Bệnh Gút Có Ăn Được Mắm Tôm Không? Ăn Thế Nào Tốt Nhất?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút có ăn được mắm tôm không là câu hỏi khiến nhiều người bệnh gút trăn trở, đặc biệt là những ai yêu thích hương vị đậm đà của loại gia vị này. Cùng chúng tôi khám phá sự thật về mối liên hệ giữa bệnh gút và mắm tôm trong bài viết dưới đây. Bên cạnh đó là các thông tin lưu ý quan trọng khi thưởng thức món ăn này giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp toàn diện cho người bệnh.

Phân tích người bị bệnh gút có ăn được mắm tôm không?

Để giải đáp cho vấn đề này, chuyên gia tiến hành phân tích cụ thể mối liên hệ giữa mắm tôm và mật ong như sau:

Nghiên cứu hàm lượng purin trong mắm tôm

Purin là một chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, khi được nạp vào cơ thể sẽ phân hủy tạo thành axit uric. Nếu nồng độ axit uric trong máu tăng cao sẽ dẫn đến các đợt bùng phát bệnh gút.

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong mỗi 1 muỗng canh mắm tôm chứa 70mg purin, tương đương 11.6% lượng purin được khuyến nghị mỗi ngày (600mg). Hàm lượng này đến từ nguyên liệu và quá trình sản xuất như sau:

  • Nguyên liệu làm mắm: Mắm tôm thường được làm từ hải sản như tôm hoặc moi. Đây đều là những thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao.
  • Quá trình lên men của mắm tôm: Người ta ủ lên men hỗn hợp tôm (hoặc moi) và muối ăn. Quá trình này có thể làm tăng thêm hàm lượng purin hơn so với nguyên liệu ban đầu.
Trong mỗi thìa mắm tôm chứa 70mg purin
Trong mỗi thìa mắm tôm chứa 70mg purin

Giải đáp bị gút có ăn được mắm tôm không?

Trước câu hỏi “bệnh gút có ăn được mắm tôm không?”, chuyên gia cho biết, những người bị bệnh gút nên hạn chế ăn mắm tôm, đặc biệt trong giai đoạn cấp tính. Bởi do thành phần có chứa purin, nếu tiêu thụ quá nhiều mắm tôm sẽ dẫn đến tình trạng:

  • Bùng phát triệu chứng bệnh gút: Khi axit uric trong máu vượt ngưỡng, nó có xu hướng kết tinh thành tinh thể urat tại các khớp, gây ra tình trạng viêm, sưng tấy và các cơn đau nhức nghiêm trọng. Đặc biệt, những cơn đau này thường tập trung ở các khớp nhỏ như ngón chân, cổ chân và đầu gối, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
  • Làm chậm quá trình điều trị: Ăn nhiều mắm tôm có thể làm mất cân bằng nồng độ axit uric trong máu, khiến việc điều trị gút trở nên phức tạp hơn và kéo dài thời gian hồi phục. 
  • Gia tăng nguy cơ biến chứng: Nếu bệnh gút không được kiểm soát hiệu quả, lượng axit uric cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như hình thành sỏi thận, gây suy thận hoặc thậm chí tổn thương các cơ quan quan trọng như tim mạch.

Hướng dẫn cách ăn mắm tôm cho người bệnh gout

Ngoài giải đáp bệnh gút có ăn được mắm tôm không, chuyên gia cũng hướng dẫn cách ăn mắm tôm cho người bệnh gout, giúp giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe:

Hạn chế lượng tiêu thụ:

  • Ăn với số lượng rất nhỏ: Chỉ nên dùng một lượng rất nhỏ mắm tôm, khoảng 1 – 2 thìa để kích thích vị giác chứ không phải là món ăn chính.
  • Ăn không thường xuyên: Chỉ nên ăn mắm tôm vào những dịp đặc biệt, cách xa nhau, không quá 1 – 2 lần/tháng.
  • Kết hợp thực phẩm ít purin: Ăn kèm mắm tôm với nhiều rau xanh và các loại thực phẩm ít purin như bún, bánh đa, thịt luộc,… để giảm bớt tác động của purin từ mắm tôm.
Chỉ nên ăn khoảng 1 - 2 thìa mắm tôm một lần
Chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 thìa mắm tôm một lần

Chọn loại mắm tôm phù hợp:

  • Ưu tiên mắm tôm làm từ moi: Mắm tôm làm từ moi thường có hàm lượng purin thấp hơn so với mắm tôm làm từ tôm.
  • Chọn mắm tôm có độ đạm thấp: Hàm lượng đạm cao thường đi kèm với hàm lượng purin cao. Vậy nên người bệnh cần đọc bảng thành phần của sản phẩm trước khi lựa chọn.

Theo dõi sức khỏe:

  • Theo dõi triệu chứng bệnh gút: Nếu sau khi ăn mắm tôm thấy xuất hiện các triệu chứng như đau khớp, sưng tấy,… cần ngừng ăn mắm tôm và tham khảo bác sĩ.
  • Kiểm tra định kỳ axit uric trong máu: Điều này giúp kiểm soát tốt bệnh gút và đánh giá tác động của việc ăn mắm tôm đến sức khỏe.

Bài viết giải đáp chi tiết cho câu hỏi “bệnh gút có ăn được mắm tôm không?”. Tóm lại, mặc dù mắm tôm là một món ăn hấp dẫn, nhưng đối với người bệnh gút, việc tiêu thụ cần được cân nhắc kỹ lưỡng và hạn chế tối đa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh gút và chế độ dinh dưỡng, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua