Bệnh gút có ăn được rau ngót không? Điều cần lưu ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Rau ngót là thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt một số thành phần trong loại rau ăn này còn có khả năng hỗ trợ thải trừ acid uric dư thừa trong cơ thể. Vậy bệnh gút có ăn được rau ngót không? Cần lưu ý điều gì khi bổ sung?

Bệnh gút có ăn được rau ngót không
Người bị bệnh gút có ăn được rau ngót không? Ăn thế nào cho tốt?

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là một loại rau ăn rất quen thuộc, thông dụng trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Loại rau này là một thực phẩm lành tính và có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Về mặt thành phần dưỡng chất, trong 100 gram rau ngót có thể cung cấp:

  • Năng lượng: 35 kcal
  • Protein: 5.3 gram
  • Vitamin C: 185 milligram
  • Vitamin A: 6.650 μg
  • Kali: 457 milligram
  • Sắt: 2.7 milligram
  • Mangan: 2.400 milligram
  • Natri: 25 milligram
  • Glucid: 3.4 gram
  • Chất xơ: 2.5 gram
  • Kẽm: 0.94 milligram
  • Đồng: 190 μg

Bệnh gút có ăn được rau ngót không?

Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng với bệnh nhân gút trong quá trình kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Việc tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh có thể bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời còn hỗ trợ quá trình đào thải acid uric dư thừa ra bên ngoài.

Như đã biết, rau ngót là nguồn thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, tốt cho sức khỏe. Vậy người bị bệnh gút có ăn được rau ngót không? Rau ngót được xếp vào top các thực phẩm có hàm lượng purin thấp, trước hết nó an toàn cho những người bị bệnh gút.

bị gút ăn rau ngót được không
Rau ngót là thực phẩm hoàn toàn hữu ích trong chế độ ăn uống của bệnh nhân gút

Thực tế cho thấy, bổ sung rau ngót vào chế độ ăn uống hoàn toàn hữu ích với bệnh nhân gút. Các chuyên gia đánh giá, loại rau ăn này góp một phần tích cực vào quá trình kiểm soát bệnh.

Rau ngót tốt cho bệnh gút do có chứa một lượng dồi dào các dưỡng chất sau:

  • Vitamin C: Theo phân tích, trong 100g rau ngót có tới khoảng 185mg vitamin C. Thành phần này có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho quá trình đào thải acid uric dư thừa trong cơ thể. Đặc biệt vitamin C còn là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống viêm và bảo vệ mô sụn khớp khỏi các tác nhân gây hại.
  • Kali: Hàm lượng kali trong rau ngót cũng rất dồi dào, có tới 457mg kali chỉ trong 100g rau ngót. Việc bổ sung đầy đủ kali chính là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của thận. Từ đó thúc đẩy tốt cho quá trình loại bỏ độc tố và đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa sự bùng phát triệu chứng bệnh gout cấp.
  • Chất xơ: Rau ngót chứa hàm lượng chất xơ tương đối dồi dào. Trong 100g rau ngót có chứa đến khoảng 2.5g chất xơ. Thành phần này đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Ngoài ra, với bệnh nhân gút, chất xơ còn làm chậm quá trình chuyển hóa đạm để giảm bớt sự hình thành acid uric cho cơ thể.

Ngoài ra, rau ngót còn là thực phẩm không chứa chất béo nên sẽ không gây ảnh hưởng đến tốc độ đào thải acid uric. Đồng thời giúp bệnh nhân gút duy trì cân nặng ổn định để tránh gây áp lực cho các khớp xương đang bị tổn thương.

Các lợi ích sức khỏe khác từ rau ngót

Như đã phân tích, rau ngót chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể con người. Việc bổ sung rau ngót vào chế độ ăn không chỉ tốt cho người bị gút mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Cụ thể như:

1. Hỗ trợ giảm cân

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong rau ngót có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất cũng như vận chuyển năng lượng. Từ đó hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể một cách nhanh chóng hơn.

Ngoài ra hàm lượng lớn chất xơ và protein có trong loại rau này còn làm cho dạ dày có cảm giác no lâu hơn. Điều này sẽ hạn chế tình trạng thèm ăn cho những người đang có mong muốn giảm cân.

2. Làm đẹp da

Nhờ chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C dồi dào mà rau ngót được coi như một cứu tinh giúp làn da trở nên sáng khỏe hơn. Vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo các tế bào da mới. Còn vitamin C là thành phần không thể thiếu giúp tăng sinh collagen và thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trên da.

3. Tốt cho tiêu hóa

Như đã nói, rau ngót chứa hàm lượng chất xơ tương đối dồi dào. Có tới 2.5g chất xơ trong 100g rau ngót. Do đó, thực phẩm này được cho là liều thuốc quý giá với những người đang gặp các vấn đề khó tiêu, táo bón. Chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và đặc biệt là tốt cho đường ruột.

lợi ích của rau ngót
Rau ngót chứa nhiều chất xơ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa

4. Tốt cho tim mạch

Thành phần papaverin trong rau ngót có tác dụng gây giãn mạch và chống co thắt cơ trơn. Nhờ vậy mà phát huy tốt khả năng làm giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Từ đó ngăn ngừa sự phát sinh của các biến chứng tim mạch

Ngoài ra, rau ngót còn là thực phẩm rất hữu ích cho những người bị mỡ máu cao hay tai biến mạch máu não do nghẽn mạch, tắc mạch.

5. Thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót là loại rau ăn được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt và trị ho do phế nhiệt rất hiệu quả. Đặc biệt rất tốt cho cơ thể trong những ngày thời tiết nắng nóng. Có thể dùng rau ngót nấu canh hay ép lấy nước uống để làm mát cơ thể và hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài.

6. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Lá rau ngót có thể được dùng để khơi thông dòng sữa cho những sản phụ mới sinh xong. Phụ nữ sau sinh được khuyên là nên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống để bổ âm và sinh tân dịch. Từ đó giúp bù lại lượng tân dịch bị mất cùng máu khi sinh. Thực tế, lá rau ngót chiết xuất đã được dùng như một thành phần trong các thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng phụ từ rau ngót

Mặc dù rau ngót đem lại nhiều lợi ích nhưng loại rau này cũng tiềm ẩn không ít tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe. Bạn tuyệt đối không được bỏ qua một số tác dụng phụ từ rau ngót sau đây:

– Gây mất ngủ:

Sử dụng rau ngót dưới bất cứ hình thức nào đều có thể làm phát sinh tình trạng mất ngủ. Với những người bị khó ngủ thì chỉ nên dùng rau ngót nấu chín, tránh sử dụng nước ép rau ngót tươi.

– Giảm hấp thụ phốt pho và canxi:

Một số thành phần trong rau ngót khi tiêu thụ vào cơ thể có thể hình thành nên chất glucocorticoid. Đây là một hoạt chất có thể làm giảm khả năng hấp thu phốt pho và canxi từ các thực phẩm khác của cơ thể.

– Giảm hấp thu kẽm và sắt:

Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng, một hàm lượng tanin có trong rau ngót có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm của cơ thể.

– Nguy cơ sảy thai:

Chất papaverin trong rau ngót có thể khiến cho cơ trơn của tử cung bị co thắt mạnh. Từ đó dẫn tới nguy cơ bị sảy thai, nhất là ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu.

Một số món ăn từ rau ngót tốt cho người bị gút

Rau ngót chứa nhiều thành phần tốt cho người bị bệnh gút. Tuy nhiên cần biết cách chế biến để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình kiểm soát bệnh.

Dưới đây là 2 món ăn từ rau ngót đặc biệt tốt cho những người bị bệnh gút:

1. Nước ép rau ngót tươi

Nước ép rau ngót chính là một gợi ý tuyệt vời cho vấn đề bị bệnh gút nên uống nước gì. Với cách chế biến này, các thành phần dưỡng chất có trong rau ngót dường như không bị hao hụt đi. Điều này giúp tối ưu hóa lợi ích cho sức khỏe và quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gút.

chế biến rau ngót cho người bị gút
Nước ép rau ngót là thức uống tốt cho người bị gút

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá rau ngót tươi và 100ml nước lọc
  • Rửa sạch rau ngót rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 phút
  • Vớt ra, rửa lại vài lần rồi để ráo hết nước
  • Cho rau ngót vào máy xay cùng lượng nước đã chuẩn bị
  • Lọc hỗn hợp rau vừa mới xay qua rây rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh
  • Để khoảng 5 – 10 phút cho mát rồi lấy ra uống trực tiếp

2. Canh rau ngót thịt gà

Thịt gà được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng nhân purin trung bình nên vẫn khá an toàn cho người bị gút. Chính vì vậy người bệnh có thể kết hợp thịt ức gà với rau ngót để nấu món canh thơm ngon cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nên chọn phần thịt đùi gà để nhận được nhiều lợi ích hơn bởi thịt đùi có hàm lượng purin thấp, chỉ khoảng 68.8mg/ 100g.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá rau ngót và 50g thịt đùi gà
  • Rau ngót đem rửa thật sạch với nước muối loãng
  • Thịt đùi gà cũng rửa sạch rồi băm nhuyễn
  • Phi thơm hành với 1 ít dầu ăn rồi cho thịt gà vào xào chín
  • Thêm vào 1 tô nước, nấu sôi rồi vò nhẹ rau ngót thả vào
  • Nêm nếm gia vị vừa miệng, chờ canh sôi lại là có thể cho ra tô và thưởng thức

Lưu ý cho người bị gút khi bổ sung rau ngót

Rau ngót mặc dù là loại rau ăn lành tính mà có nhiều lợi ích cho người bị gút. Tuy nhiên nếu bổ sung không đúng cách thì các tác dụng phụ hoàn toàn có thể xảy ra.

Lưu ý cho người bị gút khi bổ sung rau ngót
Người bị gút chỉ nên ăn một lượng rau ngót vừa đủ, khoảng 50g/ ngày

Khi bổ sung rau ngót vào chế độ ăn uống, cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên ăn rau ngót với lượng vừa đủ, tuyệt đối không ăn quá nhiều. Với người bị bệnh gút, bổ sung tối đa 50g rau ngót/ ngày là hợp lý.
  • Trường hợp bị bệnh gút kèm theo chứng mất ngủ, khó ngủ thì không nên ăn rau ngót.
  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không dùng rau ngót để hỗ trợ điều trị bệnh gút.
  • Trước khi dùng rau ngót, cần ngâm rửa sạch sẽ với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn va vi khuẩn.
  • Dùng rau ngót chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát bệnh gút, không thể thay thế cho thuốc điều trị. Người bệnh vẫn cần kết hợp dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không chế biến rau ngót chung với các thực phẩm có hàm lượng purin cao, nhất là thịt đỏ và nội tạng động vật.
  • Nên đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn, tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm giàu purin khi đang mắc bệnh gút.
  • Ngoài rau ngót, có thể bổ sung thêm một số loại rau tốt cho bệnh gút khác. Cụ thể như rau cần tây, cải xanh, cải bắp, rau tía tô, bông cải xanh…
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải acid uric.

Ngoài quan tâm đến vấn đề bị bệnh gút có ăn được rau ngót không thì người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn nhiều hơn. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tốt nhất tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và một số yếu tố liên quan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua