp phải.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể đảm bảo người bệnh nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần để tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức mạnh và tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể nhằm mục đích giúp người bệnh hạnh phúc hơn.

Mặc dù không có dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương cụ thể, tuy nhiên việc ăn uống lành mạnh có thể mang đến một số lợi ích, chẳng hạn như:

1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Các phương pháp điều trị đa u tủy, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị, có làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc bệnh hơn. Chế độ ăn uống phù hợp, nhiều trái cây, rau quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

2. Cải thiện sức khỏe thận

Ở một số người bệnh, đa u tủy có thể gây tổn thương thận và tăng nguy cơ suy thận. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể, gây căng thẳng cho các cơ quan quan trọng.

chăm sóc người bệnh đa u tủy xương
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận

Một chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho thận sẽ hạn chế một số loại thực phẩm và khoáng chất để tăng cường sức khỏe thận. Điều này giúp ngăn ngừa các chất thải và chất lỏng tích tụ trong cơ thể, góp phần bảo vệ thận.

Để góp phần bảo vệ thận, người bệnh nên theo dõi lượng protein, chất béo, carbohydrate và natri để tránh tình trạng thận làm việc quá sức.

3. Giảm táo bón

Hóa trị điều trị đa u tủy có thể gây táo bón. Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ hòa tan, có thể góp phần làm mềm phân, tăng cường tần suất đi tiêu và giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn.

4. Chống viêm

Đa u tủy khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này là do hệ thống miễn dịch suy yếu bởi các phương pháp điều trị đa u tủy và ung thư.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp chống viêm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương

Các loại thực phẩm phù hợp trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương có thể cung cấp sự cân bằng cơ thể, cải thiện các triệu chứng và giảm các tác dụng phụ hoặc biến chứng của các phương pháp điều trị. Trao đổi với với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm phù hợp cho người đa u tủy:

1. Chế độ dinh dưỡng nhiều thực vật

Chế độ ăn uống dựa trên thực vật được cho là phù hợp và tốt nhất cho người bị đa u tủy, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt, cá, hải sản và thực phẩm từ sữa với số lượng vừa phải. Chế độ dinh dưỡng dựa trên thực vật bao gồm nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sữa ít béo, chất béo lành mạnh, thịt nạc và các loại protein khác.

Bệnh đa u tủy xương kiêng ăn gì
Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và thực vật được khuyến khích sử dụng cho người đa u tủy

Các loại thực vật phù hợp cho người đa u tủy bao gồm:

  • Thực phẩm có chứa axit ursolic chẳng hạn như táo, húng quế và hương thảo, có thể giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, bông cải trắng và bắp cải bruxen, có chứa hợp chất glucosinolate, có thể ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ phát triển các tế bào đa u tủy.
  • Thực phẩm có chứa curcumin như nghệ và hạt tiêu xanh, có thể ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Thường xuyên sử dụng thực phẩm có chứa curcumin cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện năng lượng tổng thể.

2. Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt. Chất xơ kích thích quá trình tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, quản lý lipit khỏe mạnh và thúc đẩy cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Chất xơ có thể giúp cải thiện một số tác dụng phụ của các biện pháp điều trị đa u tủy. Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên bổ sung khoảng 13 gram chất xơ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

Một số cách để tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống bao gồm:

  • Một nửa khẩu phần ăn hàng ngày nên là rau xanh, càng phong phú và nhiều màu càng tốt.
  • 25% khẩu phần ăn nên chứa protein, chẳng hạn như thịt gà, cá hoặc các loại đậu.
  • 25% khẩu phần ăn nên chứa tinh bột lành mạnh, chẳng hạn như gạo lứt hoặc khoai lang.

Bữa ăn cũng nên chứa các chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu, bơ, quả hạch hoặc các loại hạt.

3. Chế độ ăn uống duy trì cân nặng khỏe mạnh

Duy trì cân nặng khỏe mạnh rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Người bệnh đa u tủy nên tiêu thụ đủ calo cần thiết để đạt được trọng lượng phù hợp với kích thước cơ thể và giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.

Việc khó duy trì cân nặng khi bị đa u tủy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể, đặc biệt là khi người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất vị giác hoặc chán ăn. Trong thời gian này, người bệnh cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều calo để duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

Biến chứng của bệnh đa u tủy xương
Bổ sung thịt nạc, các loại rau xanh và bơ để duy trì cân nặng khỏe mạnh

Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, người bệnh có thể lựa chọn một số loại thực phẩm như:

  • Các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó, đậu phộng, hạt điều.
  • Bơ.
  • Các loại đậu.
  • Các loại cá.
  • Thịt gà nạc.
  • Sữa chua.

Nếu cảm thấy chán ăn hoặc buồn nôn, người bệnh có thể chế biến các loại thực phẩm thành sinh tố hoặc nấu thành súp để cơ thể dễ hấp thụ. Ngoài ra, hãy tăng tần suất bữa ăn và ăn nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày thay vì ăn các bữa lớn.

4. Chế độ dinh dưỡng kiểm soát tình trạng thiếu máu

Bệnh nhân đa u tủy thường bị thiếu máu, một tình trạng được gây ra bởi sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu hoặc sắt. Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, nhưng có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Những bệnh nhân thiếu máu nên chú ý đến lượng sắt tiêu thụ. Có hai dạng sắt là sắt heme và sắt phiheme (hoặc nonheme). Sắt heme bao gồm các nguồn động vật như thịt, gia cầm và cá, được cơ thể hấp thụ khoảng 15%. Sắt nonheme bao gồm các nguồn gốc thực vật, bao gồm các loại đậu, ngũ cốc, rau xanh, được cơ thể hấp thụ từ 3 – 8%. Có một số loại thực phẩm và chất bổ sung có thể giúp tăng hoặc giảm sự hấp thụ sắt. Điều quan trọng là thừa sắt có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa và tổn thương gan.

Sắt thường có nhiều trong các loại thực phẩm như:

  • Gan
  • Thịt đỏ
  • Cá mòi
  • Các loại đậu
  • Quả hạch
  • Rau bina và các loại rau có màu xanh lá cây

Người bệnh nên bổ sung sắt cùng với các nguồn chứa vitamin C, chẳng hạn như ớt chuông, cam, nước chanh và quả mọng, để tăng cường khả năng hấp thụ.

5. Tăng cường thực phẩm chứa Vitamin B12 và axit folic

Có một dạng thiếu máu hiếm gặp ở người bệnh đa u tủy được gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ, do cơ thể thiếu vitamin B12 và axit folic. Do đó trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương cần bổ sung vitamin B12 và axit folic.

bệnh đa u tủy xương nên ăn gì
Bổ sung vitamin B12 và axit folic để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở bệnh nhân đa u tủy

Thực phẩm chứa vitamin B12:

  • Ngũ cốc
  • Sữa chua Hy Lạp không béo
  • Cá hồi
  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Men dinh dưỡng

Thực phẩm chứa axit folic:

  • Rau bina
  • Ngũ cốc dinh dưỡng
  • Các loại đậu mắt đen
  • Măng tây
  • Bắp cải bruxen
  • Bông cải xanh

6. Chế độ ăn uống bảo vệ thận

Có khoảng 20 – 40% người bệnh đa u tủy sẽ bị suy thận ở một mức độ nào đó. Do đó, người bệnh thường được xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định các dấu hiệu tổn thương thận. Nếu thận có nguy cơ bị tổn thương, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn uống phù hợp để bảo vệ chức năng nặng.

Người bệnh cần hạn chế thực phẩm giàu kali, natri và phốt pho. Bác sĩ sẽ theo dõi kết quả xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Người bệnh đa u tủy thường được yêu cầu giới hạn một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối, bí xanh, đào.
  • Thực phẩm giàu phốt pho, chẳng hạn như bánh mì, bơ đậu phộng, một số loại hạt.
  • Thực phẩm giàu natri, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ đóng gói, gia vị, nước sốt salad, thực phẩm đóng gói.

7. Uống đủ nước

Uống đủ nước rất quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến các khớp xương và giữa huyết áp đều đặn. Uống đủ nước cũng có thể hỗ trợ chức năng thận, một bệnh lý phổ biến ở người đa u tủy.

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất cho người bị đa u tủy. Tuy nhiên nếu không thích nước lọc, người bệnh có thể sử dụng nước trái cây tươi, chiết xuất nước trái cây hoặc đồ uống thể thao có chứa có chất điện giải.

bệnh đa u tủy xương nên uống sữa gì
Uống đủ nước có thể giúp tăng cường lưu thông các chất dinh dưỡng và bảo vệ thận

Người bệnh đa u tủy nên tránh sử dụng đồ uống có đường như soda, nước ngọt và nước trái cây đóng hộp có chứa đường.

Hạn chế lượng rượu tiêu thụ, không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới. Ngoài ra, trà và cà phê cũng cần có lịch trình sử dụng phù hợp để không gây cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Người bệnh đa u tủy nên tránh ăn gì?

Người bệnh đa u tủy có hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ bị tổn thương. Điều này khiến người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh hơn. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, thường xuyên rửa tay và tránh khỏi những người mắc bệnh để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, một số thực phẩm cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và dẫn đến nhiễm trùng ở người đang hóa trị. Những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại mầm bệnh trong thực phẩm. Tuy nhiên người bị suy giảm hệ thống miễn dịch nên tránh các loại thực phẩm nguy cơ để ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua thực phẩm.

đa u tủy xương không nên ăn gì
Người bệnh đa u tủy xương nên tránh các loại thực phẩm chưa được nấu chín kỹ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng

Trong quá trình chăm sóc người bệnh đa u tủy xương, có một số loại thực phẩm cần tránh, bao gồm:

  • Thịt, hải sản và gia cầm sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn
  • Thịt nguội chưa được hâm nóng đến nhiệt độ an toàn
  • Sữa chưa được tiệt trùng
  • Rau mầm sống
  • Trứng chưa nấu chín hoặc thực phẩm có chứa trứng sống
  • Trái cây và rau quả thâm tím hoặc hư hỏng

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương phù hợp có thể làm giảm các triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Điều này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình điều trị.

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh đa u tủy xương

An toàn thực phẩm là điều vô cùng quan trọng đối với người bệnh đa u tủy. Do đó, khi chế biến thức ăn, người bệnh hoặc người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Nấu chín kỹ tất cả thịt và cá.
  • Nếu chín kỹ trứng, không bị chảy nước, lòng đào hoặc ốp la.
  • Rửa chín kỹ tất cả các loại thực phẩm. Cân nhắc ngâm trái cây và rau xanh với muối, giấm táo hoặc baking soda để làm sạch và diệt khuẩn.
  • Bảo quản lạnh tất cả các loại thịt nguội, xúc xích và các loại khô.

Đa u tủy xương là một bệnh lý khó chẩn đoán. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể cải thiện năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bảo vệ sức khỏe thận.

Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đa u tủy xương có thể gặp khó khăn khi người bệnh chán ăn hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong quá trình hóa trị. Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống cân bằng và cố gắng thực hiện theo lời khuyên để vượt qua ung thư.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua