Người Đang Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Mướp Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Người bệnh gút có ăn được mướp không, ăn như thế nào và cần lưu ý điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc này và hỗ trợ người bệnh xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhằm cải thiện các triệu chứng gút.

Bệnh gút có ăn được mướp không
Người bệnh gút có ăn được mướp không và nên ăn như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Tác dụng của quả mướp

Mướp là dạng thân thảo, mọc leo, sống một năm, ưa nhiệt độ cao, nóng ẩm. Quả mướp có màu xanh nhạt hoặc đậm, quả hình trụ dài hoặc trụ thuôn, tùy theo loại. Mướp được trồng để lấy quả non, dùng chế biến thành thực phẩm. Khi già, phần thịt mướp sẽ khô, xơ lại, được sử dụng để cho lau rửa, vệ sinh nhà bếp.

Có nhiều loại mướp khác nhau, các loại phổ biến bao gồm mướp hương, mướp trâu, mướp khía, mướp xơ. Trong đó, mướp hương là loại mướp phổ biến và thường được sử dụng làm thực phẩm nhờ vào mùi thơm, vị ngọt nhẹ, thịt quả thơm, mềm.

Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, mướp cũng được sử dụng như một vị thuốc tăng cường sức khỏe và điều trị một số bệnh lý. Trong Y học cổ truyền, quả mướp mang lại một số tác dụng như:

  • Giảm đau, chống viêm liên quan đến bệnh gút và viêm khớp
  • Đái tháo đường
  • Cải thiện và phòng ngừa các bệnh về mắt, giúp sáng mắt
  • Giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do

Quả mướp thường được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Điều trị các triệu chứng đau, viêm khớp
  • Cải thiện tình trạng thiếu máu
  • Giảm các cơn đau đầu, đau nửa đầu
  • Tăng cường chức năng não
  • Tốt cho hệ thống tim mạch
  • Cải thiện cơn đau cơ

Người bệnh gút có ăn được mướp không?

Quả mướp rất tốt cho sức khỏe, vậy bệnh gút có ăn được mướp không? Theo các nghiên cứu, mướp chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, nhưng chứa rất ít protein, do đó không gây ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu, do đó phù hợp, an toàn khi sử dụng cho người bệnh gút.

bệnh gút có an được mướp hương không
Mướp giàu chất dinh dưỡng và rất ít protein, do đó phù hợp cho người bệnh gút

Ngoài ra, mướp cũng có chứa các chất ức chế quá tình tổng hợp oxit nitric có thể tăng cường tác dụng của cyclooxygenase 2, từ đó góp phần giảm quá trình bài tiết prostaglandin E2, một chất gây viêm. Cùng với các đặc tính chống viêm, mướp cũng có thể làm dịu cơn đau, cứng khớp, giảm viêm ở người bệnh gút. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng góp phần phục hồi sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ tái tạo các mô liên kết, từ đó phòng ngừa cơn gút cấp tái phát.

Tóm lại, mướp lại loại thực phẩm tốt cho người bệnh gút, có thể góp phần làm giảm các triệu chứng cũng như phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về việc bệnh gút có ăn được mướp không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Một số món ngon từ mướp cho người bệnh gút

Mướp, đặc biệt là mướp hương, là món ăn phổ biến, thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, người bệnh gút có thể thường xuyên sử dụng để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng mướp như thế nào để không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gút? Dưới đây là một số món ăn từ quả mướp thơm ngon, dễ thực hiện và phù hợp với bệnh gút, người bệnh có thể tham khảo:

1. Mướp xào tỏi

Mướp xào tỏi là món ăn đơn giản, phổ biến, thời gian thực hiện nhanh và rất tốt cho sức khỏe. Khi chế biến món ăn này, người dùng cần chú ý đến độ chín của mướp, tránh việc nấu mướp quá mềm, giữa được độ giòn và ngọt tự nhiên.

Cần chuẩn bị:

  • 500 gram mướp
  • 5 tép tỏi
  • Gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

  • Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái thành các miếng vừa ăn
  • Tỏi lột vỏ, rửa lại với nước, đập dập hoặc băm nhuyễn tùy sở thích
  • Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào chảo, phi cho thơm và vàng đều
  • Cho mướp đã sơ chế vào, đảo đều tay để tránh mướp bị cháy, nếu món xào quá khô có thể cho một ít nước
  • Thêm gia vị vừa ăn, xào liên tục đến khi chín thì cho thêm một ít tiêu xay và tắt bếp
  • Mướp xào tỏi có thể sử dụng kèm cơm trắng, nên ăn khi còn ấm.

2. Mướp nhồi thịt

Mướp nhồi thịt là món ăn thường được gợi ý khi người bệnh thắc mắc bệnh gút có ăn được mướp không. Mướp có vị ngọt thanh tự nhiên, khi nhồi thịt vẫn giữa được độ mềm, mùi thơm, khiến món ăn dậy mùi và lạ miệng khi sử dụng.

Bệnh gút có ăn được mướp đắng không
Mướp nhồi thịt là món ăn ngon, bổ dưỡng, có thể dùng cho người bệnh gút

Cần chuẩn bị:

  • 3 trái mướp hương
  • 400 gram thịt xay
  • 200 gram giò sống
  • Hành tím và tỏi phi
  • Nấm mèo và hành lá, số lượng vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Nấm mèo ngâm nước lạnh trong 1 – 2 tiếng để nấm nở bung ra, sau đó mang đi rửa sạch, cắt thành các sợi nhỏ
  • Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
  • Mướp gọt vỏ, cắt thành các khúc dài khoảng 6 – 7 cm, sau đó dùng muỗng lấy phần ruột bên trong
  • Cho thịt xay, giò sống, nấm mèo, hành lá, tỏi phi vào tô lớn, cho thêm ½ muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm, nửa muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, trộn đều, ướp trong 10 phút để làm thành nhân
  • Lấy một lượng nhân vừa đủ nhồi vào phần mướp đã khoét ruột, thực hiện tương tự đến khi hết nguyên liệu
  • Cho xửng hấp lên bếp cùng một lượng nước vừa đủ, hấp với lửa vừa trong 30 phút là có thể sử dụng
  • Món mướp hương nhồi thịt này có vị ngọt thanh, rất dễ thực hiện, phần nhân đậm vị, có thể sử dụng kèm cơm nóng.

3. Canh mướp nấu thịt

Canh mướp nấu thịt băm có vị ngọt, thanh mát, thích hợp sử dụng vào mùa hè để thanh nhiệt và làm mát. Ngoài ra, món canh này cũng hỗ trợ thận loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh gút.

Chuẩn bị:

  • 150 gram thịt heo băm
  • 100 gram giò sống
  • 500 gram mướp hương (khoảng 2 quả)
  • Khoảng 20 gram nấm đông cô
  • Hành, ngò, gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Mướp hương gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành các đoạn vừa ăn
  • Nấm đông cô ngâm nước từ 10 – 15 phút để nâm hơi mềm, sau đó rửa sạch và cắt nhỏ
  • Hành lá rửa sạch, phần đầu hành thì đập dập, băm nhỏ
  • Phần thân hành và ngò rí cắt nhỏ
  • Cho thịt băm, giò sống, phần đầu hành lá và nấm đông cô vào tô lớn, nêm thêm ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ⅓ muỗng cà phê bột ngọt, trộn đều, ướp trong ít nhất 15 phút để ngấm gia vị
  • Xoa nhẹ viên thịt để tạo thành các viên nhỏ, vừa ăn
  • Đun khoảng 500 ml trong 5 – 7 phút để nước sôi già, sau đó thả các viên thịt vào, cho thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm, khuấy nhẹ, tiếp tục đun thêm 3 – 5 phút đến khi thịt chín hẳn
  • Cho mướp hương vào nồi, khuấy đều, có thể cho thêm ¼ muỗng cà phê bột ngọt nếu cần thiết, khuấy đều trong 1 – 2 phút đến khi mướp chín là có thể tắt bếp
  • Khi dùng có thể cho thêm hành lá, tiêu xay
  • Món ăn này được sử dụng kèm cơm, nên ăn khi còn nóng để nâng cao hương vị.

4. Mướp xào nấm

Mướp xào nấm là một món ăn phổ biến, phù hợp khi người bệnh thắc mắc bệnh gút có ăn được mướp không. Món ăn này có độ giòn vừa phải, không quá mềm, mùi thơm, vị ngọt tự nhiên, có thể dùng kèm bữa chay hoặc mặn.

Chuẩn bị:

  • 200 gram nấm kim châm
  • 10 cái nấm hương
  • 2 trái mướp hương (khoảng 400 gram)
  • Hành tím, hành lá, ngò, gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Nấm kim châm cắt bỏ phần chân, tách nhỏ, mang đi rửa sạch
  • Mướp gọt vỏ, rửa với nước, cắt thành các lát vừa ăn
  • Nấm hương rửa sạch, cắt nhỏ
  • Hành tím lột vỏ, rửa sạch, năm nhỏ, hành lá, ngò rửa sạch, cắt khúc
  • Đun nóng chảo, cho một lượng dầu ăn vừa đủ, đun đến khi dầu sôi thì cho hành tím băm vào phi thơm, vàng
  • Cho mướp và nấm hương vào xào nhanh với lửa lớn trong 5 phút thì cho một ít nước, tiếp tục đảo đều
  • Cho thêm nấm kim châm, xào nhanh trong 1 – 2 phút, sau đó cho thêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, tiếp tục xào trong 3 – 5 phút
  • Cho thêm hành lá và ngò, cùng ½ muỗng tiêu xay, nêm vừa ăn là có thể tắt bếp
  • Món ăn này có thể dùng kèm cơm trắng, khi còn nóng. Nên xào vừa chín tới, để giữ được độ giòn, mềm của món ăn.

5. Canh mướp mồng tơi

Canh mướp nấu mồng tơi là bữa ăn thanh mát, bổ dưỡng, thích hợp cho mùa hè. Bên cạnh đó, món ăn này cũng giúp hỗ trợ thận loại bỏ acid uric, từ đó cải thiện các triệu chứng gút.

Chuẩn bị:

  • 300 gram mồng tơi
  • 1 trái mướp hương
  • Hành tím băm nhỏ
  • 100 gram tôm khô
  • 2 nhánh hành lá
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Ngâm tôm khô với nước sạch để giúp tôm mềm và loại bỏ bụi bẩn, sau đó ngâm tôm với nước nóng trong khoảng 1 tiếng để tôm nở mềm
  • Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các đoạn vừa ăn
  • Mồng tơi nhặt lá, loại bỏ các lá khô, héo, sâu, rửa sạch
  • Hành lá rửa sạch, cắt thành các đoạn nhỏ
  • Làm nóng chảo, cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, đến khi dầu nóng thì cho hành tím vào phi đến khi thơm, vàng thì cho tôm khô vào xào trong 5 phút
  • Cho thêm 1 lít nước lọc, đun sôi trong 5 phút với lửa vừa
  • Khi nước sôi thì cho thêm 1 rau mồng tơi và mướp vào, nêm nếm vừa ăn, tiếp tục nấu đến khi sôi thêm lần nữa thì tắt bếp
  • Canh tôm khô, mướp và mồng tơi có mùi thơm của tôm, vị ngọt của mướp và rau, dùng kèm cơm trắng.

Lưu ý khi sử dụng mướp

Mướp là món ăn bổ dưỡng và góp phần cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh gút. Tuy nhiên, tương tự như các món ăn khác, để đảm bảo sức khỏe, người dùng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không sử dụng món ăn có vị lạ, chẳng hạn như đắng, chua, lên men, có dấu hiệu mốc.
  • Người có thể trạng yếu, dễ lạnh, hư hàn không nên sử dụng mướp thường xuyên. Bệnh nhân tiêu chảy, kiết lỵ hoặc thường xuyên rối loạn tiêu hóa cũng cần tránh sử dụng mướp.
  • Không kết hợp mướp, củ cải trắng và cải bó xôi, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mướp là món ăn quen thuộc, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm bệnh gút. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về vấn đề bệnh gút có ăn được mướp không, vui lòng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không
Bệnh gout có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc bệnh gút và cả những người quan tâm đến sức khỏe đều đặt ra. Bệnh gút, hay còn gọi là thống phong, là một bệnh lý viêm ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua