Bệnh Gút Có Ăn Được Canh Cua Không? Chuyên Mục Hỏi Đáp
Bệnh gút có ăn được canh cua không? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy hàm lượng purin có trong thực phẩm cua đồng ở mức cao, không phù hợp với người bị gút.
Bệnh gút (gout) là một dạng viêm khớp phổ biến và đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Bệnh thường ảnh hưởng đến đối tượng người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên các khảo sát gần đây nhận thấy gút đang trẻ hóa do nhiều nguyên nhân và yếu tố.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là sự rối loạn chuyển nhân purin thông qua tăng nồng độ acid uric trong máu. Thông thường, chỉ số acid uric trong máu của nam và nữ chỉ ở mức bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên khi xuất hiện rối loạn nhân purin sẽ khiến nồng độ acid uric tăng lên. Lâu dần sẽ hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp và gây ra triệu chứng nóng đỏ khớp, sưng viêm, đau nhức dữ dội. Để kiểm soát bệnh, người bệnh cần sử dụng thuốc. Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần vào quá trình điều trị bệnh lý.
Bệnh gút có ăn được canh cua không?
Bệnh gút đặc trưng bởi cơn đau nhức, sưng nóng khớp, khó khăn trong các hoạt động khớp, suy giảm chất lượng giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,… Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số biểu hiện bất thường khác như lở loét ngoài khớp bị tổn thương, hình thành hạt tophi gây biến dạng khớp, hủy hoại khớp vĩnh viễn.
Purin được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, tôm, cua, sò, hàu,… Sau khi được cơ thể tiêu thụ, chất này sẽ được chuyển hóa thành acid uric và được đào thải qua nước tiểu và phân. Tuy nhiên, ở người bị gout sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải acid, từ đó tạo điều kiện hình thành tinh thể tại các khớp. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh gout ở người trẻ và người cao tuổi. Theo đó, các đợt gout cấp có thể xuất hiện sau khi dùng nhiều thực phẩm giàu đạm, purin, uống bia rượu và các thức uống chứa cồn khác. Do đó, người bệnh gout cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát bệnh tốt nhất.
“Bệnh gút có ăn được canh cua không?” là thắc mắc của nhiều người bệnh, đặc biệt là trong đợt gout cấp. Theo các chuyên gia, canh cua là món ăn bổ dưỡng, chứa nhiều khoáng chất như canxi, đạm cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong Đông y thì cua đồng còn là vị thuốc chữa bệnh có công dụng bổ xương khớp, tán huyết, cường kiện gân cốt,…
Tuy nhiên, trong thực phẩm này lại chứa lượng lớn purin gây bất lợi cho người bị bệnh gout. Việc dùng món canh cua có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao, từ đó tạo điều kiện cho các triệu chứng bệnh gout cấp bùng phát khiến các khớp bị tổn thương nặng nề, đồng thời làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, trong cua đồng còn có tính hàn, điều này khiến các khớp bị tổn thương do bệnh lý gây ra chậm phục hồi, đau nhức, sưng viêm và có thể ảnh hưởng đến các khớp khỏe mạnh khác. Chính vì vậy, người bị bệnh gout không nên ăn món canh cua cũng như các món ăn khác được chế biến từ cua.
Để đảm bảo các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh, không thích thích cơn đau nhức, sưng viêm do gút như các loại cá sống, sữa, thịt trắng, trứng,… Với hàm lượng khuyến cáo là 50 – 100g đạm/ ngày tùy vào nhu cầu của cơ thể.
Người bị gout nên ăn canh gì?
Chế độ dinh dưỡng có thể tác động xấu đến tình trạng bệnh lý nhưng ngược lại nó cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời ngăn ngừa các đợt gout cấp. Chính vì vậy, trong và sau điều trị người bệnh cần chú ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học để giúp quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số món canh dành cho người bị bệnh gout:
Canh cá rô đồng nấu với rau cải xanh
Canh cá rô đồng nấu với rau cải xanh là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và quá trình điều trị bệnh gout nói riêng. Trong cá rô có chứa hàm lượng protein vừa đủ, kali và vitamin B12 bổ sung năng lượng, đảm bảo các hoạt động của cơ thể, đồng thời cải thiện chứng suy nhược, ăn uống kém và khó ngủ do bệnh lý gây ra.
Trong khi đó, rau cải xanh có tính mát, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải acid uric dư thừa trong máu. Nhờ đó cải thiện tốt các triệu chứng đau nhức, sưng khớp, nóng khớp do bệnh gout gây ra. Mỗi tuần dùng từ 2 – 3 lần món ăn này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị khoảng 200g cá rô đồng, một ít rau cải xanh và các loại gia vị nêm nếm vừa đủ
- Cá rô sau khi làm sạch thì mang đi luộc với gừng đến khi chín thì tắt bếp
- Tách lấy phần thịt cá ướp với một ít muối, hạt nêm, đường
- Rau cải rửa sạch, bỏ lá héo úa rồi ngâm với nước muối khoảng 15 phút
- Vớt rau ra, rửa lại lần nữa với nước và cắt khúc vừa ăn
- Sau đó đun lại phần nước đã luộc cá trước đó, đến khi sôi thì cho rau cải và thịt cá vào nấu
- Nêm lại vừa ăn, cho thêm hành vào rồi tắt bếp
- Có thể ăn không hoặc dùng với cơm nóng
Lưu ý: Món canh cá rô đồng nấu với cải xanh không dùng cho người bị sốt, đổ nhiều mồ hôi.
Thịt heo hầm củ cải tốt cho người bệnh gút
Thịt heo là một trong những loại thịt trắng cung cấp hàm lượng protein cần thiết cho người bị bệnh gout. Bên cạnh đó còn bổ sung các khoáng chất giúp phục hồi sức khỏe tổng thể, cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi, ăn uống kém do bệnh lý gây ra. Trong khi đó, củ cải lại chứa nhiều nước, làm giảm acid uric trong máu thông qua chức năng chuyển hóa, thải trừ ở thận.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt heo 250g
- Củ cải 500g
- Gừng tươi, hành và các gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
- Thịt lợn nạc sau khi rửa sạch thì cắt thành từng miếng vừa ăn
- Củ cải gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ
- Cho một ít dầu ăn vào chảo cùng với tỏi băm phi thơm rồi cho thịt vào đảo đều
- Đến khi thịt săn lại thì cho lượng nước vừa đủ vào
- Chờ nước sôi thì hớt bọt và nêm gia vị
- Giảm lửa và ninh đến khi chín thì cho củ cải vào
- Cuối cùng nêm lại cho vừa ăn, thêm hành ngò và tắt bếp
Canh nấm kim châm nấu với đậu phụ
Mặc dù chứa hàm lượng đạm khá cao nhưng vì có nguồn gốc từ thực vật nên đậu phụ vẫn được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho người bị bệnh gout. Theo đó, thực phẩm này không làm tăng nồng độ acid uric trong máu gây rối loạn chuyển hóa purin nên sẽ không kích thích bùng phát đợt gút cấp.
Khi nấu cùng với nấm kim châm sẽ giúp tăng cường miễn dịch thì loại nấm này chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu. Đồng thời bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn chặn các tế bào bất thường gây ung thư. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong nấm kim châm còn cải thiện tình trạng viêm đau ở khớp bị tổn thương.
Hướng dẫn chế biến:
- Chuẩn bị đậu phụ 100g và nấm kim châm 150g
- Đậu phụ sau khi rửa sạch thì cắt thành từng miếng vuông vừa ăn
- Nấm kim châm ngâm qua với nước muối, xả lại với nước sạch rồi cắt khúc nhỏ
- Trần nấm qua với nước sôi rồi để ráo
- Sau đó cho một lượng nước vừa đủ vào nồi và đun sôi
- Kế đến cho đậu phụ và nấm kim châm vào nấu chín
- Nêm gia vị vừa ăn, thêm hành vào rồi tắt bếp
- Nên ăn lúc còn nóng để đạt được kết quả tốt nhất
Canh đậu phụ nấu với nấm rơm
Ngoài nấu canh đậu phụ với nấm kim châm thì bạn cũng có thể nấu cùng với nấm rơm để đa dạng thực đơn, kích thích vị giác giúp việc ăn uống ngon miệng hơn. Hàm lượng protein đồng phân hóa có trong nấm rơm không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng và còn giúp làm giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng nhận thấy purin có trong nấm rơm thấp nên sẽ không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu. Từ đó phòng ngừa các triệu chứng gout bùng phát khiến người bệnh đau nhức, sưng nóng khớp, ảnh hưởng chức năng của các khớp.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đậu phụ rửa với nước rồi cắt lát mỏng
- Nấm rơm sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì thái hạt lựu
- Cho tỏi băm và dầu ăn vào chảo phi thơm rồi cho nấm rơm vào đảo đều
- Sau đó đổ nước vào đến khi sôi thì cho đậu phụ vào
- Đun sôi lần nữa, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
Một số lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh gút
Ăn uống đúng cách sẽ ngăn chặn các cơn gout cấp tái phát hiệu quả. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ trực tiếp đến quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh lý. Trong quá trình ăn uống, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên đa dạng thực đơn để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết, đồng thời tránh tình trạng nhàm chán. Theo đó, người bệnh không nên ăn một món ăn trong thời gian dài.
- Tránh ăn quá no cũng như bổ sung hàm lượng đạm, purin quá nhiều trong bữa ăn. Theo đó, nên hạn chế các thực phẩm như thịt bò, thịt dê, cá hồi, cá ngừ, các loại hải sản,…
- Ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa như rau xanh, cam, quýt, táo, đậu, nấm,… vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình đào thải acid uric dư thừa, chống viêm và giảm đau các khớp hiệu quả.
- Tuyệt đối không để bụng đói vì có thể tạo điều kiện cho cơn gout cấp bùng phát.
- Ngoài chế độ ăn thì người bệnh gút cũng nên kiêng các loại thức uống chứa cồn như bia rượu, nước ngọt có gas, cà phê,…
- Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cần kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu và sinh hoạt khoa học để giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh gút có ăn được canh cua không?” cũng như một số vấn đề liên quan về chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!