Bệnh gout nên ăn và kiêng ăn rau gì tốt cho bệnh? [CHUYÊN GIA] hướng dẫn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Hầu hết các loại rau đều chứa vitamin, chất xơ cùng nhiều khoáng chất cần thiết giúp nâng cao thể trạng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bị gout cần lưu ý trong việc lựa chọn và sử dụng rau bởi một số loại có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vậy bệnh gout nên ăn và kiêng ăn rau gì tốt cho bệnh? Dưới đây là danh sách những loại rau nên và không nên ăn.

Bệnh gout nên ăn và kiêng ăn rau gì tốt cho bệnh?
Tìm hiểu người mắc bệnh gout nên ăn và kiêng ăn rau gì tốt cho bệnh, giúp cải thiện triệu chứng

Bệnh gout nên ăn rau gì giúp giảm bệnh?

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng và cần thiết đối với bệnh nhân bị gout. Bởi việc bổ sung đủ chất và tránh ăn thực phẩm gây hại có thể giúp bạn kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu, giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Thông thường người bệnh sẽ được khuyên ăn nhiều rau xanh và các loại củ để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên tương tự như các nhóm thực phẩm khác, nhiều loại rau có thể giúp cải thiện tốt bệnh lý, một số khác lại khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do chứa các chất không phù hợp.

Vậy người mắc bệnh gout nên ăn rau gì giúp giảm bệnh? Theo các chuyên gia, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị gout nên ăn những loại rau sau:

1. Cải xanh

Để kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa các đợt gout cấp, người bệnh nên thêm cải xanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi loại rau này chứa một lượng lớn vitamin C. Trong khi đó thành phần dinh dưỡng này có khả năng chống viêm và cải thiện tốt các triệu chứng do bệnh gout gây ra. Ngoài ra hàm lượng cao vitamin C trong cải còn có tác dụng giảm đau, tăng khả năng chữa lành tổn thương, chống oxy hóa, bảo vệ ổ khớp và sụn.

Bên cạnh đó cải xanh còn chứa vitamin K. Đây là một thành phần quan trọng giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng yếu xương, giảm nguy cơ loãng xương, hỗ trợ điều trị tổn thương do gout và giảm hàm lượng cholesterol máu.

Mặt khác cải xanh là một loại rau kiềm tính, có tác dụng giải độc, giải nhiệt trừ phiền, lợi tiểu tiện, thông lợi tràng vị và tốt cho thận. Do đó việc thêm loại rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn cải thiện quá trình bài tiết của thận. Đồng thời điều chỉnh nồng độ axit uric và tăng khả năng điều trị bệnh gout.

Khi chế biến cải xanh bạn cần lưu ý không đun sôi cải lâu, vì điều này sẽ làm mất hàm lượng vitamin C trong cải. Tốt nhất bạn nên xào, nấu canh hoặc luộc rau vừa chín tới.

Cải xanh
Cải xanh giàu vitamin C, kiềm tính, có tác dụng giải độc, giảm đau, tăng khả năng chữa lành tổn thương, chống oxy hóa

2. Rau cần

Bên cạnh cải xanh, những người bị gout cũng cần thêm rau cần vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đây là một loại rau tốt cho sức khỏe tổng thể và tốt cho quá trình điều trị bệnh gout. Kết quả nghiên cứu cho thấy rau cần hầu như không chứa nhân purin nhưng rất giàu thành phần dinh dưỡng khác. Cụ thể như vitamin P, vitamin C, sắt, canxi, phốt pho, chất xơ…

Nhờ những thành phần nêu trên, thường xuyên ăn rau cần sẽ giúp bạn ổn định quá trình chuyển hóa protein, tăng khả năng lọc bỏ axit uric. Từ đó phòng ngừa viêm và giảm tích tụ tinh thể nhỏ ở các khớp.

Bên cạnh đó vitamin C và canxi rất cần thiết cho việc tái tạo xương, chống viêm do gout và nuôi dưỡng sụn khớp hư tổn. Ngoài ra bổ sung đủ vitamin C có thể giúp bạn chống nhiễm khuẩn và giảm đau khớp hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, rau cần có tính mát, vị ngọt giúp giải nhiệt, đào thải độc tố và axit uric. Đồng thời giúp giảm đau, giảm viêm và khả năng hỗ trợ điều trị tốt bệnh gout cấp.

3. Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho người bị gout. Theo kết quả nghiên cứu, trong bắp cải chứa một lượng lớn vitamin C nhưng có hàm lượng purin thấp, rất phù hợp cho những người bị gout và đang trong quá trình điều trị bệnh. Nếu ăn loại rau này từ 3 – 4 lần/ tuần, bạn có thể bổ sung được một lượng vitamin C cần thiết. Từ đó giúp duy trì quá trình đào thải axit uric trong cơ thể.

Mặt khác các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin C trong bắp cải đủ để chống viêm, giảm sưng đau tại các khớp và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Chính vì thế bạn có thể thường xuyên ăn sống, xào hoặc nấu canh bắp cải để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gout.

Bắp cải
Bắp cải giúp bổ sung một lượng vitamin C cần thiết, nâng cao sức khỏe và duy trì quá trình đào thải axit uric trong cơ thể

4. Dưa chuột

Dưa chuột được xác định là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho người bị gout. Loại rau này chứa nhiều nước. Vì thế việc thường xuyên ăn hoặc uống nước ép dưa chuột có thể góp phần bổ sung một lượng nước cần thiết tốt cho hệ tiết niệu và tốt cho quá trình đào thải chất cặn bã của thận.

Ngoài ra việc thường xuyên ăn dưa chuột còn giúp bạn bổ sung một lượng lớn vitamin C và kali. Đây là hai thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình điều trị bệnh gout, giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể, cải thiện viêm sưng ở khớp. Đồng thời hỗ trợ giảm đau và hạn chế bùng phát các đợt gout cấp.

Ngoài việc ăn sống và ép lấy nước nguyên chất, người bệnh có thể hòa vào nước ép dưa chuột 2 thìa mật ong nguyên chất và nước cốt chanh tươi để tăng hiệu quả chữa bệnh.

5.Bí đỏ

Bệnh nhân được khuyên ăn bí đỏ từ 3 – 4 lần/ tuần. Bởi bí đỏ nằm trong nhóm rau củ có tính kiềm và không có nhân purin. Khi được đưa vào cơ thể, đặc tính của bí đỏ sẽ giúp môi trường axit trong cơ thể được cân bằng. Từ đó điều chỉnh chức năng lọc và giảm nồng độ axit uric dư thừa.

Ngoài ra nhờ có nguồn dinh dưỡng dồi dào (vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng tố vi lượng), bí đỏ còn có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, ổn định đường huyết và giảm mỡ máu. Bên cạnh đó các thành phần dinh dưỡng trong loại rau này còn kích thích quá trình lưu thông máu đến các khớp xương để nuôi dưỡng.

Bí đỏ
Bí đỏ rất tốt cho bệnh nhân bị gout do giàu dưỡng chất, thuộc nhóm rau củ có tính kiềm và không có nhân purin

6. Củ cải

“Bệnh gout nên ăn rau gì giúp giảm bệnh?” Kết quả nghiên cứu cho thấy củ cải rất tốt cho quá trình điều trị bệnh gout, được khuyên nên ăn từ 3 – 4 lần/ tuần. Loại củ này rất giàu dinh dưỡng, chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Trong đó nổi bật nhất gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin PP, phốt pho, chất sắt, canxi.

Nếu thường xuyên ăn củ cải, cơ thể sẽ được bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần, phục vụ cho quá trình nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, miễn dịch và chống viêm. Ngoài ra người bệnh có thể tăng cường chức năng xương khớp, giảm viêm và sưng ở các khớp tổn thương, phòng ngừa và cải thiện bệnh gout thông qua hàm lượng vitamin C và canxi trong củ cải.

Theo Y học cổ truyền, những người bị thống phong (gút) nên ăn củ cải. Vì loại củ này có vị ngọt, tính mát, có công dụng lợi quan tiết, trừ tà nhiệt, trị thống phong, trừ phong thấp và hành phong khí.

7. Các loại cà

Trong thời gian điều trị bệnh gout và điều chỉnh nồng độ axit uric trong cơ thể, người bệnh nên thêm các loại cà vào chế độ ăn uống, bao gồm cả cà tím, cà pháo, cà chua… Bởi các loại cà này không chứa nhân purin nhưng có tính kiềm giúp điều chỉnh nồng độ axit uric trong máu.

Mặt khác các loại cà (đặc biệt là cà chua và cà tím) chứa một lượng lớn vitamin C, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh gout, giảm viêm và phòng ngừa thoái hóa khớp.

Các loại cà
Các loại cà giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất giúp giảm triệu chứng và điều chỉnh nồng độ axit uric trong cơ thể

8. Rau tía tô

Những hoạt chất có lợi cho quá trình điều trị bệnh gout đã được tìm thấy trong rau tía tô, điển hình như ethenyl ester và propenoic acid. Những hoạt chất này có tác dụng ổn định môi trường axit trong cơ thể, kiểm soát hoạt động của Xanthine oxidase.

Trong khi đó Xanthine oxidase chính là enzym tham gia vào quá trình tăng tiết axit uric. Điều này giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, ngăn chặn tổn thương khớp cũng như sự tích tụ của các tinh thể nhỏ.

Trong y học cổ truyền, lá tía tô cũng được khuyên dùng cho những bệnh nhân mắc chứng thống phong. Nguyên nhân là do loại rau này có tính ấm, có khả năng chống viêm, giảm đau khớp và hỗ trợ chữa bệnh.

9. Khoai tây

Khoai tây là một lựa chọn hoàn hảo cho những bệnh nhân mắc bệnh gout hoặc đang cho nhu cầu tăng cường sức khỏe tổng thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại củ này chứa nhiều nước, chất xơ, protein, vitamin C, vitamin B6, kali, folate. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho xương khớp, sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.

Cụ thể hàm lượng lớn chất xơ trong khoai tây có tác dụng tăng cường quá trình chuyển hóa protein của cơ thể, giảm axit uric và phòng ngừa chất này tích tụ ở khớp dưới dạng tinh thể muối. Lượng nước trong khoai tây có tác dụng nâng cao chức năng đào thải axit uric của thận, giúp thanh nhiệt và loại bỏ nhiều loại độc tố khác.

Vitamin C và vitamin B6 có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện khả năng miễn dịch và chống viêm của cơ thể. Đồng thời giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu, phòng ngừa và chữa lành tổn thương ở các khớp.

Lượng kali được tìm thấy trong khoai tây đủ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương xương khớp, giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm viêm khớp do lắng đọng tinh thể muối và hạn chế viêm sưng tái phát.

Ngoài ra các hợp chất thực vật và khoáng chất trong khoai tây còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, kiểm soát cân nặng và kiểm soát lượng đường trong máu.

Khoai tây
Khoai tây giúp tăng quá trình chuyển hóa protein, giảm và phòng ngừa axit uric tích tụ ở khớp dưới dạng tinh thể muối

10. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là một loại thực phẩm vàng, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho quá trình điều trị bệnh gout. Theo kết quả nghiên cứu, súp lơ xanh hầu như không chứa nhân purin nhưng lại chứa hàm lượng lớn các thành phần dinh dưỡng khác. Trong đó nổi bật nhất là chất xơ, vitamin B, vitamin C, kali, chất chống oxy hóa và phốt pho.

Những thành phần dinh dưỡng trong súp lơ xanh có tác dụng bảo vệ khớp và mô mềm quanh khớp khỏi tổn thương do viêm nhiễm, giảm nồng độ axit uric trong máu, chống lại tác hại của gốc tự do.

Bên cạnh đó việc thường xuyên thêm súp lơ xanh vào thực đơn dinh dưỡng còn giúp bạn ức chế các hoạt động của vi khuẩn, phòng ngừa viêm khớp nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch giảm đau và sưng khớp do bệnh gout.

Ngoài ra súp lơ xanh thuộc nhóm thực phẩm có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm axit uric, lợi tiểu và thanh nhiệt.

11. Bí xanh

Bí xanh có tính mát, nhiều nước, giàu vitamin, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố, tăng cường chức năng thận. Vì thế việc thường xuyên ăn bí xanh luộc hoặc canh bí xanh thịt bằm có thể giúp bạn đào thải axit uric, giảm đau và viêm khớp. Ngoài ra việc thường xuyên ăn bí xanh còn giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Bí xanh
Bí xanh có tính mát, nhiều nước, giàu vitamin, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, loại bỏ độc tố, tăng cường chức năng thận

12. Lá lốt

Lá lốt có tính ấm, mùi thơm, vị ngọt, hơi cay và chứa nhiều hoạt chất chống viêm. Loại rau này có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau và cải thiện khả năng tuần hoàn máu. Ngoài ra việc thường xuyên ăn lá lốt còn giúp bạn giảm sưng đỏ, tăng độ linh hoạt và chức năng xương khớp.

Ngoài việc ăn lá lốt tươi, xào lá lốt hoặc cuộn thịt bằm với lá lốt, người bệnh có thể nấu nước lá lốt uống mỗi ngày để giảm các triệu chứng của bệnh gout.

Bệnh gout nên kiêng ăn rau gì?

Song song với lưu ý ““Bệnh gout nên ăn rau gì giúp giảm bệnh?” người bệnh nên kiêng một số loại rau dưới đây để hỗ trợ giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh gout tái phát. Cụ thể:

1. Măng tây

Mặc dù là loại rau giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể nhưng măng tây không được khuyên dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh gout. Bởi loại rau này chứa hàm lượng purin tương đối cao. Cụ thể trung bình trong 100mg măng tây có đến 150mg axit uric.

Do đó việc thường xuyên ăn măng tây có thể dẫn đến tình trạng tích trữ axit uric. Đồng thời làm tăng nguy cơ lắng đọng các tinh thể nhỏ trong mô của các khớp, khiến tình trạng viêm, đau khớp và bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặt khác măng tây được xác định là loại thực phẩm tăng trưởng nhanh, chứa nhiều dưỡng chất tồn dư. Vì thế loại rau này có thể làm tăng khả năng tổng hợp axit uric trong cơ thể và khiến nồng độ này cao hơn khi sử dụng.

Măng tây
Măng tây chứa hàm lượng purin tương đối cao, trung bình cứ trong 100mg măng tây sẽ có 150mg axit uric

2. Các loại nấm

Nấm là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, là nguồn vitamin, chất xơ và canxi dồi dào. Tuy nhiên chúng thuộc nhóm rau củ cần tránh sử dụng khi có nồng độ axit uric cao hoặc đang trong quá trình chữa bệnh gout. Nguyên nhân là do loại rau này chứa một lượng lớn purin (480mg axit uric/ 100mg nấm) cao hơn cả măng tây và những loại rau cần kiêng sử dụng khác.

Nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều nấm có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng đột biến. Điều này làm cản trở quá trình điều trị bệnh gout, tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm sưng và các triệu chứng đi kèm.

3. Giá đỗ

Giá đỗ được sử dụng phổ biến do có tính mát, nhiều nước và giàu thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên đây là loại thực phẩm cần tránh khi bạn đang trong quá trình điều trị bệnh gout. Bởi loại rau này không chỉ có hàm lượng purin cao mà còn chứa rất nhiều protein.

Việc thường xuyên sử dụng giá đỗ sẽ khiến cơ quan bài tiết trong cơ thể làm việc liên tục để đảm bảo quá trình chuyển hóa protein. Trong trường hợp protein dư thừa, khả năng sản sinh axit uric sẽ tăng cao.

Mặt khác hàm lượng purin cao cũng có khả năng kích thích sự tăng tiết và dư thừa nồng độ axit uric trong máu. Điều này khiến tình trạng viêm khớp thường xuyên tái phát kèm theo những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Giá đỗ
Giá đỗ có hàm lượng purin cao và chứa rất nhiều protein, không phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh gout

4. Rau dền

Bệnh nhân bị gout nên hạn chế ăn rau dền. Bởi kết quả nghiên cứu cho thấy trong loại rau này chứa một hàm lượng lớn acid oxalic. Tuy nhiên acid oxalic lại là nguyên nhân phổ biến kích thích phản ứng viêm, tăng mức độ sưng và đau nhức khớp do bệnh gout.

Ngoài ra những người bị gout sẽ có nồng độ axit uric trong cơ thể cao. Khi acid oxalic được tiêu thụ, chúng sẽ kết hợp với axit uric trong cơ thể và gây ra bệnh sỏi thận. Đồng thời làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gout. Vì thế rau dền không được khuyên sử dụng trong thời gian bị gout cấp hoặc khi các triệu chứng của bệnh gout đang xảy ra.

5. Đậu Hà Lan

Các nghiên cứu cho thấy đậu Hà Lan rất giàu protein. Trong khi đó nếu bổ sung một lượng lớn protein trong thời gian điều trị bệnh gout, quá trình tổng hợp và chuyển hóa protein sẽ diễn ra không thuận lợi. Điều này làm tăng quá trình sản sinh axit uric. Đồng thời khiến nồng độ axit uric đột ngột tăng cao và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra sự mất kiểm soát nồng độ axit uric do sử dụng quá nhiều đậu Hà Lan còn làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh gout, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và kèm theo biến chứng.

Đậu Hà Lan
Ăn nhiều đậu Hà Lan có thể khiến nồng độ axit uric đột ngột tăng cao và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng

6. Các loại rau mầm

Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng và có tính mát nhưng hầu hết các loại rau mầm đều thuộc nhóm thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh gout. Bởi rau mầm là loại rau chứa nhiều purin. Điều này khiến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng vượt mức nếu ăn quá nhiều.

7. Rau dọc mùng

Tương tư như giá đỗ, rau dọc mùng giàu protein và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên việc dung nạp quá nhiều protein sẽ khiến quá trình tổng hợp và chuyển hóa chất này diễn ra không thuận lợi. Đồng thời kích thích nồng độ axit uric trong máu tăng vượt mức.

Vì thế nếu thường xuyên ăn rau mọc rừng trong quá trình điều trị bệnh gout, bạn sẽ có nguy cơ bùng phát các đợt gout cấp với mức độ nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường xuyên bị viêm, đau nhức nhiều và sưng đỏ ở các khớp.

8. Rau bina (cải bó xôi)

Theo các chuyên gia, những người bị gout không nên thêm rau bina (cải bó xôi) vào chế độ ăn uống. Bởi đây là loại rau có hàm lượng purin cao và có khả năng làm tăng đột biến nồng độ axit uric trong máu.

Rau bina (cải bó xôi)
Rau bina (cải bó xôi) là loại rau có hàm lượng purin cao và có khả năng làm tăng đột biến nồng độ axit uric trong máu

Bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, muốn điều trị dứt điểm, người bệnh cần sử dụng bài thuốc đặc trị với sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.

 

Bài viết là thông tin tổng hợp giúp giải đáp thắc mắc “Bệnh gout nên ăn và kiêng ăn rau gì tốt cho bệnh?”. Trong thời gian điều trị bệnh gout, người bệnh nên thận trọng trong việc lựa chọn và sử dụng các loại rau. Nên sử dụng các loại rau có hàm lượng purin thấp và giàu dinh dưỡng. Tránh sử dụng những loại rau có hàm lượng purin cao, quá nhiều protein và chứa oxidase.

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết

Bình luận (42)

  1. Nguyễn Tú says: Trả lời

    Đà này thì kiêng hết, từ thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, và bây giờ là đến cả rau xanh. Đúng là không bệnh gì khổ như bệnh gout

  2. Nguyễn Khương says: Trả lời

    Thuốc quốc dược phục cốt khang có chữa dứt điêm được bệnh gút không nhỉ ?
    Gần đây thấy nhiều người dùng lắm mà không biết hiệu quả có thật như trên quảng cáo không ?

    1. Vũ Văn An says:

      Tôi vừa uống hết tháng thuốc đầu tiên thấy có biến chuyển tốt lên rõ, đỡ đau đáng kể, cơn đau thưa dần. Nhưng tôi nghĩ thuốc nó giúp bệnh ổn định trong khoảng thời gian nhất định thôi còn bảo dứt điểm thì khó vì bệnh gout được xếp vào bệnh mạn tính, đã là mạn tính thì không thể chữa khỏi được

    2. Thanh Liêm says:

      Nhà mình có ông nội và bố đều bị bệnh gout, ông thì điều trị thuốc quốc dược phục cốt khang từ năm 2017, còn bố thì điều trị vào năm ngoái, cả ông và bố dùng liệu trình thuốc bên đó đến nay vẫn chưa có biểu hiện tái phát lại, mọi người chỉ cần dùng thuốc song song với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học điều độ theo lời bác sĩ dặn thì bệnh sẽ ổn định về lâu về dài thôi

    3. Nguyễn Quang Huy says:

      1 liệu trình thuốc quốc dược phục cốt khang uống trong bao lâu ?

    4. Đại says:

      Trung bình 2-3 tháng, nhưng nhiều người bị nặng hoặc đáp ứng thuốc kém thì phải hơn, như tôi may mắn là bệnh đang ở giai đoạn nhẹ nên mới dùng được 3 tuần đã thấy đỡ đến 80%, gần như cắt hẳn cơn đau, bây giờ chủ yếu điều trị acid uric nữa thôi. Thông tin cụ thể về bài thuốc đây nhé

    5. Nguyên Hoàng says:

      Thuốc này hạ được acid uric nữa hả ?

    6. Lê Ngọc Thắng says:

      Tốt lắm bác. Tôi uống một đợt 3 tháng mới đi kiểm tra lại vào hôm qua, acid uzic xuống 385, mà hồi chưa dùng thuốc là xấp xỉ 600, tôi mà biết thuốc này sớm đã không phải để bệnh nó hành 3 năm nay, ngày nào cũng nốc thuốc tây vào mà chưa bao giờ được chỉ số đẹp thế này

    7. Trần Sướng says:

      Tôi mới chỉ bị acid uric cao chưa có thấy đau khớp xương thì uống thuốc quốc dược phục cốt khang được không

  3. Chu Thanh Thảo says: Trả lời

    Còn các loại rau muối chua thì sao? Có cần phải kiêng không ? Ông nhà tôi khoái khẩu món đó, bữa ăn nào cũng phải có, dạo này bệnh lại trở nặng thêm trong khi vẫn dùng thuốc bình thường, không biết có phải do ăn rau muối không ?

    1. Huy Lâm says:

      Người ta nói là người bị gout không nên ăn những đồ chua vì làm tăng acid uric không biết có phải không

    2. Tiệp Cao says:

      Bổ béo gì mấy loại dưa muối, cà muối, chẳng biết có ảnh hưởng đến bệnh gout không nhưng những loại đồ ăn này nguy cơ gây ung thư rất cao tốt nhất nên bỏ.

  4. Nguyễn Ngọc Thạch says: Trả lời

    Bác nào bị gút thì năng ăn củ cải vào, cực kì tốt cho người bị gout, giúp hạ acid uric nữa. Đông y họ còn dùng củ cải để chế thuốc chữa gút

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua