Bong Gân Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giảm Đau, Phục Hồi Nhanh?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thực phẩm giàu protein, rau có lá màu xanh đậm, quả mọng… có thể giúp giải đáp bong gân nên ăn gì tốt, giúp phục hồi nhanh. Bởi những loại thực phẩm này chứa các dưỡng chất có khả năng thúc đẩy chữa lành gân tổn thương, giảm tình trạng sưng đau. Đồng thời cải thiện sự dẻo dai, ngăn tổn thương tái diễn.

Bong gân nên ăn gì
Tìm hiểu bong gân nên ăn gì, kiêng gì để phục hồi nhanh, chống viêm sưng và giảm đau hiệu quả

Bong gân nên ăn gì tốt?

Bong gân thường xảy ra sau một chấn thương thể thao, té ngã. Bệnh thể hiện cho tình trạng dây chằng ở một hoặc nhiều khớp bị kéo căng quá mức hoặc rách khi có lực đẩy mạnh. Điều này làm mất tính ổn định của khớp, người bệnh đau đớn đột ngột, khớp sưng to, bầm tím và khó vận động.

Để phục hồi và giảm nhẹ các triệu chứng, người bệnh được khuyên nghỉ ngơi và chườm đá trong 3 ngày đầu sau chấn thương. Ngoài ra cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Bởi một số dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh có khả năng giảm đau, tăng tốc độ phục hồi dây chằng tổn thương.

Vậy người bị bong gân nên ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm tốt nhất:

1. Thực phẩm chứa nhiều protein

Khi bị bong gân, người bệnh cần thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều protein. Đây là một thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp củng cố mô cơ và dây chằng của cơ thể. Khi được đưa vào cơ thể, protein tiêu hóa và trở thành các axit amin cần thiết giúp sửa chữa dây chằng và bị tổn thương.

Chính vì thế sau khi bị thương, bạn cần bổ sung protein đều đặn mỗi ngày để tăng tốc độ phục hồi tổn thương, giảm nguy cơ mất cơ sau chấn thương, cải thiện sự phát triển của cơ bắp. Ngoài ra ăn nhiều thực phẩm giàu protein còn giúp hỗ trợ giảm đau tại vị trí tổn thương, người bệnh sớm phục hồi khả năng vận động.

Thực phẩm chứa nhiều protein
Củng cố mô cơ và dây chằng, chữa lành tổn thương sau chấn thương bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu protein

Protein được tìm thấy nhiều nhất trong các loại thực phẩm sau:

  • Thịt ức gà
  • Trứng
  • Hạnh nhân
  • Yến mạch
  • Bông cải xanh
  • Sữa
  • Phô mai
  • Sữa chua

2. Rau củ và trái cây nhiều vitamin C

Ngăn ngừa và giảm viêm là một trong những mục tiêu chính của quá trình điều trị và phục hồi chấn thương thể thao, trong đó có bong gân. Bởi đây là yếu tố giúp cải thiện phạm vi chuyển động và khả năng vận động, khôi phục trạng thái ban đầu của cơ thể. Trong khi đó vitamin C có thể đáp ứng mục tiêu điều trị.

Loại vitamin này có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa và giảm viêm, tăng khả năng phục hồi tổn thương. Ngoài ra vitamin C còn giúp hỗ trợ giảm đau, tạo Collagen giúp cải thiện khả năng duy trì và phục hồi xương, gân và cơ của cơ thể. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch.

Dưới đây là một số loại rau quả và trái cây nhiều vitamin C:

  • Trái cây thuộc họ cam quýt (chẳng hạn như quýt, cam, bưởi…)
  • Ớt chuông
  • Cà chua
  • Bông cải xanh
  • Rau bina
  • Kiwi
  • Dâu tây
Rau quả và trái cây nhiều vitamin C
Hàm lượng vitamin C trong rau củ và trái cây có khả năng giảm đau, chống viêm mạnh, tăng tốc độ phục hồi

3. Thực phẩm giàu axit béo omage-3

Bệnh nhân bị bong gân (chẳng hạn như bong gân cổ tay, bong gân cổ chân) thường bị viêm ở khu vực bị ảnh hưởng. Do đó cần ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omage-3 để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng.

Tương tự như vitamin C, omage-3 cũng là thành phần kháng viêm mạnh, giúp phục hồi gân, cơ và xương tổn thương sau chấn thương. Đồng thời giảm đau tại vị trí tổn thương.

Ngoài ra loại axit béo này còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện trí não và thị lực. Đồng thời giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý về tim, các rối loạn thần kinh, bệnh đông máu, mỡ trong gan và ung thư.

Để bổ sung axit béo omage-3, người bệnh cần thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm dưới đây:

  • Quả óc chó
  • Hạt chia
  • Dầu gan cá tuyết
  • Trứng cá muối
  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá thu
  • Cá mòi
  • Hàu

4. Thực phẩm giàu kẽm

Tương tự như protein, kẽm trong các loại thực phẩm lành mạnh giúp tăng tốc độ chữa lành các mô bị thương, phục hồi sự dẻo dai cho gân. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn giúp kháng viêm. Từ đó giúp giảm đau và phục hồi hiệu quả.

Thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm giàu kẽm giúp phục hồi sự dẻo dai cho gân, chữa lành mô tổn thương

Những loại thực phẩm giàu kẽm gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Động vật có vỏ
  • Thịt
  • Trứng
  • Hạt khô
  • Các loại hạt
  • Sôcôla đen

5. Thực phẩm giàu vitamin D và canxi

Canxi giúp tăng mật độ khoáng xương, cải thiện độ bền và phục hồi xương gãy. Tuy nhiên thành phần dinh dưỡng này cũng rất quan trọng trong việc củng cố khớp tổn thương, kích thích não phát tín hiệu đến các dây thần kinh và đảm bảo co cơ đúng cách. Vì thế việc bổ sung có thể chữa lành tổn thương và khả năng vận động hiệu quả.

Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm sau:

  • Các loại hạt
  • Các loại đậu
  • Sữa và chế phẩm của sữa (sữa chua, phô mai)
  • Hạnh nhân
  • Cá mòi
  • Cá hồi
  • Rau lá xanh
  • Rau dền
  • Đậu phụ và đậu nành
  • Quả sung

Trong khi đó những loại thực phầm chứa vitamin D tự nhiên có thể tăng khả năng hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể. Từ đó tăng tốc độ phục hồi. Ngoài ra loại vitamin này còn giúp hỗ trợ độc lập.

Các nghiên cứu cho thấy, vitamin D có tác dụng ngăn ngừa chấn thương thể thao, kiểm soát cơn đau tự nhiên. Chính vì thế canxi và vitamin D cần được sử dụng song song với liều lượng thích hợp để tăng khả năng chữa lành tổn thương do bong gân.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin D:

  • Cá hồi
  • Lòng đỏ trứng
  • Dầu gan cá tuyết
  • Tôm
  • Hàu
  • Nấm
  • Sữa
  • Phô mai và sữa chua
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi giúp kiểm soát cơn đau tự nhiên, chữa lành tổn thương hiệu quả

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Thông thường người bệnh được yêu cầu bất động chi tổn thương để ổn định khớp, ngăn ngừa viêm. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây tăng cân, làm tăng áp lực lên chi tổn thương dẫn đến đau nhức và kéo dài thời gian lành lại.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp no nhanh, ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân. Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng này còn giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng tốc độ hấp thu và xử lý chất dinh dưỡng.

Thực phẩm giàu chất xơ thường chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác, rất tốt cho quá trình phục hồi. Vì thế người bệnh nên thêm những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống mỗi ngày:

  • Quả chuối
  • Quả mâm xôi
  • Quả táo
  • Quả lê
  • Quả dâu tây
  • Củ cải đường
  • Cà Rốt
  • Quả bơ

7. Quả mọng

Các nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong các loại quả mọng có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bong gân. Ăn nhiều quả mọng giúp bổ sung nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa (resveratrol, anthocyanins, axit ellagic) và chất xơ.

Những thành phần này có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau, làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Ngoài ra hàm ra hàm lượng vitamin K và mangan trong quả mọng giúp tăng hấp thụ canxi, cải thiện sức khỏe xương, ổn định khớp.

Một số tác dụng khác:

  • Giảm stress oxy hóa
  • Phòng ngừa ung thư
  • Cải thiện lượng đường rong máu
  • Tốt cho da
  • Bảo vệ động mạch
  • Kiểm soát cân nặng
Quả mọng
Quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình lành lại sau bong gân

Các loại quả mọng:

  • Quả mâm xôi
  • Quả việt quất xanh
  • Quả dâu tây
  • Quả câu kỷ tử
  • Quả việt quất đen
  • Quả nam việt quất
  • Quả nho
  • Quả acai

8. Rau có lá màu xanh đậm

Để giải đáp thắc mắc “bị bong gân nên ăn gì”, người bệnh có thể ăn nhiều rau xanh. Đây là nhóm thực phẩm tốt cho người bị bong gân, đặc biệt là những loại rau có lá màu xanh đậm (chẳng hạn như rau ngót, rau muống, rau họ cải…)

Các loại rau này chứa nhiều canxi và chất chống oxy hóa.Việc thêm vào chế độ ăn uống mỗi ngày giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi dây chằng, tăng cường sự dẻo dai, làm chậm quá trình lão hóa. Điều này giúp người bệnh sớm trở lại với các hoạt động bình thường.

Bị bong gân cần kiêng gì?

Bên cạnh thực phẩm lành mạnh, bệnh nhân bị bong gân cũng cần kiêng một số thực phẩm/ thức uống dưới đây để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

1. Thực phẩm nhiều đường

Bệnh nhân bị bong gân không nên ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trong thời gian phục hồi sau chấn thương, cơ thể không xử lý hiệu quả các loại đường làm giảm khả năng lưu thông của mạch máu. Đồng thời làm tăng lượng đường trong máu và gây tăng cân.

Bệnh cạnh đó, ăn quá nhiều đường có thể làm tăng phản ứng viêm tại vị trí tổn thương, khớp sưng to. Vì thế người bị bong gân cần thận trọng để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

thức ăn nhiều đường
Không nên ăn thức ăn nhiều đường trong khi điều trị bong gân để tránh tăng phản ứng viêm tại vị trí tổn thương

2. Thực phẩm làm tăng mỡ

Trong thời gian phục hồi sau chấn thương, người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng mỡ trong cơ cơ thể. Cụ thể như: Xúc xích, thịt mỡ, món ăn chiên xào… Bởi điều này có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu và phục hồi sau bong gân, người bệnh đau nhức kéo dài và tăng nguy cơ viêm gân.

Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo kém lành mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời tăng phản ứng viêm trong cơ thể dẫn đến sưng đau.

Vì thế người bị bong gân được khuyên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá ít mỡ (như thịt ức gà) để tăng tốc độ và hiệu quả chữa trị. Ngoài ra nên ưu tiên cách chế biến luộc hoặc hấp thay vì chiên hoặc xào.

3. Thức uống có cồn và chất kích thích

Không nên uống rượu bia sau chấn thương thể thao, bao gồm cả bong gân. Bởi thức uống này làm tăng khả năng viêm quanh vùng tổn thương, giảm chức năng tạo protein của cơ bắp. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi và tăng nguy cơ mất cơ.

Đối với các chất kích thích (điển hình như thuốc lá), việc sử dụng sẽ khiến vị trí bong gân đau nhức nhiều hơn, người bệnh khó đi lại và vận động. Hơn thế thức uống có cồn và chất kích thích làm tăng thải trừ canxi trong xương, giảm hấp thu canxi từ thực phẩm. Điều này khiến hệ xương khớp suy yếu, tăng tốc độ lão hóa, gây bệnh loãng xương và tăng nguy cơ chấn thương trong tương lai.

Thức uống có cồn và chất kích thích
Dùng thức uống có cồn và chất kích thích gây đau nhức, tăng nguy cơ loãng xương và chấn thương tái diễn

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp giải đáp ” Bong gân nên ăn gì, kiêng gì giảm đau, phục hồi nhanh?”. Nhìn chung việc ăn uống lành mạnh và bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết có thể tăng tốc độ phục hồi tổn thương. Đồng thời giúp giảm đau và ngăn viêm hiệu quả. Tuy nhiên cần ăn uống cân bằng, tránh tập trung vào một nhóm thực phẩm để đạt hiệu quả tối đa nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đứt Dây Chằng Đầu Gối Để Lâu Có Sao Không
Đứt dây chằng đầu gối là một chấn thương cực kỳ phổ biến, thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp lúc và đúng cách. Vậy đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không và xử lý ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Khi Nào Đi Lại Bình Thường
Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp háng vài tuần, khi cơn đau được kiểm ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Ngón Tay Để Lâu Có Sao Không
Nếu thắc mắc trật khớp ngón tay để lâu có sao không người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Điều trị sớm là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua