Bệnh Gout Có Được Ăn Trứng Không? (Gà, Vịt, Ngan, Ngỗng, Cút)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gout có ăn được trứng không là thắc mắc thường gặp. Bởi trứng là thực phẩm quen thuộc chứa hàm lượng dưỡng chất cao tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên một lượng protein tương đối lớn trong trứng khiến cho nhiều người bị gout quan ngại rằng nó có thể ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát bệnh.

bệnh gout ăn được trứng không
Tìm hiểu bệnh gout ăn được trứng không? Nên ăn loại nào?

Trứng – Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Trứng là thực phẩm rất quen thuộc trong đời sống thường ngày chứa lượng lớn protein và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Hình thức chế biến các món ăn từ trứng cũng rất phong phú, có thể chiên, xào, luộc, nước, làm sốt, nấu canh, kho…

Trong đó, trứng luộc là món ăn thông dụng và được rất nhiều người ưa chuộng. Có thể ăn trực tiếp với muối tiêu chanh hay sử dụng ăn kèm với các loại đồ ăn khác.

Trứng luộc chính là nguồn bổ sung dưỡng chất, protein cùng các loại chất béo lành mạnh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo phân tích, trong khoảng 50 gram trứng luộc có thể cung cấp hàm lượng một số dưỡng chất sau đây:

  • Năng lượng: 77 calo
  • Carbohydrate: 0.6g
  • Protein: 6.3g
  • Cholesterol: 212mg
  • Tổng lượng chất béo: 5.3g
  • Chất béo bão hòa: 1.6g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 2.0g
  • Vitamin A: 6% nhu cầu cơ thể mỗi ngày
  • Vitamin B2: 15% nhu cầu cơ thể mỗi ngày
  • Vitamin B12: 9% nhu cầu cơ thể mỗi ngày
  • Vitamin B5: 7% nhu cầu cơ thể mỗi ngày
  • Selen: 15.4mcg (22% nhu cầu cơ thể mỗi ngày)
  • Phốt pho: 86mg (9% nhu cầu cơ thể mỗi ngày)

Có thể thấy rằng, trứng mặt dù cung cấp ít năng lượng, chất béo và carbohydrate nhưng lại là nguồn cung cấp protein rất dồi dào. Đặc biệt thực phẩm này còn chứa nhiều loại acid amin và các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, vitamin nhóm B, selen, phốt pho, kẽm, canxi…

Bệnh gout có được ăn trứng không?

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến liên quan đến sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu dẫn tới lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp. Từ đó phát sinh nhiều triệu chứng như viêm khớp, đau đớn, thậm chí gây cứng khớp và biến dạng.

Chế độ ăn uống được cho là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng bệnh gout. Người bệnh được khuyên nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng nhân purin thấp.

bị gout ăn trứng được không
Trứng là thực phẩm an toàn trong chế độ ăn uống của bệnh nhân gout

Trứng là thực phẩm quen thuộc chứa hàm lượng dưỡng chất cao, đặc biệt là protein. Tuy nhiên nhiều người quan ngại rằng việc bổ sung một lượng lớn chất đạm có thể ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát nồng độ acid uric. Vậy bị bệnh gout có được ăn trứng không?

Các chuyên gia cho biết, trứng là thực phẩm có hàm lượng nhân purin thấp nên được xếp vào nhóm an toàn cho bệnh nhân gout. Mặc dù chứa hàm lượng protein dồi dào nhưng protein trong trứng không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới nồng độ acid uric trong máu.

Hơn nữa, trứng còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là hàm lượng chất béo lành mạnh (Omega-3) trong trứng còn có khả năng ức chế các phản ứng viêm và làm giảm tình trạng sưng đau tại khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh gout.

Như vậy, bệnh nhân gout hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên vẫn cần chú ý cẩn trọng, lựa chọn loại trứng phù hợp và bổ sung với lượng vừa đủ. Bởi hàm lượng cholesterol khác cao trong trứng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức.

Bệnh gout nên ăn loại trứng gì? (gà, vịt, ngan, ngỗng, cút…)

Sau khi có được câu trả lời cho vấn đề bệnh gout có được ăn trứng không thì nhiều người còn quan tâm đến việc ăn loại trứng nào tốt. Trên thực tế, có rất nhiều loại trứng như gà, vịt, ngan, ngỗng, cút… đều chứa hàm lượng dưỡng chất tương tự nhau. Bệnh nhân gout có thể thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị, tránh cảm giác nhàm chán khi chỉ ăn 1 loại trứng.

Trong tất cả các loại trứng, trứng gà vẫn là loại được khuyến khích thêm vào khẩu phần ăn của người bị bệnh gout. Bởi trứng gà có chứa hàm lượng nhân purin thấp hơn các loại trứng khác nhưng hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe lại cao.

Thành phần dưỡng chất trong trứng gà khá cân đối, có đủ protein lipid, glucid, vitamin và khoáng chất, các loại men và hormon. Protein trong lòng đỏ trứng gà là loại phospho protein có chứa hàng loạt acid amin hay bị thiếu trong các thực phẩm khác như methionin, cystein, arginin, tryptophan. Còn Protein của lòng trắng trứng gà thì chủ yếu là loại đơn giản, tồn tại dưới dạng hòa tan.

bệnh gout nên ăn trứng gì
Trứng gà ta là lựa chọn tốt nhất cho những người bị gout

Ngoài trứng gà thì bệnh nhân gout có thể bổ sung thêm 1 số loại trứng khác như trứng vịt, ngan, ngỗng, cút… để đa dạng hơn khẩu phần ăn uống. Tuy nhiên tuyệt đối không nên ăn trứng lộn. Nguyên nhân là do trứng lộn đã được thụ tinh và phát triển thành con non trong đó. Ngoài giàu đạm thì trứng lộn còn chứa một lượng lớn nhân purin. Đây là thành phần có thể khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao và làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout.

Nên bổ sung trứng như thế nào khi bị gout?

Người bị bệnh gout có thể bổ sung các loại trứng gà, vịt, ngan, ngỗng, cút… vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên vẫn cần chú ý cẩn trọng và bổ sung với lượng vừa đủ. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều trứng có thể gây ra một số rủi ro tổn hại đến sức khỏe cũng như quá trình kiểm soát bệnh.

1. Người bị gout nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?

Trứng là một loại thực phẩm gần như phù hợp với tất cả các chế độ ăn uống lành mạnh, kể cả với những người bị gout. Tuy nhiên, thực phẩm này có nhược điểm lớn là chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao. Chính vì vậy cần hạn chế lượng tiêu thụ ở mức độ phù hợp để tránh các rủi ro nguy hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đối với bệnh nhân bị gout, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì chỉ nên tiêu thụ tối đa 3 quả trứng cỡ trung (50 gram) mỗi tuần. Để chắc hơn về con số này, người bệnh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

2. Cách chế biến trứng cho bệnh nhân gout

Trứng là thực phẩm có thể đa dạng cách chế biến để có được nhiều món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Riêng đối với những người bị gout, việc chế biến trứng thường bị hạn chế hơn do một số món ăn từ trứng có thể không tốt cho quá trình kiểm soát bệnh.

Có thể tham khảo một vài cách chế biến dưới đây:

– Món trứng luộc:

Đây là cách chế biến trứng đơn giản nhất cho người bị gout. Có thể luộc và ăn toàn bộ trứng với muối tiêu chanh như một món ăn nhẹ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể luộc lên và nghiền nhỏ để ăn kèm với bánh mì sandwich, salad và cà chua. Để tăng thêm sự bắt mắt, người bệnh có thể chế biến món luộc trứng tím theo gợi ý dưới đây:

cách chế biến trứng cho người bị gout
Trứng luộc là món ăn dễ chế biến, tốt cho bệnh nhân gout
  • Chuẩn bị 5 quả trứng gà ta cùng 150 gram củ dền đỏ
  • Củ dền đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái nhỏ
  • Trứng luộc vừa chín tới rồi lột sạch vỏ
  • Cho củ dền lên bếp đun với 1 lít nước tới khi ra màu thì cho trứng vào đun trên lửa nhỏ 4 – 5 phút rồi tắt bếp
  • Tiếp tục ngâm trứng trong khoảng vài ba giờ rồi vớt ra cả nhà cùng thưởng thức

– Món trứng hấp nấm rơm:

Trứng hấp nấm rơm cũng là một món ăn đặc biệt phù hợp với những người bị gout. Bởi nấm rơm là thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng lại chứa hàm lượng nhân purin thấp nên đảm bảo an toàn cho quá trình kiểm soát bệnh. Hơn nữa, trứng chế biến theo cách hấp cũng hạn chế được các vấn đề rủi ro phát sinh.

  • Chuẩn bị 3 quả trứng gà ta, 150gram nấm rơm , 1 ít rau mùi và gia vị thông thường
  • Nấm rơm đem rửa sạch rồi để ráo và thái nhỏ
  • Đập trứng vào bát, cho nấm vào trộn đều lên và nêm nếm gia vị
  • Cho bát trứng đi hấp cách thủy tới khi chín thì rắc hạt tiêu và rau mùi thái nhuyễn lên
  • Có thể thưởng thức cùng các món ăn khác trong bữa cơm hằng ngày

– Món trứng khuấy:

Nếu đã quá nhàm chán với các món trứng luộc, trứng hấp hay trứng kho thì người bị gout có thể thử qua món trứng khuấy. Các nguyên liệu trong món ăn này cũng đặc biệt thân thiện với quá trình kiểm soát bệnh.

món ăn từ trứng cho người bị gout
Bệnh nhân gout có thể thay đổi khẩu vị với món trứng khuấy
  • Chuẩn bị 2 quả trứng gà ta, 80ml sữa tươi tách béo không đường, 6 gram bột ngô, 5 gram bơ và các gia vị thông thường
  • Cho sữa tươi và bột ngô vào bát tô rồi khuấy đều cho tới khi bột ngô tan hết ra, không còn bị vón cục
  • Sau đó đập trứng gà vào và tiếp tục khuấy đều rồi thêm hành lá thái nhỏ cùng 1 ít tiêu và hạt nêm vào
  • Đặt chảo lên bếp, cho bơ lên đun nóng rồi cho trứng lên chảo, dàn mỏng ra
  • Để lửa nhỏ và khuấy đều cho tới khi trứng chín và có độ đặc nhất định là được
  • Cuối cùng bày món ăn ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng

Món trứng khuấy mặc dù rất thơm ngon nhưng bệnh nhân gout không nên ăn quá thường xuyên. Bởi khi chế biến món ăn này cần sử dụng một lượng bơ nhất định có thể gây cản trở quá trình đào thải acid uric của cơ thể.

– Món trứng hấp đậu phụ:

Mùi thơm của trứng kết hợp với vị béo từ đậu phụ non sẽ tạo nên một món ăn rất tuyệt vời. Đặc biệt, món ăn này hoàn toàn phù hợp với những người bị gout do đậu phụ là thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống của đối tượng này.

  • Chuẩn bị 250 gram đậu hũ non, 4 quả trứng gà ta, 10 gram vừng chín và 250ml nước luộc gà
  • Cho đậu hũ non vào rây rồi miết chặt để đậu rơi xuống dưới
  • Trứng gà đập ra bát và đánh tan sau đó cũng lọc qua rây rồi trút vào bát đậu hũ đã chuẩn bị
  • Trộn đều tay trứng gà và đậu hũ rồi cho nước luộc gà vào khuấy đều lên
  • Nêm nếm gia vị, cho vừng và hành lá vào rồi chia hỗn hợp ra thành nhiều bát nhỏ (chỉ đổ đầy khoảng 1/2 bát)
  • Cuối cùng cho các bát trứng vào lò vi sóng quay ở nhiệt độ cao khoảng 8 phút là được
  • Lấy món ăn bày ra bàn cho cả gia đình cùng thưởng thức

Lưu ý cho người bị gout khi ăn trứng

Như đã đề cập, trứng là thực phẩm lành mạnh cho chế độ ăn uống của những người mắc bệnh gout. Tuy nhiên, để nhận được nhiều lợi ích và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh, cần đặc biệt chú ý đến một số vấn đề sau đây:

lưu ý cho người bị gout khi ăn trứng
Người bị gout nên uống đủ nước mỗi ngày để thúc đẩy tốc độ đào thải acid uric dư thừa ra ngoài cơ thể
  • Khi đã tiêu thụ trứng, người bệnh cần hạn chế bổ sung đạm từ các nguồn thực phẩm khác, nhất là thịt đỏ và hải sản.
  • Chỉ nên bổ sung trứng với hàm lượng vừa đủ, với trứng gà, ngan, vịt là khoảng 3 quả/ tuần. Riêng với trứng ngỗng thì người bệnh chỉ nên ăn 1 quả/ tuần. Tuyệt đối không tiêu thụ các loại trứng lộn.
  • Chú ý đến cách chế biến trứng, ưu tiên các món luộc, hấp, hạn chế dùng theo cách chiên, xào, rán…
  • Không nên để trứng dính vào các thực phẩm khác, chú ý rửa tay sạch sẽ với xà phòng kháng khuẩn trước khi chế biến đồ ăn.
  • Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2.5 – 3 lít để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm tăng tốc độ đào thải acid uric trong máu.
  • Tăng cường các loại rau củ có màu xanh đậm như bắp cải, cải bẹ xanh, bí xanh, rau cần… để đảm bảo đủ chất xơ, giúp trung hòa nồng độ acid uric trong máu.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, nước ngọt, thức uống có gas, cồn hay chất kích thích.
  • Nên sinh hoạt điều độ, dành thời gian cho hoạt động thể chất nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình kiểm soát diễn tiến bệnh gout.

Việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không giải quyết được nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Do đó, để điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh gout, người bệnh phải có sự thăm khám của bác sĩ và sử dụng bài thuốc đặc trị được kiểm chứng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua