Bệnh Gút Có Ăn Được Giá Đỗ Không? Bác Sĩ Giải Đáp
Bệnh gút có ăn được giá đỗ không là một thắc mắc phổ biến và cần được làm rõ để tránh gây viêm cũng như khiến các triệu chứng gout trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các chia sẻ của bác sĩ chuyên môn, người bệnh có thể tham khảo để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Bệnh gút có ăn được giá đỗ không – Chuyên gia chia sẻ
Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bệnh gout là tránh các loại thực phẩm giàu purin. Purin là hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống, có thể phân hủy thành acid uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể urat và dẫn đến các cơn gout cấp.
Chế độ ăn uống ít purin bao gồm giảm thiểu thực phẩm có hàm lượng purin cao và bổ sung các loại thực phẩm góp phần làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu, đỗ xanh (đậu xanh) có hàm lượng purin rất cao, có thể dễ dàng chuyển hóa thành acid uric sau khi đi vào cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều đỗ xanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng. Vậy bệnh gút có ăn được giá đỗ không? Giá đỗ là rau mầm của đỗ xanh, do đó tương tự như đỗ xanh, giá cũng chứa nhiều purin và người bệnh gút nên hạn chế sử dụng.
Tuy nhiên giá đỗ cũng giúp cung cấp vitamin A, vitamin C, chất xơ và folate, rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh gút có thể sử dụng giá với mức độ vừa phải. Cụ thể, người bệnh có thể tiêu thụ một khẩu phần giá đỗ mỗi tuần nhằm duy trì chế độ ăn uống ít purin.
Rau có hàm lượng purin cao – Người bệnh gút cần tránh
Bệnh gút xảy ra khi cơ thể không thể loại bỏ hàm lượng acid uric dư thừa trong cơ thể. Điều này dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội ở các khớp do acid uric và các tinh thể lắng đọng ở các khớp.
Có một số loại thực phẩm có hàm lượng purin cao và không tốt cho người bệnh gút, chẳng hạn như bia, thịt đỏ, thịt nội tạng. Ngoài ra, có một số loại rau cũng có chứa purin và tiêu thụ quá nhiều các loại rau này sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát các cơn gút cấp.
Người bệnh gút cần lưu ý và theo dõi mức độ tiêu thụ các loại rau giàu purin, chẳng hạn như:
1. Măng tây
Măng tây có chứa một lượng purin vừa phải có thể góp làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể và khiến các triệu chứng gout trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể sử dụng một bữa ăn chứa măng tây sau mỗi 5 ngày để giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng gút.
Thỉnh thoảng tiêu thụ măng tây là điều cần thiết, bởi vì loại rau này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, măng tây chứa rất nhiều vitamin B6, vitamin E, vitamin C cùng với chất xơ và folate, có thể giúp nâng cao sức khỏe cũng như ổn định hệ thống miễn dịch.
2. Súp lơ trắng
Súp lơ trắng là một loại rau xanh khác cần sử dụng hạn chế ở người bệnh gout, bởi vì loại rau này có chứa một lượng purin trung bình và có thể góp phần gây ra các triệu chứng gút.
Tuy nhiên, súp lơ trắng là một loại rau bổ dưỡng, tự nhiên, ít muối, không chứa chất béo, hỗ trợ cung cấp folate và vitamin C. Sử dụng loại rau xanh này thường xuyên với liều lượng phù hợp góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.
Người bệnh có thể sử dụng một khẩu phần súp lơ trắng mỗi tuần, điều này góp phần bổ sung các dưỡng chất cần thiết và không làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh gút có thể thay thế súp lơ trắng bằng bông cải xanh, loại rau xanh có hàm lượng purin thấp hơn, nhằm đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Nấm
Nấm là loại thực phẩm phổ biến, ít calo này cung cấp các chất dinh dưỡng như riboflavin, niacin và đồng, góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên nấm cũng có một hàm lượng purin nhất định, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh gút. Do đó, việc sử dụng nấm cho người bệnh gút nên hạn chế.
Hạn chế lượng nấm bằng cách chỉ sử dụng ½ chén mỗi lần và không quá 5 lần mỗi tuần, góp phần ổn định nồng độ acid uric trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh có thể thay nấm bằng các loại rau xanh tương tự, chẳng hạn như ớt hoặc tỏi, để tránh việc bỏ lỡ các vitamin và khoáng chất nghiêm trọng. Ớt có thể được sử dụng thay thế cho nấm trong các món trứng tráng hoặc salad, nhằm cải thiện hương vị cũng như tránh tiêu thụ quá nhiều purin.
4. Rau chân vịt
Rau chân vịt hay rau bina là một loại thực phẩm bổ sung có lá xanh tốt cho sức khỏe. Loại rau này cũng giúp bổ sung một lượng vitamin A, vitamin C, sắt, chất xơ, folate cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân gút, tiêu thụ quá nhiều rau bina có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, rau bina chứa một lượng purine vừa phải và chỉ nên hạn chế ở mức ½ bát mỗi khẩu phần và 5 khẩu phần mỗi tuần.
Người bệnh gút cũng được khuyến khích chọn các loại rau xanh khác, chẳng hạn như rau diếp, xà lách cho các món salad để đảm bảo chế độ ăn uống ít purin.
5. Đậu xanh
Đậu xanh cung cấp một lượng vitamin A, vitamin C, chất xơ và folate cần thiết cho sức khỏe, cũng như ổn định hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Tuy nhiên, đậu xanh có chứa một lượng purin trung bình và cần hạn chế sử dụng ở bệnh nhân bệnh gout. Người bệnh gout có thể sử dụng ½ chén đậu xanh mỗi khẩu phần nhằm duy trì chế độ ăn uống ít purin.
Thay thế đậu xanh bằng nhiều loại rau khác, chẳng hạn như cà rốt, bí xanh hoặc cần tây, trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể góp phần ổn định các khoáng chất, vitamin và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Mặc dù rau xanh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh gout cần theo dõi các loại rau tiêu thụ nhằm ngăn ngừa việc tiêu thụ quá nhiều purin. Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Các loại rau tốt cho người bệnh gút
Đối với người bệnh gout, một số vấn đề trao đổi chất, chẳng hạn như khó loại bỏ acid uric trong cơ thể, có thể dẫn đến các cơn đau khớp dữ dội, đột ngột. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm đúng đắn là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc cải thiện các triệu chứng bệnh gout.
Sau khi tìm hiểu bệnh gút có ăn được giá đỗ không và các loại rau cần hạn chế, người bệnh có thể tham khảo các loại rau tốt cho người bệnh gout, từ đó có sự lựa chọn thực phẩm phù hợp hơn. Một số loại rau tốt cho người bệnh gút bao gồm:
1. Rau ít purin
Một số loại rau có chứa nhiều purin, dẫn đến việc hình thành một lượng lớn acid uric khi cơ thể tiêu thụ các loại rau này. Quá nhiều acid uric sẽ khiến thận không thể loại bỏ các chất thải đúng cách, dẫn đến việc hình thành các tinh thể urat lắng đọng ở khớp, gây đau đớn, cứng khớp.
Việc lựa chọn các loại rau ít purin là một trong những cách tốt nhất để giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm khả năng hình thành tinh thể ở người bệnh gút. Một số loại rau xanh ít purin được khuyến khích cho người bệnh gút bao gồm:
- Củ cải đường
- Dưa chuột
- Rau diếp
- Khoai tây
- Bí ngòi
Một loại thực phẩm ít purine thường tạo ra 100 miligam hoặc ít hơn axit uric trên 100 gam thực phẩm. Trong khi các loại rau này tạo ra tạo ra 50 miligam hoặc ít hơn axit uric trong mỗi 100 gam, do đó người bệnh gút nên bổ sung các loại rau này để nâng cao sức khỏe mà không gây ra các cơn gút cấp.
2. Rau giàu chất chống oxy hóa
Nồng độ axit uric cao trong bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao và đột quỵ. Theo một số nghiên cứu, việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, tránh nguy cơ tổn thương tế bào và hạn chế các bệnh về tim mạch.
Một số chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh gút nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để nâng có sức khỏe và tránh các rủi ro phát sinh. Các loại rau chứa ít purine nhưng nhiều chất chống oxy hóa như lycopene, vitamin E hoặc beta-carotene là một lựa chọn phù hợp, an toàn cho người bệnh gút.
Các loại rau giàu chất chống oxy hóa cho người bệnh gút bao gồm:
- Bắp cải tím, loại rau này đặc biệt giàu beta-carotene, với khoảng 600 microgam trong 1 chén rau sống thái nhỏ. Rau này có thể ăn sống, trộn gỏi hoặc thêm vào các món salad để cải thiện hương vị.
- Ớt chuông đỏ cũng là một lựa chọn phổ biến, rất tốt cho người bệnh gout. Trong một chén ớt chuông đỏ xào có chứa 500 microgam lycopene, hơn 3 miligam vitamin E và hơn 1.600 microgam beta-carotene, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
3. Rau củ giàu chất xơ
Người bệnh gút được khuyến khích ăn nhiều rau có lượng chất xơ dồi dào và ít purin. Chất xơ có thể góp phần ổn định hệ thống tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và ổn định nồng độ acid uric trong cơ thể.
Một số loại rau củ giàu chất xơ phù hợp cho người bệnh gút bao gồm:
- Cà rốt có chứa 3.5 gram chất xơ trong một cốc cà rốt thái nhỏ. Ngoài ra, cà rốt cũng chứa khá ít purin và không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh gút.
- Cải xoăn thái nhỏ, nấu chín có chứa khoảng 2.5 gram chất xơ cho mỗi chén cũng được khuyến khích sử dụng ở người bệnh gút.
Mặc dù hầu hết các loại rau thường có hàm lượng purin thấp hơn so với thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt bò, thịt nội tạng và thực phẩm làm từ men, nhưng một số loại rau có hàm lượng purin vừa phải và chỉ thỉnh thoảng mới được tiêu thụ. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các nhóm thực phẩm chứa ít purin, từ đó có chế độ ăn uống phù hợp và hạn chế các cơn gút cấp.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề bệnh gút có ăn được giá đỗ không cũng như gợi ý các loại rau nên dùng và nên tránh nhằm cải thiện các triệu chứng gút. Tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!