Bị bệnh gout có ăn được thịt lươn hay ếch không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thịt lươn và thịt ếch là hai nguồn dinh dưỡng dồi dào. Khi tiêu thụ, chúng ta thể bổ sung đủ vitamin, các khoáng chất và nhiều thành phần dinh dưỡng khác cho cơ thể. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe và duy trì chức năng của hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị bệnh gout có ăn được thịt lươn hay ếch không? Để giúp bạn dự phòng rủi ro, chúng tôi đã tổng hợp nhiều thông tin quan trọng trong bài viết.

Bị bệnh gout có ăn được thịt lươn hay ếch không?
Tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh gout có ăn được thịt lươn hay ếch không? Nên ăn thường xuyên không, bao nhiêu là đủ

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt ếch, thịt lươn

Cả thịt lươn và thịt ếch đều được đánh giá là loại thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Cụ thể:

1. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt ếch

Thịt ếch được đánh giá là nguồn dinh dưỡng dồi dào, nên thường xuyên tiêu thụ để nâng cao sức khỏe tổng thể và duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Thịt ếch là loại thịt có màu trắng, mềm, ngọt, ngon và dai.

Trong Đông y, thịt ếch có tính hàn, vị ngọt, không độc, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe, an thai, lợi tiểu, cường tráng. Bên cạnh đó loại thịt này còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ, gầy yếu, ngứa lở và hư hao.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, thịt ếch chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng khả năng chống bệnh và độ bền của xương khớp.. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ăn 100 gram ếch có thể bổ sung những thành phần dinh dưỡng sau:

  • 3,9 gram lipit
  • 20 gram protit
  • 150mg phốt pho
  • 0,04 mg vitamin B1
  • 0,22 mg vitamin B12
  • 2,1 mg vitamin PP
  • 22 mg canxi
  • 1,3 mg sắt
  • 3,9 gram tro
  • 58 gram natri
  • Năng lượng 92kcal…

Các thành phần dinh dưỡng khác gồm:

  • Biotin
  • Caroten
  • Vitamin D
  • Vitamin E
  • Vitamin A
  • Kẽm
  • Magie
  • Kali
  • Đồng
  • Đường
  • Chất béo
  • Protein (khoảng 16 gram/ 100 gram đùi ếch)
  • Axit béo omega-3

Những lợi ích từ việc bổ sung các thành phần trong thịt ếch:

  • Chất sắt có tác dụng tăng cường các chức năng của cơ thể (bao gồm chức năng não). Đồng thời hỗ trợ quá trình vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó duy trì hoạt động của các cơ quan
  • Bổ sung nguồn kali dồi dào và lành mạnh, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, kích thích sự phát triển của hệ thần kinh
  • Kali đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất đạm, giảm nguy cơ tăng axit uric máu và hạn chế tích tụ các tinh thể urat ở mô khớp
  • Nguồn natri tuyệt vời trong thịt ếch giúp duy trì chất lỏng trong cơ thể, tăng cường sự co cơ
  • Hàm lượng axit béo omega-3 trong thịt đùi ếch giúp tăng cường chức năng nhận thức và sức khỏe não bộ. Đồng thời giảm viêm và đau ở những bệnh nhân viêm khớp (bao gồm cả gút), giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
  •  Cung cấp đủ chất đạm giúp bổ sung năng lượng và duy trì sức khỏe
  • Bổ sung hàm lượng vitamin cần thiết và hỗ trợ giảm cân
  • Lượng magie và canxi trong thịt ếch giúp tăng cường chức năng của các enzym trong cơ thể, tăng cường sức khỏe và chức năng của hệ xương khớp, bảo vệ và tăng chức năng của tim mạch
  • Cung cấp lượng calo hợp lý, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Thịt ếch được đánh giá là nguồn dinh dưỡng dồi dào
Thịt ếch được đánh giá là nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe tổng thể

2. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ thịt lươn

Tương tự như thịt ếch, thịt lươn rất giàu thành phần dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó đây là nguồn nguyên liệu góp phần tạo ra những món ăn phong phú, điển hình như gỏi lươn, miến lươn, cháo lươn, chuối om lươn…

Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng, trung bình 100 gram thịt lươn có thể cung cấp cho bạn những thành phần dinh dưỡng sau:

  • 39 mg canxi
  • 50 mg phốt pho
  • 1,6 mg chất sắt
  • 0,9 gram chất béo
  • 18,7 gram chất đạm
  • 285 calo

Các thành phần dinh dưỡng khác, gồm:

  • Vitamin A
  • Vitamin B1
  • Vitamin B2
  • Vitamin B6
  • Vitamin PP
  • Vitamin D
  • Kali
  • Natri

Nhờ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, việc thường xuyên thêm thịt lươn vào chế độ ăn uống có thể mang đến cho bạn những lợi ích sau:

  • Tăng cường bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
  • Tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng khả năng chữa lành tổn thương nhờ vitamin D và nguồn canxi
  • Duy trì chức năng xương khớp, hỗ trợ giảm viêm và đau nhức
  • Hỗ trợ cải thiện bệnh gout
  • Tăng khả năng chuyển hóa protein, giảm nguy cơ tích tụ axit uric máu nhờ hàm lượng kali được tìm thấy trong thịt lươn
  • Tăng cường sức khỏe cơ bắp và sự co cơ
  • Tăng cường các chức năng của cơ thể, hỗ trợ quá trình vận chuyển máu và oxy đến các cơ quan lân cận
  • Hỗ trợ giảm cân.

Theo Y học cổ truyền, con lươn còn được gọi là Thiên ngư, là một loại sâm động vật dưới nước. Thịt lươn có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng làm mạnh gân cốt, bổ khí dưỡng huyết, khử thấp, trừ phong ấm bụng. Bên cạnh đó, loại thịt này còn có tác dụng bổ trí não, chữa thận hư, thống phong (gút) gây đau nhức, đau lưng, kiết lỵ, ho hen, lao lực, tiêu khát.

Xem Thêm: Bệnh gout ăn được cá gì? (cá biển và cá đồng)

Ăn thịt lươn giúp bổ sung canxi
Ăn thịt lươn giúp bổ sung đa dạng các loại vitamin, nhiều canxi, chất sắt, phốt pho và những thành phần dinh dưỡng khác

Bị bệnh gout có ăn được thịt lươn hay ếch không?

Về vấn đề “Bị bệnh gout có ăn được thịt lươn hay ếch không?”, các chuyên gia khuyên rằng, người bị gout có thể ăn thịt lươn và thịt ếch nhưng cần tránh ăn quá nhiều nhóm thịt này và không nên ăn thường xuyên.

Cả thịt lươn và thịt ếch đều giàu vitamin, khoáng chất, kali, natri và canxi. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe xương khớp, giúp tăng cường sức cơ, chữa lành tổn thương ở khớp và mô mềm. Đồng thời tham gia vào quá trình tái tạo xương.

Bên cạnh đó nguồn kali lành mạnh và dồi dào trong thịt lươn và thịt ếch có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng khả năng hấp thụ protein từ thực phẩm. Điều này giúp hạn chế tình trạng tăng tiết axit uric ở những bệnh nhân bị gout, giảm sự lắng đọng của những tinh thể nhỏ trong mô khớp. Từ đó giúp hỗ trợ kiểm soát gout mãn tính và giảm khả năng bùng phát các đợt gout cấp.

Nguồn vitamin trong thịt lươn và ếch có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, chống nhiễm khuẩn, chống viêm, giảm viêm, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giảm đau ở những bệnh nhân bị viêm khớp.

Mặt khác theo Y học cổ truyền, thịt lươn được đánh giá là một loại sâm động vật dưới nước. Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, thịt lươn còn làm mạnh gân cốt, bổ khí dưỡng huyết, bổ thận, tăng cường chức năng đào thải chất cặn bã và axit uric, đồng thời chữa thống phong gây đau nhức, đau lưng.

Trong thời gian điều trị bệnh gout, người bệnh có thể thêm thịt lươn hoặc thịt ếch vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thịt lươn và thịt ếch với mức độ vừa phải, chỉ nên ăn mỗi tuần 2 – 3 lần lươn hoặc ếch, mỗi lần 100mg. Bởi ngoài những thành phần dinh dưỡng nêu trên, cả thịt lươn và thịt ếch đều chứa nhiều protein (khoảng 16 gram/ 100 gram đùi ếch, 18,7 gram/ 100 gram thị lươn)

Việc tiêu thụ quá nhiều protein vào chế độ ăn uống sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể dẫn đến rối loạn. Lúc này nồng độ axit uric trong cơ thể có xu hướng tăng cao, các tinh thể lắng đọng ở mô khớp làm bùng phát những đợt viêm khớp gout cấp tính. Đồng thời làm giảm hiệu quả của thuốc trị bệnh gout và những phương pháp khác.

Theo các chuyên khoa, bệnh nhân bị gout chỉ nên tiêu thụ 10% protein trên tổng giá trị bữa ăn. Vì thế người bệnh cần cân bằng lượng protein trong thịt lươn, ếch và những loại thực phẩm đi kèm.

Thay vì tiêu thụ quá nhiều protein, người bệnh nên bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng khác có trong các thực phẩm lành mạnh (trái cây, rau xanh, đậu…), nên uống nhiều nước để tăng khả năng kiểm soát bệnh gout và cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu.

Người bị gout có thể ăn thịt lươn và thịt ếch nhưng cần tránh ăn quá nhiều
Người bị gout có thể ăn thịt lươn và thịt ếch nhưng cần tránh ăn quá nhiều và không nên ăn nhóm thịt này thường xuyên

Món ăn bài thuốc từ thịt lươn và ếch

Người bệnh có thể chế biến lươn và ếch theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên để cải thiện bệnh gout, giảm triệu chứng và phòng ngừa các đợt viêm khớp cấp, người bệnh cần lưu ý đến các nguyên liệu kết hợp với lươn/ ếch. Đồng thời gia giảm liều dùng phù hợp với từng tình trạng.

1. Hỗ trợ điều trị thống phong bằng món ăn từ thịt lươn

Tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị thống phong, đau mỏi cơ xương
  • Thanh nhiệt trừ thấp
  • Bổ âm mát gan
  • Bổ thần kinh.

Nguyên liệu:

  • 2 con lươn (mỗi con 300 gram)
  • 30 gram nhân trần
  • 15 gram xa tiền tử
  • 15 gram huyền sâm
  • 15 gram táo nhân
  • 15 gram đẳng sâm
  • 15 gram lá dâu
  • 15 gram râu ngô
  • Gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nhân trần, xa tiền tử, huyền sâm, táo nhân, đẳng sâm, lá dâu, râu ngô, nhân trần
  • Sắc thuốc lấy nước
  • Sơ chế lươn và cắt khúc khoảng 2cm, bỏ khía, xương ống, sau đó rửa qua nước muối
  • Đổ nước thuốc, lươn và gia vị vào nồi, ninh với lửa nhỏ đến khi chín
  • Ăn nóng
  • Mỗi tuần ăn từ 2 đến 3 lần để cải thiện bệnh thống phong và các triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị thống phong bằng món ăn từ thịt lươn
Hỗ trợ điều trị bệnh thống phong, đau mỏi cơ xương, thanh nhiệt trừ thấp bằng món ăn từ thịt lươn

2. Hỗ trợ điều trị thống phong, thận hư bằng món ăn từ thịt ếch

Tác dụng:

  • Ích khí dưỡng âm
  • Cải thiện các triệu chứng của bệnh thống phong
  • Bồi bổ sức khỏe, cải thiện hệ xương khớp
  • Chữa thận hư, tăng cường chức năng đào thải độc tố của thận
  • Giảm lượng đường máu
  • Giải khát

Nguyên liệu:

  • 100 gram thịt ếch
  • 200 gram bí đỏ
  • Tỏi
  • Gia vị.

 Cách thực hiện:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng
  • Lột bỏ vỏ tỏi, rửa sạch và đập dập tỏi
  • Đun nóng dầu chảo và phi thơm tỏi
  • Thêm thịt ếch và bí đỏ, đảo đều tay
  • Thêm nước xâm xấp, đun sôi
  • Vặn nhỏ lửa và ninh trong 30 phút
  • Thêm gia vị
  • Ăn nóng
  • Ăn từ 2 đến 3 lần/ tuần để cải thiện bệnh lý.

Lưu ý an toàn:

Thịt ếch chứa rất nhiều ấu trùng giun sán do sống ở đồng ruộng. Vì thế khi chế biến thịt ếch người bệnh cần đảm bảo làm sạch ruột, rửa sạch bên ngoài, loại bỏ hết đường gân máu để góp phần loại bỏ các ký sinh trùng. Ngoài ra cần rửa sạch thịt ếch với nước muối, nấu chín kỹ, không ăn tái/ sống để hạn chế giun sán.

Hỗ trợ điều trị thống phong, thận hư bằng món ăn từ thịt ếch
Món ăn bài thuốc từ thịt ếch giúp hỗ trợ điều trị thống phong, thận hư, ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường máu

Bài viết là thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Bị bệnh gout có ăn được thịt lươn hay ếch không?”. Nhìn chung người bị gout có thể thêm thịt lươn và thịt ếch vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên người bệnh cần tránh ăn quá nhiều nhóm thịt này và không nên ăn thường xuyên. Bởi việc bổ sung quá nhiều protein có thể gây rối loạn chuyển hóa, tăng nồng độ axit uric khiến các triệu chứng nghiêm trọng, các đợt viêm khớp cấp dễ xuất hiện.

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua