Bệnh Gút Có Ăn Được Dứa Không? Chuyên Gia Chia Sẻ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút có ăn được dứa không và ăn như thế nào để cải thiện các triệu chứng? Tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia để có kế hoạch bổ sung và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Bệnh gút có ăn được dứa không
Tìm hiểu bệnh gút có ăn được dứa không và ăn như thế nào để cải thiện các triệu chứng bệnh

Một số lợi ích sức khỏe của dứa

Quả dứa là một loại trái cây nhiệt đới đới thơm ngon và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:

1. Chứa nhiều dưỡng chất

Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhưng rất ít calo. Trong mỗi chén dứa cung cấp các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Vitamin C: Mỗi khẩu phần dứa sẽ cung cấp khoảng ⅓ lượng vitamin được khuyến nghị hàng ngày, góp phần chữa lành các mô bị tổn thương và kích thích phát triển các mô mới. Vitamin C cũng cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm khớp.
  • Vitamin B: Dứa cung cấp một loạt các nhóm vitamin B, chẳng hạn như thiamin, niacin, B6 và folate, góp phần tăng lượng oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể.
  • Mangan: Khoáng chất này cần thiết để hình thành xương, tăng cường hệ thống miễn dịch và ổn định quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Chất xơ: Mỗi chén dứa cung cấp khoảng 10% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Điều này góp phần cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn chặn cơn đói cũng như giúp cơ thể hấp thụ lượng acid uric dư thừa.

Ngoài ra, dứa cũng chứa một lượng vừa đủ các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, chẳng hạn như đồng, kali và magie.

2. Hỗ trợ chữa lành các mô

Theo các nghiên cứu, tính đến thời điểm hiện tại, dứa là thực phẩm duy nhất được biết là có chứa bromelain, một loại enzyme giúp da và mô của bạn lành lại. Việc sử dụng dứa cũng giúp cơ thể tạo ra các chất chống sưng tấy, đau đớn và viêm trong cơ thể.

3. Chống viêm

Viêm là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh gout và nhiều loại viêm khớp khác. Nếu không được điều trị, viêm khớp kéo dài có thể dẫn đến hư hỏng khớp và tăng nguy cơ hình thành các tế bào ung thư.

Bệnh gút ăn được dứa được không
Dứa hỗ trợ chống viêm, giảm đau và phục hồi chức năng vận động ở người bệnh gout

Hoạt chất bromelain có trong dứa có tác dụng chống viêm, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa quá trình hình thành các khối u.

Ngoài dứa, việc tiêu thụ một số loại trái cây có màu sắc sặc sỡ, có thể góp phần nâng cao sức khỏe và chế nguy cơ hình thành khối u.

4. Giảm đau khớp

Hoạt chất bromelain có trong dứa có thể giảm đau liên quan đến bệnh gút và các chứng viêm khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp.

Nếu bị đau khớp, có thể thêm dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày, tuy nhiên không được sử dụng dứa để thay thế thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ.

5. Ổn định cân nặng

Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ dứa và trái cây là cách tốt nhất để giảm cân và giữ cân nặng khỏe mạnh. Cụ thể các enzym có trong dứa có thể giúp đốt cháy calo hiệu quả, từ đó hỗ trợ giảm cân.

Giữ cân nặng ổn định là một trong những cách tốt nhất để giảm áp lực lên các khớp, giảm đau và hạn chế nguy cơ mất khả năng vận động.

Mối liên hệ của dứa và bệnh gút

Dứa có chứa bromelain, một hợp chất chống viêm mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng bệnh gút. Ngoài ra, bromelain cũng góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ các khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Mặc dù không có nghiên cứu trực tiếp nào về bromelain và bệnh gút, tuy nhiên có nhiều nghiên cứu đã chứng minh dứa có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm khớp và viêm xương khớp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bromelain có tác dụng giảm đau, chống viêm, từ đó góp phần phục hồi chức năng của khớp bị ảnh hưởng.

Bệnh gút có ăn được dứa không?

Vậy bệnh gút có ăn được dứa không? Các chuyên gia cho biết, dứa là một trong những loại trái cây tốt nhất những người bị bệnh gút. Loại trái cây này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và ổn định sức khỏe khớp.

Bệnh gút có ăn được giá đỗ không
Thường xuyên sử dụng dứa có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh gout hiệu quả

Người bệnh gút nên ăn dứa trước và trong khi các cơn gút cấp bùng phát. Các chất chất chống viêm và giảm đau trong khớp cần có thời gian để hoạt động và mang lại hiệu quả. Do đó, sử dụng dứa sau khi cơn đau gút xuất hiện thường không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau xuất hiện đột ngột, người bệnh có thể sử dụng một chén dứa và chờ đến khi cơn đau được cải thiện. Ngoài ra, sử dụng dứa thường xuyên giúp cơ thể dự trữ một lượng bromelain vừa đủ, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gout cấp tái phát.

Trên thực tế, bromelain có thể bao bọc các tinh thể axit uric, điều này giúp bệnh nhân giảm đau. Hơn nữa, một nghiên cứu cũng cho thấy rằng bromelain có khả năng làm giảm các triệu chứng thể chất của các triệu chứng viêm khớp, chẳng hạn như cứng khớp và hạn chế phạm vi chuyển động.

Ngoài ra, brоmеlаіin cũng được cho là có thể phá vỡ các fіbrіn, một loại protein đông máu. Điều này cho phép dẫn lưu máu tốt hơn, từ đó ngăn chặn việc sản xuất các chất gây viêm, hỗ trợ giảm đau và cải thiện các triệu chứng gút một cách tự nhiên.

Cách dùng dứa chữa bệnh gút hiệu quả

Sau khi tìm hiểu bệnh gút có ăn được dứa không, người bệnh có thể tham khảo một số cách bổ sung dứa để cải thiện hương vị cũng như nâng cao sức khỏe xương khớp. Dứa có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chết biến thành món ăn để nâng cao hương vị và làm phong phú thực đơn hàng ngày.

1. Ăn trực tiếp

Ăn trực tiếp, xay sinh tố hoặc ép lấy nước là những cách tiêu thụ dứa phổ biến và đơn giản nhất. Thường xuyên sử dụng dứa có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh gút cũng như ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát.

Khi sử dụng dứa cần chọn dứa tươi để đạt hiệu quả điều trị bệnh gút tốt nhất. Tuy nhiên, dứa có chứa một lượng đường nhất định. Do đó người bệnh tiểu đường cần thận trọng khi sử dụng.

Ngoài ra, người bệnh nên tránh các loại dứa đóng hộp. Bởi vì các sản phẩm này thường không cung cấp giá trị dinh dưỡng tốt và lành mạnh như dứa tươi. Thực phẩm đóng hộp cũng chứa các thành phần nhân tạo, chất làm ngọt, chất bảo quản, có thể gây ảnh hưởng đến các triệu chứng gút.

2. Thêm vào công thức nấu ăn

Ngoài việc ăn trực tiếp hoặc ép nước, người bệnh có thể thêm dứa vào công thức nấu ăn để tăng cường hương vị cũng như nâng cao hiệu quả tiêu thụ dứa.

Bệnh gút có được uống trà dứa không
Dứa có thẻ nướng cùng với mật ong để nâng cao hương vị khi sử dụng

Một số cách chế biến dứa bao gồm:

  • Dứa nướng: Dứa có thể nướng được, chỉ cần cắt khúc cho cho lên vỉ nướng. Điều này giúp dứa không gây khô rát lưỡi và có hương vị dễ chịu hơn.
  • Dứa nướng mật ong: Công thức này tạo nên một vị chua ngọt hài hòa, kích thích vị giác và giúp người bệnh tiêu thụ dứa dễ dàng hơn. Chỉ cần cắt dứa thành các khối nhỏ, phủ một lớp mật ong và nướng đến khi chín mềm là có thể sử dụng được.
  • Salad trái cây nhiệt đới: Dứa có thể kết hợp với dưa leo, cam, cà chua để tạo thành món salad trái cây nổi bật, giàu dinh dưỡng. Người bệnh cũng có thể thêm nước cốt chanh vào món salad để cải thiện hương vị.
  • Mực xào dứa: Dứa có thể kết hợp với mức, dưa leo, cà chua để tạo thành món ăn thơm ngon, kích thích vị giác và tốt cho sức khỏe.

3. Các loại bánh dứa

Dứa cũng được sử dụng để làm bánh, trang trí các loại bánh, điều này giúp món ăn trong bắt mắt và có hướng vị tốt hơn. Một số công thức bánh dứa mà người bệnh gút có thể tham khảo bao gồm:

  • Trang trí bánh pizza: Dứa có hương vị phù hợp để thêm vào nhân hoặc đế bánh pizza, điều này sẽ giúp tăng cường hương vị và giúp món ăn bắt mắt hơn.
  • Bánh Tart dứa: Dứa có thể thêm vào nhân của của Tart, điều này mang lại vị chua, ngọt và béo hài hòa, giúp nâng cao hương vị của món ăn.
  • Bánh dứa: Có thể thêm dứa cắt miếng hoặc xay nhuyễn vào phần bột bánh yêu thích. Điều này sẽ giúp món bánh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và có hương vị tuyệt vời hơn.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề người bệnh gút có ăn được dứa không. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh đã có sự lựa chọn phù hợp nhằm cải thiện các triệu chứng gút. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua