Căng Cơ Không Nên Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Giảm Đau Nhức?
Tìm hiểu căng cơ không nên ăn gì và ăn gì có thể góp phần kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như giảm đau, chống viêm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành các chấn thương. Điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
Chế độ ăn uống tác động đến tình trạng căng cơ như thế nào?
Căng cơ là một chấn thương ở cơ hoặc gân, thường xảy ra khi cơ hoặc gân bị kéo căng hoặc kéo xa quá mức. Căng cơ có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, nhưng thường đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc và nghỉ ngơi đầy đủ tại nhà.
Trong đó, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng căng cơ theo một số cách. Chẳng hạn như một chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường và chất béo không lành mạnh có thể góp phần gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả cơ bắp. Tình trạng viêm này có thể dẫn đến căng cơ và đau đớn kéo dài.
Mặt khác, một chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, một số loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng cơ bắp, chẳng hạn như magiê, kali và canxi. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này cũng có thể góp phần gây căng cơ.
Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích đối với tình trạng căng cơ. Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.
Căng cơ không nên ăn gì – Gợi ý 7 thực phẩm cần tránh
Theo các nghiên cứu, không có loại thực phẩm cụ thể nào mà người bị căng cơ không nên ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các dưỡng chất để thúc đẩy sự thư giãn cơ bắp cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.
Nếu thắc mắc căng cơ không nên ăn gì, người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm góp phần gây căng cơ như:
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm đã qua chế biến là các loại thực phẩm đã được biến đổi so với trạng thái tự nhiên, chẳng hạn như được cắt, rửa, đun nóng, tiệt trùng, đóng hộp, nấu chín, đông lạnh, sấy khô, khử nước, trộn hoặc đóng gói. Các loại thực phẩm này cũng có thể bao gồm thực phẩm được gia thêm chất bảo quản, chất dinh dưỡng, hương vị, muối, đường hoặc chất béo.
Thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ảnh hưởng hoặc góp phần khiến tình trạng căng cơ trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều chất béo, đường và muối không tốt cho sức khỏe, bao gồm hệ thống cơ bắp.
Thực phẩm chế biến sẵn cũng có ít chất dinh dưỡng. Khi tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng viêm khắp cơ thể, bao gồm cả viêm cơ bắp. Viêm có thể gây căng cơ, khó chịu và đau đớn.
Các thành phần gây căng cơ của thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm:
- Chất béo không lành mạnh: Chất béo xấu, chẳng hạn như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, sẽ làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, dẫn đến căng cơ và đau.
- Đường: Đường sẽ gây viêm trong cơ thể cũng như gây mất nước, góp phần tăng nguy cơ căng cơ.
- Muối: Muối có thể dẫn đến tình trạng tích nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng tấy và căng cơ, đau đớn, khó chịu.
- Thiếu dinh dưỡng: Thực phẩm chế biến sẵn thường không chứa hoặc chứa ít chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe cơ bắp. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này, chẳng hạn như magiê, kali và canxi, cũng có thể tăng nguy cơ căng cơ.
Một số thực phẩm chế biến sẵn mà người bị căng cơ nên tránh bao gồm:
- Bánh mì
- Trái cây và rau đóng hộp
- Ngũ cốc tăng cường
- Phô mai
- Đồ ăn đông lạnh
- Xúc xích
- Đồ ăn nhẹ đóng gói, chẳng hạn như snack, khoai tây gói
- Thịt chế biến
- Nước ngọt
- Đồ uống có đường
2. Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường, bao gồm các loại bánh và thức ăn nhẹ là một gợi ý phổ biến khi người bệnh thắc mắc căng cơ không nên ăn gì. Đường có thể gây viêm, dẫn đến căng cơ, khó chịu và đau đớn ở cơ bắp. Ngoài ra, đường cũng gây mất nước và khiến tình trạng căng cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều đường sẽ tác động lên tình trạng căng cơ theo một số cách như sau:
- Viêm: Đường có thể làm tăng tình trạng viêm, gây căng cơ và đau.
- Mất nước: Đường làm cơ thể mất nước, dẫn đến chuột rút và co thắt cơ.
- Giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết: Đường có thể gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe cơ bắp, chẳng hạn như magiê, kali và canxi. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể góp phần gây căng cơ.
Các loại thực phẩm nhiều đường cần tranh bao gồm:
- Kẹo
- Bánh quy
- Bánh nướng
- Bánh rán
- Các loại kem
- Đồ uống thể thao
- Nước ép trái cây đóng hộp hoặc cho thêm đường
- Nước ngọt
- Nước tăng lực
- Thanh ngũ cốc đã qua chế biến
- Sữa chua có thêm đường
3. Thực phẩm chiên
Đồ chiên, như khoai tây chiên, có thể ảnh hưởng đến tình trạng căng cơ theo một số cách khác nhau. Cụ thể, đồ chiên thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh, có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến căng cơ và đau đớn.
Sử dụng nhiều thực phẩm chiên có thể gây mất nước, chuột rút cơ bắp và cơ thắt cơ bắp. Thực phẩm chiên rán có thể cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, như magiê, kali và canxi, góp phần gây căng cơ. Ngoài ra, đồ chiên rán thường chứa nhiều calo và ít chất dinh dưỡng. Ăn nhiều đồ chiên rán có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Điều này cũng có thể góp phần gây căng cơ cũng như khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Nếu thắc mắc căng cơ không nên ăn gì, người bệnh có thể cân nhắc hạn chế tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đây là những thực phẩm được phân hủy thành glucose nhanh chóng và khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu giảm và làm tăng cảm giác đói, có thể gây khó khăn cho việc duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tăng cân và béo phì có thể gây áp lực lên hệ thống cơ bắp, dẫn đến căng cơ, dễ chấn thương và nhiều vấn đề sức khỏe xương khớp khác.
Một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao bao gồm:
- Bánh mì trắng
- Gạo trắng
- Mỳ ống
- Khoai tây
Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và đột quỵ.
Nếu đang cố gắng xây dựng hoặc duy trì khối lượng cơ bắp, điều quan trọng là hạn chế ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Thay vào đó, hãy tập trung ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp hoặc trung bình, chẳng hạn như các loại rau xanh, trái cây, quả hạch và các loại thịt nạc.
5. Thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein tốt cho sức khỏe, cần thiết cho sự phát triển và phục hồi cơ bắp. Tuy nhiên, các loại thịt đỏ cũng có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm tăng tình trạng viêm. Viêm quá mức có thể dẫn đến căng cơ và đau đớn.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiêu thụ thịt đỏ ở mức độ vừa phải.
Nếu đang bị căng cơ, điều quan trọng là phải thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
6. Đồ uống có đường
Đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, nước trái cây và đồ uống thể thao, có thể ảnh hưởng đến tình trạng căng cơ. Các loại đồ uống này có thể kích thích quá trình giải phóng các dấu hiệu viêm, dẫn đến căng cứng cơ và đau đớn cơ bắp.
Sử dụng đồ uống có đường cũng có thể gây mất nước, dẫn đến chuột rút và co thắt cơ. Đường cũng có thể cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và góp phần gây căng cơ.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường có thể gây tăng cân, béo phì. Điều này góp phần gây căng cơ cũng như các tổn thương cơ bắp khác.
7. Caffeine và rượu
Caffeine và rượu là một gợi ý phổ biến cho người bệnh phân vân căng cơ không nên ăn gì. Các loại đồ uống này có thể làm mất nước, kích ứng cơ bắp, dẫn đến căng cơ và đau.
Caffeine cũng có thể làm tăng hoạt động cơ bắp, tăng lo lắng và dẫn đến căng cơ. Trong khi đó, rượu bia có thể gây giãn cơ, khiến cơ trở nên yếu hơn và dễ bị chấn thương hơn. Rượu cũng dẫn đến gián đoạn giấc ngủ, gây ra tình trạng mệt mỏi và căng cơ bắp kéo dài.
Do đó, nếu bạn đang bị căng cơ, điều quan trọng là hạn chế uống caffeine và rượu. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc uống đủ nước và ngủ đủ giấc.
Mặc dù có một số loại thực phẩm cần tránh, tuy nhiên không có khuyến nghị chung cho vấn đề căng cơ không nên ăn gì. Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể, xác định những loại thực phẩm có thể gây căng cơ và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.
Bị căng cơ ăn gì để phục hồi nhanh?
Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để sửa chữa và phục hồi cơ bắp. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm, thúc đẩy quá trình lành cơ và cải thiện chức năng cơ.
Một số khuyến nghị về các loại thực phẩm tốt cho người bị căng cơ bao gồm:
- Protein: Protein rất cần thiết cho quá trình phục hồi và phát triển cơ bắp. Nguồn protein tốt cho sức khỏe cơ bắp bao gồm thịt nạc, gia cầm, một số loại cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu và các loại hạt.
- Đậu phụ: Đậu phụ là một nguồn protein, thực vật, ít chất béo bão hòa và calo. Thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt và các chất dinh dưỡng khác rất quan trọng cho sức khỏe cơ bắp.
- Trái cây và rau củ: Trái cây và rau củ quả chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương ở cơ bắp. Người bệnh căng cơ nên thường xuyên tiêu thụ các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và rau họ cải. Hãy tiêu thụ khoảng 5 khẩu phần trái cây và rau củ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
- Axit béo omega 3: Axit béo omega 3 có đặc tính chống viêm, giúp kiểm soát tình trạng sưng tấy và giảm đau nhức khắp cơ thể. Nguồn cung cấp omega 3 dồi dào bao gồm các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu. Ngoài ra, óc chó, hạt lanh và hạt chia cũng là một nguồn omega 3 tốt cho sức khỏe và hỗ trợ nâng cao sức khỏe cơ bắp.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp carbohydrate phức tạp, cung cấp năng lượng và cải thiện chức năng cơ bắp. Các loại ngũ cốc tốt cho bị căng cơ bao gồm gạo lứt, quinoa, yến mạch, bánh mì và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt.
- Nước: Nước rất cần thiết cho quá trình hydrat hóa và giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ. Hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm lành mạnh cũng như tìm hiểu căng cơ không nên ăn gì, người bệnh có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng, góp phần xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp khỏe mạnh. Hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề căng cơ không nên ăn gì và nên ăn gì, người bệnh nên hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp góp phần nâng cao sức khỏe cũng như ngăn ngừa các chấn thương phát sinh.
Tham khảo thêm:
- Người Bị Rách Sụn Chêm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Mau Lành?
- Gợi Ý 7 Bài Tập Giãn Cơ Toàn Thân Hiệu Quả Nên Áp Dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!