Đau lưng nên ăn gì, kiêng gì? 5 món ăn giảm đau tốt

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chế độ ăn uống khoa học và đủ dưỡng chất có thể góp phần cải thiện tình trạng đau lưng, đau mỏi xương khớp, giảm viêm và tăng khả năng phục hồi thương tổn. Ngoài ra ăn uống đủ chất còn góp phần nâng cao thể trạng, duy trì chức năng và độ bền xương khớp.Vậy người bị đau lưng nên ăn gì, kiêng gì? Dưới đây là các thực phẩm lành mạnh và 5 món ăn giảm đau tốt nhất.

ĐỌC THÊM: Nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng chia sẻ kinh nghiệm hết đau lưng bằng liệu pháp ĐỘT PHÁ từ Y học cổ truyền

Đau lưng nên ăn gì, kiêng gì?
Tìm hiểu đau lưng nên ăn gì, kiêng gì? Danh sách các thực phẩm lành mạnh và 5 món ăn giảm đau tốt nhất

Người bị đau lưng nên ăn gì nhanh khỏi?

Đau lưng là bệnh lý thường gặp. có thể xảy ra sau chấn thương, lao động gắng sức, mang vác vật nặng, ngồi hoặc hoạt động sai tư thế. Ngoài ra cơn đau còn thường xuyên xuất hiện ở những người có cột sống thoái hóa theo tuổi tác, co thắt cơ, thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép (đặc biệt là dây thần kinh tọa), viêm cột sống, loãng xương và nhiều bệnh xương khớp khác.

Để giảm đau và tăng khả năng chữa lành khớp xương tổn thương, người bệnh có thể thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với các biện pháp giảm đau không dùng thuốc khác (xoa bóp, bấm huyệt, luyện tập thể dục…).

Vậy những người bị đau lưng nên ăn gì? Theo các chuyên gia, những người bị đau lưng nên thêm các loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống mỗi ngày, bao gồm:

1. Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi được xác định là nhóm thực phẩm đầu tiên người bị đau lưng nên bổ sung hàng ngày. Nhóm thực phẩm này phù hợp với những người bị đau lưng do loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa và chấn thương cột sống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi có thể giúp người bệnh ổn định cấu tạo của các khớp xương và cột sống, kích thích quá trình tái tạo tế bào và tăng khả năng chữa lành tổn thương.

Bên cạnh đó, việc bổ sung đủ lượng canxi cần thiết còn giúp người bệnh tăng và duy trì mật độ xương, giảm đau lưng, đau mỏi xương khớp, cải thiện sưng nề, hỗ trợ điều trị viêm và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Một số loại thực phẩm được liệt kê dưới đây có thể giúp người bệnh bổ sung một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, bao gồm:

  • Các loại đậu
  • Các loại hạt
  • Cá mòi
  • Hạnh nhân
  • Cá hồi
  • Sữa, phô mai, sữa chua và những chế phẩm khác từ sữa
  • Động vật có vỏ
  • Các loại rau lá xanh…
Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi phù hợp với người bị đau lưng do loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa và chấn thương cột sống

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có tác dụng tăng khả năng hấp thụ và duy trì lượng canxi cho cơ thể. Điều này giúp duy trì mật độ xương, giảm đau lưng do tổn thương xương khớp. Đồng thời đẩy lùi tình trạng viêm, phòng ngừa loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống lưng – cổ tiến triển.

Ngoài ra vitamin D còn có tác dụng duy trì nồng độ phốt pho trong máu. Trong đó phốt pho kết hợp canxi giúp giữ cho xương khỏe mạnh và hạn chế đau lưng tái phát. Các nghiên cứu có thấy thiếu vitamin D khiến bệnh loãng xương tiến triển, suy yếu cơ bắp, mềm xương, giảm mật xương, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp ở nam giới cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.

Một số tác dụng khác của vitamin D gồm:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh cúm
  • Hạn chế mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng
  • Phòng chống ung thư
  • Tác động tích cực đến hệ miễn dịch.

Danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin D gồm:

  • Cá hồi
  • Dầu gan cá tuyết
  • Lòng đỏ trứng
  • Các loại nấm
  • Tôm
  • Hàu
  • Cá ngừ
  • Sữa…

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh có thể tắm nắng sáng mỗi ngày để bổ sung lượng vitamin D cần thiết.

3. Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 là một thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể và chức năng xương khớp. Chất này có tác dụng kháng viêm mạnh, đẩy lùi cơn đau và tăng khả năng chữa lành tổn thương xương khớp. Bên cạnh đó axit béo omega-3 còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh tim mạch và bảo vệ xương khớp.

Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đủ hàm lượng axit béo omega-3 có thể mang đến nhiều lợi ích khác, bao gồm:

  • Tăng tiết dịch khớp, tăng độ bền và độ dẻo dai, phòng ngừa cứng khớp, khó vận động cột sống
  • Hạn chế thoái hóa cột sống tiến triển
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm màng bao hoạt dịch, thoái hóa khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối, viêm cột sống, thoái hóa cột sống…

Chính vì những điều nêu trên, người bị đau lưng do viêm cột sống hoặc có nguy cơ gây viêm cần tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu axit béo omega-3 để sớm đẩy lùi cơn đau. Đồng thời tăng khả năng vận động, phòng ngừa và điều trị các bệnh xương khớp.

Những loại thực phẩm giúp bổ sung đủ hàm lượng axit béo omega-3 cho cơ thể:

  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá trích
  • Trứng cá muối
  • Dầu gan cá tuyết
  • Cá ngừ
  • Cá thu
  • Hàu
  • Cá cơm
  • Hạt lanh
  • Hạnh nhân
  • Hạt chia
  • Quả óc chó
  • Đậu nành…
Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp kháng viêm, đẩy lùi cơn đau và tăng khả năng chữa lành tổn thương xương khớp

4. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng chống bệnh của cơ thể. Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh, đẩy lùi cơn đau và giảm viêm sưng.

Ngoài ra vitamin C là một chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, tăng khả năng chữa lành tổn thương khớp xương. Đồng thời tham gia vào quá trình sản sinh và tổng hợp collagen type I. Từ đó duy trì chức năng xương khớp, giảm tổn thương do gốc tự, bảo vệ khớp xương, cột sống và những mô mềm xung quanh.

Vì thế để đẩy lùi đau lưng, tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp, người bệnh có thể thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bao gồm:

  • Cam
  • Ớt chuông
  • Cà chua
  • Quả anh đào (cherry)
  • Kiwi
  • Dâu tây
  • Bông cải xanh
  • Dưa lưới vàng
  • Súp lơ trắng
  • Khoai tây…

5. Các loại hạt

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, những người bị đau lưng do cột sống suy yếu nên thêm các loại hạt vào chế độ dinh dưỡng. Bởi đây là nhóm thực phẩm giàu canxi, có tác dụng cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ thoái hóa khớp sớm, kích thích tái tạo tế bào xương và tăng khả năng chữa lành các đoạn cột sống thương tổn.

Bên cạnh đó người ta tìm thấy một lượng lớn axit béo omega-3 trong các loại hạt. Thành phần này có tác dụng đẩy lùi viêm sưng, giảm đau, giảm cứng khớp, tăng cường sức khỏe, ổn định và duy trì chức năng xương khớp. Axit béo omega-3 phù hợp với những người bị đau lưng, đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp.

Ngoài ra việc thường xuyên thêm các loại hạt vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác, bao gồm: Vitamin nhóm B, vitamin E, mangan, protein, chất chống oxy hóa, phốt pho. Đây đều là những thành phần có lợi cho xương khớp và có khả năng đẩy lùi đau lưng hiệu quả.

Các loại hạt nên được thêm vào chế độ ăn uống cho người bị đau lưng:

  • Hạt lanh
  • Hạnh nhân
  • Hạt vừng
  • Hạt chia
  • Hạt dẻ
  • Hạt macca…
Các loại hạt
Các loại hạt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho những người bị đau lưng và có bệnh lý xương khớp

6. Thực phẩm giàu vitamin K và E

Ngoài vitamin C và D, vitamin K và vitamin E cũng là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng, tốt cho quá trình chữa lành tổn thương xương khớp.

Cụ thể vitamin E có đặc tính chống oxy hóa. Khi được đưa vào cơ thể, chất này sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng chống tổn thương tế bào từ gốc tự do, bảo vệ xương khớp, mô mềm và nâng cao sức khỏe tổng thể. Ngoài ra vitamin E còn có tác dụng tăng cường thị lực, tốt cho não bộ, làn da và sức khỏe của máu.

Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu. Đối với xương khớp, loại vitamin này có tác dụng phòng ngừa và điều trị yếu xương, mất xương hoặc loãng xương do dùng steroids. Bên cạnh đó vitamin K còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng tê bì do các vấn đề ở cột sống và dây thần kinh.

Ngoài ra vitamin K có tác dụng giảm sưng, giúp tan máu bầm do chấn thương, điều chỉnh nồng độ canxi trong máu, phòng ngừa những vấn đề trong đông máu, giảm các triệu chứng trong bệnh xơ gan mật và các bệnh về da.

Thực phẩm giàu vitamin E

  • Đậu phộng
  • Quả bơ
  • Hạt hướng dương
  • Cải bó xôi
  • Măng tây
  • Hạnh nhân
  • Bông cải xanh
  • Bí đỏ…

Thực phẩm giàu vitamin K

  • Cải bắp
  • Cải xoăn
  • Cây cải lá
  • Rau bina
  • Bông cải xanh
  • Đậu nành
  • Dâu tây
  • Sữa nguyên kem…

7. Thực phẩm giàu kali và mangan

Những người bị đau lưng nên thêm thực phẩm giàu kali và mangan vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi cả kali và mangan đều là hai khoáng chất thiết yếu cho quá trình phát triển và tái tạo xương.

Kali có tác dụng giảm đau lưng và phòng ngừa tình trạng mất xương do loãng xương, giảm đau nhức, tê bì tay chân ở người lớn tuổi. Đồng thời tăng khả năng tái tạo, chữa lành khớp xương và cột sống tổn thương.

Mangan có tác dụng bảo vệ và giúp cấu trúc xương chắc khỏe, cải thiện mật độ xương cột sống và tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị đau lưng do chấn thương, loãng xương và các bệnh ở cột sống.

Vì thế để giảm đau lưng và duy trì sức khỏe xương khớp, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu kali và mangan. Cụ thể:

Thực phẩm giàu kali

  • Các loại trái cây khô (mận khô, chà là, nho khô)
  • Các loại trái cây tươi (dưa lê, cam, dưa lưới, quả bơ, bưởi, mơ)
  • Rau lá xanh
  • Măng tây
  • Rau bina (rau chân vịt)
  • Bông cải xanh
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Củ cải
  • Cà tím
  • Củ dền…

Thực phẩm giàu mangan

  • Rau cải xoăn
  • Khoai tây
  • Tảo biển
  • Quả việt quất
  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Trứng
  • Gan, thịt động vật…
Thực phẩm giàu kali và mangan
Thực phẩm giàu kali và mangan giúp cung cấp hai khoáng chất thiết yếu cho quá trình phát triển và tái tạo xương khớp

8. Gừng

Gừng chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau và kháng viêm mạnh (tương tự như các thuốc chống viêm khớp), phù hợp với những người bị đau lưng do các bệnh xương khớp và chấn thương.

Cụ thể trong gừng chứa gingerol. Hoạt chất này có khả năng ức chế các yếu tố gây viêm (chemokin, cytokin …). Từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm sưng, đau lưng, đau nhức xương khớp và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cột sống.

Ngoài ra gingerol cùng các hoạt chất trong gừng còn có tác dụng điều trị viêm khớp, làm ấm cơ thể, giảm co thắt gây đau nhức, phòng ngừa ung thư và cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa.

Để sử dụng gừng đúng cách, người bệnh có thể thêm gừng vào các món ăn hoặc pha trà gừng mật ong uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

9. Nghệ

Người bị đau lưng do viêm, chấn thương hoặc do cột sống suy yếu nên thêm nghệ vào món ăn hoặc uống sữa nghệ vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Bởi trong nghệ chứa một lượng lớn Curcumin (diferuloylmethane). Chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tế bào và xương khớp, kháng khuẩn, phòng ngừa và giảm viêm, giảm sưng.

Ngoài ra hàm lượng Curcumin trong gừng còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương sụn và xương khớp từ các gốc tự do.

10. Các loại quả mọng

“Người bị đau lưng nên ăn gì?” Các chuyên gia cho biết bệnh nhân bị đau lưng (đặc biệt là người lớn tuổi) nên thêm các loại quả mọng vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Theo kết quả nghiên cứu, trong thành phần của quả mọng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa (Anthocyanin) và vitamin C. Trong khi đó đây đều là những thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng khả năng miễn dịch, sức đề kháng, bảo vệ xương khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra hàm lượng Anthocyanin trong các loại quả mọng còn có tác dụng bảo vệ mạch máu, mô mềm (cơ, dây chằng) và xương khớp khỏi những tổn thương do gốc tự do và các yếu tố phá hủy khác. Đồng thời kháng virus, làm chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm xương khớp.

Chất Polyphenolicd và chất xơ trong các loại quả mọng có tác dụng duy trì cân nặng, giảm áp lực lên cột sống thắt, ngăn tổn thương lan rộng. Đồng thời phògng ngừa và hỗ trợ điều trị Alzheimer và Parkinson.

Các loại quả mọng
Quả mọng chứa chất chống oxy hóa và vitamin C giúp chống viêm, giảm đau, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng

Người bị đau lưng nên kiêng gì?

Trong quá trình điều trị đau lưng và các bệnh xương khớp liên quan, người bệnh nên kiêng những loại thực phẩm và thức uống dưới đây để tăng khả năng giảm đau và chữa lành bệnh. Bao gồm:

1. Thực phẩm giàu đạm

Nếu đau lưng xảy ra do chấn thương hoặc do các bệnh ở cột sống, người bệnh nên hạn chế thêm vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu đạm (nội tạng động vật, thịt đỏ). Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng viêm, tăng nguy cơ tổn thương xương khớp và gây đau nhức nghiêm trọng.

Ngoài ra thêm quá nhiều đạm vào chế độ dinh dưỡng còn khiến nồng độ canxi trong xương suy giảm, tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó gây bệnh gout, thoái hóa xương khớp và tăng tốc độ loãng xương.

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo

Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo là những loại thực phẩm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, làm suy yếu cấu trúc xương khớp, giảm mật độ xương, gây sưng nề và tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau lưng.

Ngoài ra thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo còn khiến trọng lượng tăng cao. Điều này gây áp lực cho vùng cột sống thắt lưng dẫn đến đau nhức và tổn thương lan rộng.

Những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo gồm:

  • Thức ăn đóng hộp
  • Thức ăn chế biến sẵn
  • Thức ăn nhanh
  • Thức ăn rán và chiên xào nhiều dầu mỡ (khoai lang chiên, khoai tây chiên, gà rán…)
Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, suy yếu cấu trúc xương khớp và giảm mật độ xương

3. Thức ăn nhiều muối

Thức ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp và tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất đau nhức, thoái hóa cột sống tiến triển nhanh và viêm lan rộng.

Ngoài ra thường xuyên ăn thực phẩm mặn, nhiều muối còn làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Từ đó làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố và giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

4. Thực phẩm cay nóng

Người bệnh không nên ăn thực phẩm cay nóng trong quá trình điều trị đau lưng. Bởi tương tự như những loại thực phẩm nêu trên, thực phẩm cay nóng cũng có khả năng kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này khiến đau lưng kéo dài và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

5. Rượu , bia và chất kích thích

Rượu , bia và chất kích thích đều không tốt cho sức khỏe tổng thể, chức năng xương khớp và quá trình điều trị đau lưng của người bệnh. Bởi lượng cồn trong rượu bia có khả năng làm tăng tổn thương cột sống và sụn khớp hư tổn. Đồng thời làm giảm mật độ xương và mất tính ổn định của ổ khớp.

Hàm lượng cồn trong các loại rượu bia còn tác động tiêu cực lên hệ thần kinh trung ương, tăng viêm sưng và tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Ngoài ra rượu có khả năng tương tác với các thuốc điều trị, làm tăng nguy cơ ngộ độc và gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đối với thuốc lá và các chất kích thích khác, những thành phần của nó có tác dụng làm mất tính ổn định và suy yếu ổ khớp, tăng tốc độ thoái hóa cột sống, gây viêm sưng, làm nặng hơn tình trạng đau lưng và các bệnh lý nguyên nhân. Vì thế người bệnh cần tránh dùng rượu , bia và chất kích thích trong quá trình điều trị đau lưng và các bệnh xương khớp khác.

Rượu , bia và chất kích thích
Rượu , bia và chất kích thích không được khuyến cáo dùng trong điều trị đau lưng và các bệnh xương khớp khác

Danh sách 5 món ăn giảm đau lưng hiệu quả

Ngoài vấn đề “Đau lưng nên ăn gì, kiêng gì?”, người bệnh có thể lưu lại 5 món ăn giúp giảm đau lưng và duy trì sức khỏe xương khớp dưới đây:

1. Món gà hầm tam thất

Món gà hầm tam thất được khuyên dùng cho người bị đau lưng. Món ăn này có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng khả năng hấp thụ canxi, duy trì chức năng xương khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng trong món gà hầm tam thất còn có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả, phù hợp với những người bị đau lưng do chấn thương dẫn đến đau lưng mãn tính.

Nguyên liệu:

  • 1 con gà trống khoảng 500mg
  • 5 gram tam thất

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nhổ lông, bỏ nội tạng và rửa sạch gà
  • Rửa sạch tam thất và thái lát
  • Nhồi toàn bộ tam thất vào bụng gà, thêm một chút rượu và muối
  • Hầm cách thủy đến khi gà chín nhừ
  • Ăn nóng
  • Nên ăn món gà hầm tam thất từ 2 – 3 lần mỗi tuần để sớm cải thiện đau nhức lưng.

2. Món thịt dê hầm đỗ trọng

Món thịt dê hầm đỗ trọng phù hợp với những người có thể trạng suy yếu, đau lưng do các bệnh lý cột sống. Món này có tác dụng bồi bổ cơ thể, làm mạnh gân cốt, hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm và cải thiện chức năng xương khớp.

Nguyên liệu:

  • 500 gram thịt dê
  • 30 gram đỗ trọng
  • 1 củ cải trắng
  • 1 củ gừng nhỏ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch thịt dê và cắt thành khúc vừa ăn
  • Gọt vỏ, rửa sạch và thái phanh củ cải trắng
  • Nấu thịt dê với củ cải trắng để khử mùi hôi
  • Sau 10 phút, thêm đỗ trọng và gừng
  • Ninh đến khi thịt nhừ
  • Nêm nếm vừa ăn
  • Ăn nóng.

Để cải thiện bệnh đau lưng và các biểu hiện đi kèm, người bệnh nên ăn món thịt dê hầm đỗ trọng từ 1 – 2 lần/ tuần.

Món thịt dê hầm đỗ trọng
Món thịt dê hầm đỗ trọng thường được dùng cho những người có thể trạng suy yếu, đau lưng do các bệnh lý cột sống

3. Món canh thận dê nấu đậu đen và đỗ trọng

Món canh thận dê nấu đậu đen và đỗ trọng là món ăn tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết nâng cao sức khỏe, miễn dịch và sức đề kháng. Ngoài ra món ăn này còn có tác dụng duy trì mật độ xương, ổn định ổ khớp , làm chậm thoái hóa cột sống và tăng cường chức năng xương khớp. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm đau lưng hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 1 đôi thận dê
  • 60 gram đậu đen
  • 12 gram đỗ trọng
  • 3 gram hồi hương
  • 3 gram tiêu
  • 9 gram gừng tươi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Thận dễ rửa sạch, cắt bỏ màng sợi trắng, thái nhỏ
  • Sơ chế và rửa sạch đậu đen, đỗ trọng, hồi hương và gừng tươi
  • Đun sôi nước luộc đậu đen, đỗ trọng, hồi hương
  • Thêm thận và đợi thận chín
  • Thêm gừng, tiêu
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Ăn nóng. Nên ăn 1 – 2 lần/ tuần.

4. Món gà ác xào nấm hương

Không chỉ là một món ăn thơm ngon, gà ác xào nấm hương còn là một món ăn bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ổn định chức năng tiêu hóa và duy trì sức khỏe xương khớp. Ngoài ra việc kết hợp gà ác với nấm hương còn giúp giảm viêm, chống thoái hóa cột sống và giảm đau lưng hiệu quả.

Vì thế để cải thiện đau lưng và các bệnh lý nguyên nhân, người bệnh nên ăn món gà ác xào nấm hương từ 2 – 3 lần/ ngày.

Nguyên liệu:

  • 1 con gà ác khoảng 250 gram
  • 10 gram nấm hương
  • 5 gram mộc nhĩ
  • Hành, tiêu
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Nhổ lông, bỏ nội tạng và rửa sạch gà
  • Chặt gà thành từng miếng vừa ăn
  • Ngâm, rửa sạch nấm hương và mộc nhĩ, cắt miếng
  • Cho hành, tỏi và gà vào chảo dầu nóng, đảo đều đến khi thịt gà săn lại
  • Thêm nấm hương và mộc nhĩ, xào chín
  • Thêm hành, tiêu và gia vị, đảo thêm 1 phút
  •  Ăn nóng.
Món gà ác xào nấm hương
Gà ác xào nấm hương là món ăn bổ dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể, ổn định chức năng tiêu hóa và duy trì sức khỏe xương khớp

5. Món cháo phòng kỷ

Món cháo phòng kỷ phù hợp với những người bị đau lưng do thời tiết thay đổi, thể trạng suy yếu, ngoại thương và có bệnh cột sống. Món này có tác dụng bổ sung thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng hàm lượng canxi trong xương, ổn định cấu trúc và duy trì chức năng xương khớp. Đồng thời giúp giảm đau lưng hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 12 gram phòng hỷ
  • 60 gram ý dĩ
  • 60 gram đậu đỏ nhỏ
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, cho vào nồi
  • Thêm nước lọc, hầm từ 2 -3 giờ thành cháo
  • Nêm nếm gia vị
  • Ăn nóng.

Người bệnh nên ăn món cháo phòng kỷ từ 2 – 3 lần/ tuần để sớm cải thiện cơn đau.

Trên đây là thông tin giải đáp “người bị đau lưng nên ăn gì, kiêng gì?” và 5 món ăn bổ dưỡng, giúp giảm đau tốt. Với những thông tin này, người bệnh có thể sớm cải thiện cơn đau bằng cách thiết lập chế độ ăn uống khoa học và đủ chất. Đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể, duy cải thiện chức năng xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh lý nguyên nhân.

Câu hỏi liên quan
Đau Lưng Có Nên Đạp Xe
Đau lưng có nên đạp xe không và nên đạp xe như thế nào, bao lâu một lần để nâng cao sức khỏe mà không gây tổn thương cột sống? Tham khảo bài viết dưới đây và có kế hoạch ...
Xem chi tiết
Ra Máu Báo Thai Có Đau Lưng Không
Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Nhiều người thắc mắc, ra máu báo thai có kèm theo đau lưng không? Cần làm gì khi gặp phải tình trạng này? Những thông tin ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đi Bộ Không
Đau lưng có nên đi bộ, chạy bộ không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các lợi ích và ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau lưng nên chườm nóng hay lạnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản, người bệnh có thể tham khảo và ...
Xem chi tiết
Bà Bầu Đau Lưng Có Nên Đấm Lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người lo ngại rằng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua