Bệnh gút có ăn được mít không? Những thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gút. Nhiều người thắc mắc bệnh gút có ăn được mít, vải, xoài, ổi, sầu riêng… không? Bởi đây đều là những loại trái cây quen thuộc ở Việt Nam, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

bệnh gút ăn được mít không
Tìm hiểu bệnh gút có ăn được mít không? Nên ăn quả gì?

Nguyên tắc ăn uống cho người bị gút

Gout là một dạng bệnh viêm khớp có liên quan tới rối loạn chuyển hóa nhân purin. Tình trạng này dẫn tới nồng độ acid uric trong máu tăng cao và làm lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp.

Bệnh gây ra các cơn đau đột ngột, sưng và viêm tại các khớp. Có khoảng 50% trường hợp bệnh gout ảnh hưởng tới ngón chân cái. Ngoài ra một số vị trí khác như cổ tay, ngón tay, đầu gối và gót chân cũng rất dễ xảy ra triệu chứng.

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gút. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin và dùng thuốc thích hợp sẽ giúp ngăn ngừa các cơn đau gút.

Chế độ ăn uống cho người bị gút cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống như thông thường nhưng cần hạn chế tiêu thụ đạm
  • Cơ bản là lựa chọn các thực phẩm có chứa ít nhân purin
  • Nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước. Tránh sử dụng các loại nước dùng thịt, xương hầm, cá.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, cà phê và nước chè.
  • Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây không chua.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt là nước khoáng kiềm.
ăn uống với bệnh gút
Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình kiểm soát bệnh gút

Bệnh gút có ăn được mít không?

Mít là loại quả trái cây rất quen thuộc có mùi hương hấp dẫn. Ngoài dùng ăn trực tiếp thì quả mít còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon như xôi mít, làm kem hay thêm vào các loại chè.

Loại trái cây này cung cấp lượng calo vừa phải nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất. Đặc biệt là chất xơ, vitamin, khoáng chất và nhiều chất chống oxy hóa có lợi.

Trung bình, trong 100 gram mít có chứa các thành phần dưỡng chất sau:

  • Năng lượng: 94 calo
  • Carbs: 24 gram
  • Chất xơ: 1.6 gram
  • Chất đạm: 1.5 gram
  • Chất béo: 0.3 gram
  • Vitamin C: 11% giá trị dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày
  • Vitamin A: 6%giá trị dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày
  • Vitamin B2: 6% giá trị dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày
  • Vitamin B5: 5% giá trị dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày
  • Canxi: 34 milligram
  • Magie: 37 milligram
  • Kali: 303 milligram

Bổ sung mít với một lượng vừa đủ trong chế độ ăn uống đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Tốt cho tiêu hóa
  • Phòng ngừa ung thư
  • Tốt cho huyết áp và tim mạch
  • Tốt cho sức khỏe xương khớp
  • Ngăn ngừa thiếu máu
  • Tốt cho mắt

Vậy người bị bệnh gút có được ăn mít không? Các chuyên gia cho biết, mít cung cấp một lượng dưỡng chất dồi dào cho sức khỏe. Đặc biệt là loại trái cây này hầu như không chứa nhân purin.

bị gút ăn mít được không
Người bị gút có thể ăn mít nhưng tuyệt đối không ăn quá 80 gram/ ngày

Ngoài ra, hoạt chất saponin dồi dào trong mít còn có tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm. Từ đó hạn chế mức độ ảnh hưởng của cơn đau gút cấp. Chính vì thế, nếu đề cập đến vấn đề bệnh gút có được ăn mít không thì câu trả lời là có.

Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều mít hoàn toàn không có lợi cho quá trình kiểm soát bệnh gút. Lời khuyên dành cho người bệnh là chỉ nên ăn tối đa 80 gram mít/ ngày (tương đương với khoảng 3 – 4 múi mít).

Nguyên nhân là do mít chứa nhiều đường có thể gây cản trở quá trình đào thải acid uric dư thừa. Hơn nữa còn làm tăng cân gây áp lực cho các khớp xương đang bị tổn thương.

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại mít không rõ nguồn gốc và chứa nhiều các chất bảo quản. Cần đặc biệt chú ý vấn đề này. Nên mua mít ở các cửa hàng bán trái cây sạch và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bệnh gút có ăn được vải, xoài, ổi, sầu riêng… không?

Ngoài thắc mắc về quả mít thì nhiều người bệnh gút còn đặt vấn đề có ăn được vải, xoài, ổi, sầu riêng… không? Bởi đây đều là các loại trái cây quen thuộc, thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Lương y Tuấn cho biết, phần lớn các loại trái cây đều chứa hàm lượng purin thấp. Điều này cho thấy việc bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hằng ngày là an toàn với người bệnh. Phân tích một số loại trái cây như vải, xoài, ổi, sầu riêng… với bệnh nhân gút cụ thể như sau:

1. Đối với quả vải

Vải là loại trái cây có hương vị ngọt ngào, có thể dùng ăn trực tiếp hay chế biến thành các món đồ ăn thức uống khác. Ngoài chứa nước nước (82%) và carbs (16.5%) thì quá vải còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.

Việc bổ sung quả vải với lượng vừa đủ sẽ mang đến nhiều lợi ích bao gồm:

  • Ngăn ngừa ung thư
  • Tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm nguy cơ đột quỵ
  • Tăng mức cholesterol tốt HDL
  • Cải thiện sự trao đổi chất
  • Ngăn ngừa táo bón
  • Giảm tình trạng chuột rút cơ bắp
bệnh gút ăn vải được không
Bệnh gút không nên ăn vải do có hàm lượng đường quá cao

Tuy nhiên, người bị bệnh gút không nên ăn vải hoặc cần hạn chế ăn loại trái cây này ít nhất có thể. Bởi phần lớn lượng carbs trong quả vải đều tới từ đường. Đây cũng là yếu tố chính tạo nên vị ngọt của chúng.

Việc tiêu thụ một lượng đường lớn từ quả vải có thể khiến bạn tăng cân. Từ đó gây áp lực cho các khớp xương và khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, việc tiêu thụ lượng đường còn được cho là có thể cản trở quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến bệnh tình tiến triển nghiêm trọng hơn.

2. Đối với quả xoài

Xoài là một trong số nhiều loại trái cây thân thiện với người mắc bệnh gút. Người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung xoài vào khẩu phần dinh dưỡng để cung cấp các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Xoài còn hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh gút:

  • Hàm lượng kali trong xoài chín rất dồi dào tốt cho quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kiểm soát và điều trị bệnh gút.
  • Lượng lớn vitamin C và folate trong xoài cũng được đánh giá là có thể làm giảm sự hình thành acid uric. Hơn nữa còn có tác dụng giảm đau và giảm viêm, cải thiện tốt các triệu chứng bệnh gút.

Tuy nhiên, mặc dù không chứa nhiều purin nhưng xoài lại chứa hàm lượng oxalate ở mức độ vừa phải. Với bệnh gút, oxalate có thể kết hợp với acid uric dư thừa để hình thành sỏi thận.

Chính vì vậy, người mắc bệnh gút không nên ăn quá nhiều xoài chín. Chỉ nên bổ sung loại trái cây này ở mức độ vừa phải, dưới 100 gram mỗi ngày.

3. Đối với quả ổi

Ổi là một trong những loại trái cây quen thuộc được nhiều người yêu thích. Trong ổi có chứa nhiều nước, protit, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe.

Việc thường xuyên ăn ổi mang lại rất nhiều lợi ích. Bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Cải thiện chức năng nội tiết
  • Tốt cho hệ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa ung thư
bệnh gút được ăn ổi không
Ổi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình điều trị bệnh gút

Đặc biệt, ổi là loại trái cây nhiệt đới rất tốt cho những người mắc bệnh gút. Hàm lượng vitamin C rất dồi dào trong quả ổi giúp làm giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Thường xuyên ăn ổi được cho là có thể ngăn ngừa sự kích hoạt của các cơn gút cấp.

Ngoài ra, lượng lớn chất xơ trong quả ổi còn tốt cho hệ tiêu hóa và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đây đều là những yếu tố có lợi cho quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Tuy nhiên, những người bị gút chỉ nên ăn tối đa 100 gram ổi/ ngày.

4. Đối với sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới được trồng nhiều ở các tỉnh Nam Bộ nước ta. Hương vị của loại quả này rất nặng và nồng nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là giàu vitamin, chất xơ và các hợp chất thực vật.

Sầu riêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Duy trì huyết áp ổn định
  • Kiểm soát đường huyết
  • Cung cấp năng lượng
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Hạn chế các cơn đau
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng của hồng cầu
  • Giúp làm giảm stress

Người bị bệnh gút có thể ăn sầu riêng để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau và kiểm soát stress giúp ngăn ngừa bệnh gút tiến triển xấu.

Tuy nhiên chỉ nên ăn tối đa 80 gram sầu riêng/ ngày. Bởi làm lượng lớn chất béo trong sầu riêng có thể khiến người bệnh bị tăng cân. Điều này sẽ gây cản trở cho quá trình điều trị bệnh gout.

Lưu ý khi lựa chọn hoa quả cho người bệnh gút

Đa phần các loại trái cây đều có hàm lượng nhân purin thấp, an toàn cho người bị gút. Tuy người bệnh vẫn cần chú ý cẩn trọng trong việc lựa chọn trái cây. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chính để lựa chọn trái cây cho bệnh nhân gút:

cách chọn trái cây cho người bị gút
Người bị gút nên chọn trái cây ít purin và oxalate
  • Nên ưu tiên các loại trái cây có hàm lượng nhân purin càng thấp càng tốt.
  • Trái cây giàu dưỡng chất, đặc biệt là chứa hàm lượng flavonoid cao.
  • Trái cây chứa nhiều chất xơ.
  • Trái cây có nhiều nước.

Bên cạnh đó, cần tránh một số loại hoa quả có chứa nhiều oxalate. Do hoạt chất này có thể kết hợp với acid uric dư thừa gây ra sỏi thận.

Hàm lượng oxalate trong các nhóm trái cây cụ thể như sau:

  • Hàm lượng oxalate cao: Nằm trong khoảng 26 – 99mg cho mỗi khẩu phần. Quả sung, kiwi, mơ khô là những trái cây có chứa nhiều oxalate. Bệnh nhân gút nên hạn chế tối thiểu tiêu thụ các loại quả này.
  • Hàm lượng oxalate vừa phải: Dao động trong khoảng 10 – 25mg cho mỗi khẩu phần. Bao gồm trái cây họ cam quýt, xoài, mận, dâu tây, mâm xôi, việt quất. Người bị gút có thể ăn nhưng với mức độ vừa phải.
  • Hàm lượng oxalate thấp: Khoảng từ 5 – 10mg cho mỗi khẩu phần. Bao gồm nam việt quất, táo, mơ tươi, nho, cherry, dưa hấu, dứa, đào. Đây là nhóm trái cây mà bệnh nhân gút có thể ăn tùy thích.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý đến hàm lượng đường của các loại trái cây. Hạn chế tiêu thụ các loại quả nhiều đường. Đồng thời, nên chọn trái cây tươi và đảm bảo chất lượng. Rửa sạch với nước muối loãng trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bệnh gút có ăn được mít, vải, xoài, ổi, sầu riêng… không? Đồng thời hướng dẫn người bệnh cách lựa chọn loại trái cây phù hợp. Thực tế, việc ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, lương y Tuấn khuyên người bệnh cần cân đối giữa ăn uống và sử dụng thuốc điều trị. Bởi nếu không sử dụng thuốc ĐẶC TRỊ bệnh kịp thời, bệnh gout có nguy cơ tiến triển nặng thêm, kiểm soát ăn uống âu cũng chỉ là giải pháp hỗ trợ, kiểm soát tình trạng phát triển bệnh, không điều trị dứt điểm.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Rắn Không
Bệnh gút là dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, đặc biệt là các thực phẩm giàu purin. Vậy, ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết
Bị Gout Ăn Cá Lóc Được Không
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Vậy, những người đang bị gout ăn cá lóc được không? Bài viết này sẽ phân tích giá trị dinh dưỡng của ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua