4 Cách Trị Bệnh Gút Hiệu Quả Giảm Đau Và Ngăn Ngừa Tái Phát 

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tìm hiểu về các cách trị bệnh gút là chìa khóa để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này gây ra. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Xương khớp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các cách điều trị được áp dụng phổ biến trong điều trị gout. Từ đó, người bệnh sẽ trang bị thêm nhiều kiến thức phù hợp áp dụng trong quá trình cải thiện sức khỏe.

Phương pháp dân gian điều trị bệnh gout

Với những trường hợp ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng nhẹ có thể áp dụng các cách điều trị bệnh gout bằng phương pháp dân gian dưới đây:

Kết hợp lá trầu và nước dừa trị gout

Lá trầu không chứa các hợp chất kháng viêm như eugenol và beta-caryophyllene, giúp làm giảm phản ứng viêm tại các khớp. Trong khi đó, nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và cung cấp các khoáng chất giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, cắt nhỏ và ngâm trong nước dừa tươi khoảng 30 phút.
  • Uống hỗn hợp nước lá trầu không và nước dừa 1 – 2 lần mỗi ngày. Nên uống vào buổi sáng và chiều để hỗ trợ giảm triệu chứng gút.
Kết hợp lá trầu và nước dừa trị gout hiệu quả
Kết hợp lá trầu và nước dừa trị gout hiệu quả

Cách trị bệnh gút bằng lá lốt

Nghiên cứu đã chỉ ra trong lá lốt chứa các hoạt chất chống viêm và giảm đau như alkaloids và flavonoids. Những hợp chất này giúp làm giảm sự tấn công của các tế bào viêm và giảm đau khớp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt tươi hoặc nếu dùng lá khô thì không cần rửa.
  • Đun sôi khoảng 500ml nước, sau đó thêm lá lốt vào nước sôi, giảm lửa và để sắc trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Lọc bỏ bã lá lốt và để nước nguội bớt.
  • Uống nước sắc lá lốt 2 – 3 lần mỗi ngày, sau bữa ăn để giúp giảm triệu chứng gút.

Cây tía tô trị bệnh gút

Nhờ thành phần có chứa các hợp chất như luteolin và rosmarinic acid, tía tô có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó giảm quá trình sản xuất axit uric. Vậy nên khi sử dụng tía tô đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng như đau nhức, sưng viêm tại các khớp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô và để ráo, giã nhuyễn lá tạo thành một hỗn hợp sệt.
  • Đắp hỗn hợp lá tía tô lên vùng khớp bị đau, dùng băng gạc hoặc vải sạch để cố định hỗn hợp, để trong khoảng 30 phút.
  • Rửa sạch vùng da sau khi đắp và lặp lại 1 – 2 lần mỗi ngày.
Cây tía tô giúp giảm đau nhức, sưng viêm tại các khớp
Cây tía tô giúp giảm đau nhức, sưng viêm tại các khớp

Củ nghệ chữa bệnh gout

Curcumin trong củ nghệ có tác dụng ức chế các chất trung gian gây viêm, từ đó giúp giảm đau và sưng tại các khớp bị ảnh hưởng bởi gout. Một số nghiên cứu cho thấy curcumin giúp trung hòa các gốc tự do, giảm tổn thương tế bào và mô, hỗ trợ quá trình phục hồi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cách trị bệnh gout bằng bột nghệ: Pha 1/2 – 1 thìa cà phê tinh bột nghệ với nước ấm hoặc sữa ấm, có thể thêm mật ong để dễ uống hơn.
  • Sử dụng nghệ tươi: Rửa sạch củ nghệ tươi, giã nát hoặc xay nhuyễn. Dùng nước cốt nghệ pha cùng nước ấm và thêm mật ong, khuấy đều rồi uống.

Rễ cây bồ công anh

Bồ công anh có tác dụng lợi tiểu và giúp tăng cường thải axit uric qua thận, từ đó giảm nồng độ axit uric trong máu và làm giảm triệu chứng gút. Bên cạnh đó, rễ bồ công anh chứa các hợp chất chống viêm, bao gồm flavonoid và polyphenol giúp giảm viêm tại các khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh gút.

Cách trị bệnh gút bằng rễ cây bồ công anh:

  • Rửa sạch rễ bồ công anh, cắt thành cách khúc nhỏ..
  • Cho rễ vào ấm, đổ nước sôi và hãm trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Uống trà rễ cây bồ công anh hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Rễ cây bồ công anh hỗ trợ điều trị gout hiệu quả
Rễ cây bồ công anh hỗ trợ điều trị gout hiệu quả

Bài tập điều trị bệnh gút

Các bài tập điều trị bệnh gút có nhiều tác dụng tích cực đối với việc quản lý triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân nhờ cơ chế dưới đây:

  • Giảm đau và viêm khớp: Tập nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu đến các khớp, kích thích sản xuất dịch khớp, giúp bôi trơn khớp và giảm đau viêm tại khớp.
  • Cải thiện chuyển động của khớp: Tập luyện giúp duy trì và mở rộng phạm vi chuyển động của khớp, giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của bệnh gút lên khả năng vận động.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Các bài tập tăng cường cơ bắp quanh khớp giúp cung cấp sự hỗ trợ cần thiết, giảm áp lực lên khớp bị ảnh hưởng. Sức mạnh cơ bắp tốt giúp duy trì sự ổn định của khớp và giảm nguy cơ chấn thương.
  • Hỗ trợ giảm cân: Tập luyện giúp đốt cháy calo và hỗ trợ giảm cân, từ đó làm giảm áp lực lên các khớp và giảm nguy cơ tái phát cơn gút.

Dưới đây là một số bài tập hữu ích được bác sĩ khuyến khích bổ sung vào phác đồ cách trị bệnh gút tại nhà:

Bài tập giãn cơ và kéo dài

  • Giãn cơ bàn chân: Ngồi trên ghế, duỗi chân ra phía trước, cố gắng đưa các ngón chân về phía mình. Giữ tư thế này trong 30 giây và thực hiện lặp lại vài lần.
  • Kéo dài bắp chân: Đứng với một chân trước và một chân sau, nhấn chân sau xuống đất trong khi giữ gót chân trên mặt đất. Giữ tư thế này trong 20 – 30 giây và đổi chân.

Cách trị bệnh gút với bài tập aerobic nhẹ

  • Đi bộ: Đi bộ nhẹ nhàng trong 20 – 30 phút hàng ngày, chú ý đi bộ trên bề mặt phẳng, tránh địa hình gồ ghề để giảm áp lực lên khớp.
  • Bơi lội: Bơi lội là bài tập tuyệt vời cho người bệnh gout vì nước giúp giảm áp lực lên khớp. Người bệnh chọn kiểu bơi phù hợp với khả năng, bắt đầu với khoảng 20 phút mỗi lần và tăng dần thời gian khi sức khỏe cho phép.
Bơi lội phù hợp cho người bị bệnh gout
Bơi lội phù hợp cho người bị bệnh gout

Bài tập phục hồi chức năng khớp cho bệnh nhân gout

  • Xoay khớp cổ tay và cổ chân: Xoay cổ tay và cổ chân theo vòng tròn, 10 – 15 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
  • Kéo dài và gập gối: Ngồi hoặc nằm, gập và duỗi gối từ từ để cải thiện linh hoạt của khớp gối.

Cách trị gout với bài tập tăng cường cơ

  • Nâng cao chân: Nằm trên mặt phẳng, nâng một chân lên cao và giữ trong vài giây trước khi hạ xuống. Lặp lại với động tác ở mỗi chân 10 – 15 lần.
  • Tập cơ đùi: Ngồi trên ghế, đặt một quả tạ nhẹ giữa hai đầu gối và từ từ nén lại. Giữ trong 5 – 10 giây và lặp lại 10 – 15 lần.

Cách trị bệnh gút bằng thuốc Tây y

Các nhóm thuốc Tây y dưới đây được thường được chỉ định sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh gout từ cấp tính đến mãn tính.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trị gút

Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu điều trị gout cấp tính để giảm đau và viêm. Một số thuốc trong nhóm này bao gồm: Ibuprofen, Naproxen, Indomethacin,… Những loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng không ảnh hưởng đến mức axit uric trong máu. Chúng thường được dùng ngắn hạn trong điều trị đợt gout cấp.

Cách trị bệnh gút bằng thuốc Colchicine

Colchicine là một loại thuốc cổ điển trong điều trị gout cấp tính. Thuốc giúp giảm đau và viêm bằng cách ức chế quá trình di chuyển của bạch cầu đến vị trí viêm do các tinh thể urat. Tuy nhiên, Colchicine có tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng.

Thuốc Colchicine được sử dụng trong điều trị bệnh gút
Thuốc Colchicine được sử dụng trong điều trị bệnh gút

Nhóm thuốc Corticosteroids

Corticosteroids được sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp được NSAIDs hoặc Colchicine. Các thuốc trong nhóm này như Prednisone hoặc Methylprednisolone, được tiêm trực tiếp vào khớp hoặc dùng đường uống để giảm viêm và đau. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương và tăng đường huyết.

Thuốc giảm axit uric trong máu

Cách điều trị bệnh gút với nhóm thuốc này được sử dụng lâu dài, nhằm ngăn chặn các cơn gout tái phát và bảo vệ các khớp khỏi tổn thương do tinh thể urat.

  • Allopurinol: Thuốc ức chế enzyme xanthine oxidase, ngăn cản quá trình chuyển hóa purin thành axit uric, từ đó giảm nồng độ axit uric trong máu.
  • Febuxostat: Febuxostat cũng ức chế xanthine oxidase, nhưng thường được sử dụng ở những bệnh nhân không dung nạp Allopurinol.
  • Probenecid: Thuốc giúp tăng thải axit uric qua thận. Tuy nhiên, Probenecid chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân có chức năng thận tốt và không bị sỏi thận.

Việc lựa chọn thuốc trị gout phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bệnh lý kèm theo và khả năng dung nạp thuốc của từng người.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả

Ngoài áp dụng cách trị bệnh gút, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi sức khỏe. Nguyên tắc chính là giảm lượng purine đưa vào cơ thể, từ đó giảm sản xuất axit uric và ngăn ngừa các cơn gout cấp.

Thực phẩm nên ăn:

  • Rau củ quả: Hầu hết các loại rau củ quả đều có hàm lượng purine thấp và nên được ưu tiên trong chế độ ăn. Một số loại rau củ đặc biệt tốt cho người bệnh gout bao gồm cần tây, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, dưa chuột, bí đỏ, cà chua,…
  • Trái cây: Chọn các loại trái cây ít đường như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, quinoa,… cung cấp chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác mà không làm tăng nồng độ axit uric.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa ít béo: Sữa, sữa chua, phô mai ít béo là nguồn cung cấp canxi và protein tốt cho người bệnh gout.
  • Dầu thực vật: Phổ biến là dầu ô liu, dầu đậu nành hoặc dầu hướng dương là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh được bác sĩ đánh giá cao.
Nên bổ sung rau củ vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout
Nên bổ sung rau củ vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Thực phẩm nên hạn chế:

  • Nội tạng động vật: Lòng mề, gan, thận, tim, óc,… chứa hàm lượng purine rất cao và người bị gút nên tránh hoàn toàn.
  • Thịt đỏ: Bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt cừu,… nên hạn chế ăn, tối đa 1 – 2 lần/tuần và với khẩu phần nhỏ.
  • Hải sản: Một số loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò, ốc,… cũng chứa nhiều purine và nên hạn chế ăn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thịt nguội, đồ hộp, xúc xích, mì ăn liền,… thường chứa nhiều chất bảo quản và muối không tốt cho người bệnh gout.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia làm tăng sản xuất axit uric và cản trở quá trình đào thải axit uric, nên tránh hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa.
  • Đồ uống có đường: Như trà sữa, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp,… chứa nhiều đường fructose làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Bơ, mỡ động vật, đồ chiên rán,… nên hạn chế ăn.

Việc hiểu rõ các cách trị bệnh gút là rất quan trọng để kiểm soát và điều trị hiệu quả tình trạng này. Để đạt kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên áp dụng một cách toàn diện các biện pháp này và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Việc áp dụng đúng cách trị bệnh không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa các cơn gút tái phát, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và một số yếu tố liên quan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua