Bệnh gút có ăn được mì tôm không? Ăn loại nào tốt? [CHUYÊN GIA] giải đáp
Mì tôm là một loại đồ ăn nhanh thường không được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy bệnh gút có ăn được mì tôm không? Ăn loại nào tốt? Những thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh làm rõ thắc mắc này.
Mì tôm là gì? Thành phần dưỡng chất có trong mì tôm
Mì tôm (mì ăn liền) là một loại thực phẩm chế biến sẵn có thể được bán theo từng gói, tô hoặc ly. Thành phần chính của mì tôm thường là bột mì, tinh bột, muối hoặc nước sốt chứa natri cacbonat.
Kể từ khi được phát minh từ những năm 50 của thế kỷ XX, quy trình sản xuất mì tôm ít nhiều vẫn còn được giữ nguyên. Tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn với nhau, sau đó cán bột và cắt thành sợi mì. Mì sẽ được hấp, sấy khô rồi chiên khử nước, sau đó làm nguội và được đóng gói riêng lẻ.
Thành phần dưỡng chất có trong mì ăn liền sẽ thay đổi đôi chút tùy thuộc vào từng loại hay hương vị. Tuy nhiên trong một khẩu phần 43 gram mì tôm sẽ có chứa một số dưỡng chất với hàm lượng ở vào khoảng như sau:
- Lượng calo: 385 kcal
- Chất béo: 14.5 gram
- Carbohydrate: 55.7 gram
- Chất xơ: 2 gram
- Chất đạm: 7.9 gram
- Natri: 786 milligram
- Niacin: 4.6 milligram
- Chất béo bão hòa: 6.5 gram
- Thiamine: 0.6 milligram
- Riboflavin: 0.4 milligram
Bệnh gút có ăn được mì tôm không?
Bệnh gút có ăn được mì tôm không là một trong những thắc mắc thường gặp. Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý này. Việc tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Mì tôm là món ăn ưa thích của rất nhiều người nhưng bệnh nhân gút cần cân nhắc kỹ lưỡng khi tiêu thụ thực phẩm này. Tốt nhất không nên ăn mì tôm để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát bệnh.
Sở dĩ, bệnh nhân gút được khuyên không nên ăn mì tôm là vì:
- Mì tôm là thực phẩm chứa hàm lượng chất béo lớn có thể làm cản trở quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh gút hoặc khiến cho tình trạng sưng viêm và đau nhức tồi tệ hơn.
- Mì ăn liền thường được tẩm ướp rất nhiều muối. Lượng muối cao ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng thận và làm giảm tốc độ đào thải acid uric dư thừa. Từ đó dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp hình thành hạt tophi gây đau nhức và làm giảm chức năng vận động.
- Lượng phosphate trong mì tôm thực tế không hề nhỏ. Chất này giúp cải thiện mùi vị cho thức ăn nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây loãng xương và mất xương.
- Ngoài ra, mì tôm cũng không cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất tốt cho xương khớp. Điển hình như canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu khác.
Các tác hại của mì tôm cần cảnh giác
Mì tôm (mì ăn liền) thuộc loại thực phẩm chiên dầu nên khi ăn nhiều sẽ gây ra không ít tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của mì tôm cần đặc biệt cảnh giác:
1. Gây nóng trong người
Mì ăn liền thường có độ giòn do được sấy khô và chiên dầu ở nhiệt độ cao. Khi ăn mì tôm xong, bạn thường cảm thấy khô miệng và háo nước, luôn có cảm giác muốn uống nước. Thậm chí, với các trường hợp ăn mì tôm thường xuyên thì còn dễ dẫn đến tình trạng bị nóng trong người. Rất nhiều người còn bị nổi mụn nhọt do ăn quá nhiều mì tôm trong thời gian kéo dài.
2. Rối loạn chức năng dạ dày
Thường xuyên ăn mì tôm có thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa. Điều này làm phát sinh một số triệu chứng đặc trưng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và đau dạ dày.
Mì ăn liền chủ yếu được sấy khô sau khi chiên qua dầu, thực phẩm này chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia. Việc ăn mì tôm quá thường xuyên sẽ tạo áp lực cho dạ dày. Hơn nữa còn khiến vị giác giảm sút, trẻ ăn nhiều mì có thể bị mắc chứng biếng ăn.
3. Thiếu chất dinh dưỡng
Thành phần chủ yếu của mì tôm là bột mì, chất béo và nước sốt. Thực phẩm này không chứa đầy đủ 7 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như chất béo, carbohydrate, protein, khoáng chất, vitamin và chất xơ. Việc ăn mì tôm thời gian dài có thể gây ra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất với các triệu chứng đặc trưng như mệt mỏi, chóng mặt, teo cơ, tim đập nhanh, sút cân…
4. Lão hóa sớm
Chất mỡ trong mì ăn liền thông thường đều sẽ được thêm chất chống oxy hóa. Tuy nhiên nó chỉ có khả năng làm chậm tốc độ oxy hóa và kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Việc dung nạp nhiều chất chống oxy hóa trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ nội tiết. Từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể. Cả nam và nữ giới đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ lão hóa sớm nếu thường xuyên ăn nhiều mì tôm.
5. Béo phì và các bệnh lý liên quan
Trên thực tế, rất nhiều người có thói quen dùng mì ăn liền vào buổi sáng hay ăn lót dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đây là một thói quen vô cùng tai hại đối với sức khỏe của bạn.
Việc ăn quá nhiều mì tôm sẽ khiến cho cơ thể bạn nạp thêm lượng carbohydrate và chất béo quá mức. Điều này có thể gây béo phì, đồng thời làm gia tăng các bệnh liên quan đến béo phì như tiểu đường, tim mạch, cholesterol cao…
6. Tăng nguy cơ ung thư
Mì ăn liền thường gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa và làm cản trở lượng đường trong máu giải phóng insulin trong trường hợp tiêu hóa nhanh. Nếu thứ ăn được lưu trữ trong cơ thể quá lâu do tiêu hóa chậm thì các chất độc hại sẽ được giữ lại.
Đặc biệt trong đa phần các loại mì ăn liền đều chứa nhiều butylated hydroxyanisole và t-butylhydroquinone để chúng được bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, việc cơ thể tiếp xúc quá mức với các chất này có thể tiềm ẩn nguy cơ phát triển ung thư.
Người bị gút phải làm sao khi thèm ăn mì tôm?
Mì tôm là một loại thực phẩm rất tiện lợi với nhiều người. Đặc biệt nhiều loại mì còn được chế biến với hương vị rất thơm ngon, gây kích thích cảm giác thèm ăn. Nhiều người bày tỏ rằng họ thường xuyên bị thèm ăn mì tôm, nhất là trong lúc đói.
Như đã đề cập, người bị bệnh gút không nên ăn mì tôm nhưng nếu quá thèm thì phải làm sao? Thực tế, việc thỉnh thoảng mới tiêu thụ một lượng mì tôm nhỏ hoàn toàn không gây ra quá nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như quá trình kiểm soát bệnh.
Do đó, khi quá thèm mì tôm thì người bị gút vẫn có thể ăn một lượng mì phù hợp. Tuy nhiên cần giảm thiểu tác hại của loại thức ăn nhanh này bằng một số cách sau:
- Vứt bỏ gói gia vị: Gói gia vị của đa số các loại mì tiện lợi đều chứa rất nhiều chất béo xấu. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Do đó, người bệnh nên bỏ qua các gói gia vị này khi ăn mì.
- Thêm rau xanh: Việc bổ sung rau xanh khi ăn mì có thể giúp làm giảm đối đa hàm lượng chất béo. Hơn nữa, rau xanh còn giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, tránh được tình trạng táo bón, khó tiêu khi ăn mì tôm.
- Chỉ ăn một lượng nhỏ: Người bị gút chỉ nên ăn một lượng mì nhỏ để giải tỏa cảm giác thèm của bản thân. Tuyệt đối tránh tình trạng ăn nhiều hay quá thường xuyên.
- Nấu mì đúng cách: Trước hết, bạn nên dùng nước sôi để trụng qua vắt mì và đổ nước này đi. Sau đó mới nấu mì với lần nước thứ 2. Đây chính là một cách tốt giúp loại bỏ bớt chất béo và các thành phần có hại trong mì tôm.
- Uống nhiều nước: Bổ sung thêm nước và các thực phẩm có tính mát là điều cần thiết khi ăn mì. Vừa tránh tình trạng nóng trong người lại hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải acid uric dư thừa hiệu quả hơn.
Một số thực phẩm tốt cho người bị gút
Ngoài việc tìm hiểu bệnh gút có ăn được mì tôm không thì người bệnh cũng nên quan tâm đến các thực phẩm lành mạnh giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn. Thực tế, việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh gút.
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút:
- Sữa tách béo: Hàm lượng lớn casein và lactalbumin trong sữa tách béo có khả năng hỗ trợ hòa tan các tinh thể muối urat tại khớp. Điều này đặc biệt hữu ích với quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm sữa chua để mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Quả cherry: Hàm lượng anthocyanins dồi dào trong quả cherry có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Từ đó giúp hạn chế mức độ ảnh hưởng của triệu chứng bệnh gout. Hơn nữa, một số thành phần khác trong trái cây này còn được ghi nhận là có thể hỗ trợ làm giảm acid uric trong máu.
- Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C là dưỡng chất đặc biệt có lợi cho bệnh nhân gout. Bởi nó có thể thúc đẩy tốc độ bài tiết acid uric dư thừa và ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh gout. Chanh, táo, ổi, dứa… là một số loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào.
- Dưa leo: Dưa leo là thực phẩm có chứa hàm lượng purin thấp an toàn cho bệnh nhân gút. Hơn nữa các thành phần vitamin C, D, kali và magie trong loại quả này còn giúp làm tăng tốc độ đào thải acid uric của cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ tinh thể muối urat tại các khớp.
- Các loại đậu: Thực tế, protein từ các loại đậu có thể hỗ trợ rất tốt trong việc kiểm soát bệnh gout. Hơn nữa lượng lớn chất xơ trong nhóm thực phẩm này còn giúp hạn chế hình thành acid uric.
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bệnh gút có ăn được mì tôm không? Đồng thời đưa ra gợi ý về các loại thực phẩm lành mạnh giúp bệnh nhân đa dạng khẩu phần ăn uống. Bên cạnh việc uống đủ nước, ăn uống khoa học thì bệnh nhân gút nên dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo kiểm soát tốt tiến triển của bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!