Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Bánh Mì Không? [Góc Giải Đáp]
Nếu đang cân nhắc, bệnh gút có ăn được bánh mì không, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
Mối liên hệ giữa bệnh gout và chế độ ăn uống
Bệnh gút là một dạng viêm khớp có thể gây đau khớp, suy nhược và ảnh hưởng đến khả năng chuyển động bình thường của các khớp. Nếu mắc phải tình trạng này, người bệnh cần theo dõi chế độ ăn uống, tránh một số loại thực phẩm nhằm kiểm soát các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Các triệu chứng bệnh gout thường xảy ra do acid uric tích tụ trong cơ thể. Acid uric gây bệnh gout xảy ra khi cơ thể phá vỡ purin. Purin là những chất tự nhiên có trong cơ thể cũng như một số loại thực phẩm.
Thông thường axit uric được đào thải ra ngoài qua thận. Nhưng nếu có quá nhiều acid uric, thận có thể bị quá tải, dẫn đến dư thừa acid uric trong cơ thể. Do đó, axit uric có thể tồn tại trong máu và biến thành tinh thể urat lắng đọng ở các khớp, nguyên nhân chính gây đau và viêm. Những tinh thể này trông giống như những mảnh thủy tinh nhỏ, có xu hướng tích tụ ở một số khớp nhất định, chủ yếu là xung quanh ngón chân cái, dẫn đến đau đớn, viêm khớp, sưng tấy cũng như ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của khớp.
Tóm lại, mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh gút là ở purin. Bên cạnh hàm lượng purin tự nhiên trong cơ thể, purin cũng được hấp thụ với số lượng lớn thông qua chế độ ăn uống. Do đó, nếu thắc mắc bệnh gút có ăn được bánh mì không, người bệnh cần xác định hàm lượng purin cao trong bánh mì để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Bệnh gút có ăn được bánh mì không?
Vậy bệnh gút có ăn được bánh mì không? Tương tự như các loại thực phẩm khác, mối liên hệ giữa bánh mì và bệnh gút được thiết lập bởi lượng purin. Theo một số nghiên cứu, bánh mì có hàm lượng purin tương đối thấp, tuy nhiên một số loại bánh mì chứa lượng purin trung bình.
Với thực tế là một lượng purin vừa phải sẽ không gây hại ở mức độ vừa phải, do đó bánh mì thường được chấp thuận trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh gout. Tuy nhiên, đối với cơn gút nặng, tái phát thường xuyên và có nguy cơ gây mất khả năng chuyển động các khớp, người bệnh được khuyến khích loại bỏ hoàn toàn purin, bao gồm bánh mì, ra khỏi chế độ ăn uống.
Ở một góc độ khác, người bệnh gút được khuyến cáo hạn chế ăn nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật. Trên thực tế, protein có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến nồng độ acid uric cao và dẫn đến các cơn gút thấp. Đồng thời, bánh mì có hàm lượng protein thấp tự nhiên. Tuy nhiên các loại nhân bánh mì, chẳng hạn như bánh mì thịt chả, pate, chả cá hoặc xíu mại, có chứa nhiều thịt, mỡ và hải sản. Điều này có thể làm tăng mức độ purin và protein động vật, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng gút.
Do đó về vấn đề bệnh gút có ăn được bánh mì không, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể ăn bánh mì với số lượng vừa đủ và tránh các loại nhân bánh mì được chế biến từ thực phẩm giàu purin hoặc có nguồn gốc protein động vật.
Các loại bánh mì phù hợp cho người bệnh gout
Bên cạnh vấn đề bệnh gút có ăn được bánh mì không, người bệnh cần lưu ý về các loại bánh mì có thể sử dụng để đảm bảo sức khỏe tổng thể. Mặc dù có rất nhiều loại bánh mì, tuy nhiên theo khoa học, bánh mì nguyên cám và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thường tốt hơn so với bánh mì trắng.
Dưới đây là một số gợi ý về các loại bánh mì phù hợp đối với bệnh gút, người bệnh có thể tham khảo:
1. Bánh mì chuối
Tất cả các loại trái cây tươi, kể cả chuối, chỉ chứa một lượng purin rất nhỏ và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh gút. Chuối cũng chứa một lượng vitamin C cần thiết, góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát các triệu chứng gút.
Theo khuyến cáo, người bệnh có thể tiêu thụ 1 – 2 quả chuối mỗi ngày mà không gây ảnh hưởng đến bệnh gút. Chuối có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành bánh, chẳng hạn như bánh mì chuối.
Bánh mì chuối là món ăn nhẹ, ngọt, ẩm và được lên men với muối nở hoặc bột nở. Ngoài ra, bánh mì cũng có chứ các loại hạt, giúp cung cấp một lượng vitamin B6 và magiê để sản xuất năng lượng cũng như nâng cao sức khỏe. Một số công thức bánh mì chuối cũng giúp cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác no và hỗ trợ cơ thể hấp thụ lượng acid uric dư thừa, từ đó cải thiện các triệu chứng gout.
Bánh mì chuối có thể ăn như món ăn nhẹ, ăn sáng hoặc buổi xế. Người bệnh gút có thể sử dụng bánh mì cũng trà hoặc sữa ít béo để tăng cường hương vị.
2. Bánh mì dài Baguette kiểu Pháp
Bánh mì dài Baguette kiểu Pháp được làm bằng bột mì, men, nước và muối. Các nguyên liệu cơ bản này giúp sản xuất ra những chiếc bánh mì baguette mang tính biểu tượng, được phân biệt bởi lớp vỏ dai, bên trong bông nhẹ như lông vũ và những đường rạch ở mặt trên, cho phép khí nở ra trong quá trình nướng.
Loại bánh mì này có chứa vitamin B, sắt và kẽm. Tuy nhiên, bánh mì Baguette không được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, do đó chỉ cung cấp một lượng chất xơ vừa đủ và lượng carbohydrate trong bánh mì có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
3. Bánh mì que Breadstick
Bánh mì que Breadstick có nguồn gốc từ Ý, nhỏ hơn nhiều so với bánh mì baguette, có kết cấu giòn và thường được phục vụ như món khai vị hoặc đồ ăn nhẹ với nước sốt để chấm.
Các thành phần chính của bánh mì là bột mì trắng, dầu và muối. Người bệnh gút được khuyến cáo chọn bánh mì được làm từ dầu ô liu để mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn.
Bánh mì que Breadstick là một nguồn carbs tốt và ít chất béo và đường. Điều này khiến loại bánh mì này phù hợp và lành mạnh để sử dụng như một món ăn nhẹ dành cho người bệnh gút.
4. Bánh mì lúa mạch đen
Bánh mì lúa mạch đen có nguồn gốc từ Đức, thường được làm từ lúa mạch đen nguyên hạt xay thô, nướng ở nhiệt độ thấp trong vòng 24 giờ.
Theo các đánh giá, một lát bánh mì lúa mạch đen chứa 3 gram protein, 0.5 gram chất béo, 14 gram carbohydrate và 1 gram chất xơ. Bánh mì không chứa cholesterol và ít chất béo, do đó an toàn cho sức khỏe cũng như phù hợp cho người bệnh gút.
Sử dụng bánh mì lúa mạch đen góp phần thúc đẩy nhu động ruột lành mạnh, tạo cảm giác no, hấp thụ lượng acid uric dư thừa và đẩy ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên, nhanh chóng. Ngoài ra, loại bánh mì này cũng chứa chất chống oxy hóa, góp phần chống viêm, cải thiện các triệu chứng viêm khớp cũng như bảo vệ cơ thể, hệ xương khớp khỏi các gốc tự do.
5. Bánh mì nguyên cám
Bánh mì nguyên cám là một trong những gợi ý phổ biến khi người bệnh thắc mắc bệnh gút có ăn được bánh mì không. Đây là một trong những loại bánh mì tốt nhất cho cơ thể, được làm từ bột sử dụng toàn bộ ngũ cốc, bao gồm cả cám và mầm. Bánh mì nguyên cám cũng cung cấp nhiều chất xơ, protein và vitamin hơn khi so với bánh mì trắng. Bên cạnh đó, loại bánh mì này cũng có hướng vị phong phú, hương thơm tự nhiên và có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau.
Bánh mì nguyên cám có thể thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ hấp thụ acid uric và đào thải qua đường ruột. Bên cạnh đó, bánh mì nguyên cám cũng giúp phát triển hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần tăng cường sức khỏe ruột kết và củng cố hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, bánh mì nguyên cám cũng góp phần ổn định cân nặng, điều này giúp giảm các áp lực lên khớp, từ đó cải thiện khả năng chuyển động linh hoạt.
Có rất nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau về loại bánh mì phù hợp cho người bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh được khuyến khích sử dụng bánh mì từ lúa mì hoặc bánh mì nguyên cám để nâng cao sức khỏe. Mặt khác, người bệnh cũng có thể thử bánh mì với số lượng vừa phải để xác định loại bánh phù hợp nhất với từng cá nhân.
Lưu ý về chế độ ăn uống dành cho người bệnh gút
Đối với người bệnh gút, việc thay đổi chế độ ăn uống là một cách tốt nhất để giảm nguy cơ phát triển các cơn gút cấp. Do đó, ngoài việc xác định bệnh gút có ăn được bánh mì không, người bệnh cần chú ý các vấn đề như:
Thực phẩm cần tránh nếu có thể:
- Nội tạng động vật bao gồm gan, thận, tim, lòng, não, lưỡi
- Cá và hải sản bao gồm cá cơm, các trích, cá thu, cá mòi, cá đuối, cá hồi, sò điệp, trứng cá, tôm càng, tôm hùm
- Các loại thực phẩm hoang dã như nai, hươu, chim trĩ, thỏ, chim cút
- Các chất lỏng làm từ thịt, như nước hầm thịt, nước dùng, nước hầm xương
Sử dụng trong phạm vi vừa đủ:
- Hàu, hến
- Các loại động vật có vỏ chẳng hạn như tôm
- Thịt bò
- Thịt gà
- Thịt cừu
- Thịt lợn
- Thịt vịt
Theo dõi lượng protein:
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh gút cần theo dõi lượng protein, đặc biệt là protein động vật, trong chế độ ăn uống. Người bệnh gút cũng được khuyến khích tiêu thụ nhiều protein thực vật, chẳng hạn như các loại đậu và hạt, thay vì thịt và cá.
Đối với các khuyến nghị chung về chế độ ăn uống ở những người mắc bệnh gút, các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên cẩn thận với những thực phẩm giàu purine. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thức ăn thường chỉ chiếm 30% hàm lượng axit uric trong huyết thanh. Một chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm axit uric. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để điều trị nguyên nhân gốc rễ của bệnh gút.
Việc bệnh gút có ăn được bánh mì không phụ thuộc vào hàm lượng purin có trong bánh mì. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu về các thành phần, nguyên liệu, cách chế biến để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, một trong những cách tốt nhất để xác định loại bánh mì phù hợp là sử dụng thử. Người bệnh có thể ăn thử một mẩu bánh mì nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng được khuyến cáo chuyển sang bánh mì đen hoặc bánh mì nguyên cám, và tránh sử dụng nhân có chứa nhiều purin để tránh gây ảnh hưởng đến bệnh gút.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!