Bệnh Gout Có Ăn Được Quả Bơ Không? Ăn Có Tác Dụng Gì?
Bệnh gout có ăn được quả bơ không? là thắc mắc của nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bơ chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các đợt gout cấp bùng phát khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn.
Bệnh gout có ăn được quả bơ không?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng một hoặc nhiều khớp bị tổn thương, sưng viêm, nóng đỏ, bong tróc da và hình thành các hạt tophi gây biến dạng khớp. Bệnh lý xảy ra do các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp. Nguyên nhân là do sự rối loạn chuyển hóa của nhân purin và acid uric trong máu.
Gout thường ảnh hưởng ở người cao tuổi, suy giảm chức năng thận, chế độ ăn giàu đạm, purin, lạm dụng bia rượu, lười vận động, người bị thừa cân – béo phì,… Các triệu chứng do bệnh lý gây ra bùng phát theo đợt cấp và có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Theo bác sĩ chuyên môn, chế độ ăn uống tác động trong nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Đối với người mắc bệnh gout, cần hạn chế các thực phẩm giàu purin và đạm để làm giảm hiện tượng lắng đọng tinh thể urat gây đau nhức, sưng nóng, viêm ở các khớp. Trong đó, “Bệnh gout có ăn được quả bơ không?” là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm.
Quả bơ được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Cụ thể, trong loại quả này có chứa đến 20 loại vitamin cùng các khoáng chất tốt cho sức khỏe như kẽm, sắt, đồng, phot pho, natri, vitamin B5, B6, A, E, C, K,… Ngoài ra, với hàm lượng muối thấp, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, quả bơ đặc biệt tốt cho người bị gút. Chính vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể dùng những món ăn được chế biến từ quả bơ.
Tác dụng của quả bơ đối với người bệnh gout
Mặc dù các loại rau củ, trái cây tốt cho sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh gout khi dùng một số thực phẩm như rau bina, giá đỗ, măng tây, dọc mùng, đậu Hà Lan,… Như đã đề cập, quả bơ có thể dùng được cho người bệnh gút, ngoài ra loại quả này còn mang lại nhiều tác dụng đối với người mắc bệnh nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Dưới đây là một số tác dụng của quả bơ đối với người mắc bệnh gout:
- Trong quả bơ có chứa chất chống oxy hóa axit oleic giúp làm giảm cơn đau nhức, sưng viêm tại các khớp do bệnh gút gây ra.
- Với hàm lượng vitamin E dồi dào, quả bơ có tác dụng tốt trong việc phục hồi mô sụn khớp bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh lý. Từ đó cải thiện sức khỏe, chức năng khớp, phòng ngừa bệnh bùng phát cũng như gây ra các biến chứng.
- Các nghiên cứu còn nhận thấy, quả bơ có chứa hàm lượng kali hỗ trợ quá trình đào thải acid uric dư thừa, đồng thời làm giảm áp lực lên thận đáng kể. Ngoài ra, khoáng chất này còn phòng ngừa suy thận, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
- Sử dụng món ăn được chế biến từ quả bơ thường xuyên còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm giảm mệt mỏi, tăng hấp thu các dưỡng chất và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người mắc bệnh gout nên bổ sung loại quả này 3 lần/ tuần để hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng nên hạn chế ăn quả bơ vì có thể khiến sữa mẹ ít đi, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Đối với người mắc bệnh về gan và dị ứng với thành phần trong loại quả này thì cần tránh sử dụng.
Một số món ăn từ quả bơ tốt cho người mắc bệnh gút
Quả bơ được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể và kích thích vị giác, không gây nhàm chán khi ăn. Trường hợp mắc bệnh gút không kết hợp quả bơ cùng các thực phẩm chứa nhiều purin và protein để tránh các triệu chứng bệnh lý bùng phát, diễn tiến nặng gây đau nhức, đi đứng khó khăn.
Dưới đây là một số món ăn từ quả bơ tốt cho người mắc bệnh gout:
Sinh tố bơ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bơ chín 1 trái
- Sữa tươi 50ml
- Sữa đặc 20ml
- Đá viên
Hướng dẫn thực hiện:
- Bơ trái sau khi rửa sạch thì tách đôi, bỏ hạt và bỏ
- Phần thịt của trái bơ cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố
- Kế đến cho sữa đặc, sữa tươi và đá vào xay nhuyễn
- Cho sinh tố và ly và thưởng thức
Salad bơ và dưa leo
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 quả bơ chín
- 3 trái dưa leo
- 1 hộp sữa chua Hy Lạp
- 1 trái chanh
- Một ít thì là tươi
- Các gia vị vừa đủ
Hướng dẫn thực hiện:
- Dưa leo sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì cắt dọc làm đôi và thái lát vừa ăn
- Bơ tách đôi, bỏ hạt và vỏ rồi cắt thành miếng
- Chanh cắt đôi và vắt lấy nước cốt
- Đổ sữa chua, nước cốt chanh, thì là xắt nhỏ, muối, tiêu và tỏi băm vào chén nhỏ, trộn đều
- Sau đó cho hỗn hợp này vào bơ và dưa leo, trộn đều lên và thưởng thức
- Có thể dùng món salad bơ từ 2 – 3 bữa/ tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Bơ nướng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chuẩn bị 1 quả bơ chín vừa
- Cắt đôi quả bơ rồi bỏ hạt
Cách thực hiện:
- Cho 2 nửa quả bơ lên bếp và nướng từ 2 – 3 phút
- Sau đó cho ra đĩa, tách bỏ bỏ và thưởng thức
- Món ăn này sẽ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian
Thịt ba chỉ cuộn bơ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ heo 300g
- Bơ trái vừa chín tới 1 quả
- Một ít mật ong nguyên chất
- Gia vị vừa đủ
Hướng dẫn thực hiện:
- Thịt ba chỉ heo sau khi mua về thì rửa sạch rồi thái lát mỏng
- Sau đó ướp thịt với hành tím băm, 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng hạt nêm, tiêu và muối mỗi thứ 1 ít
- Bơ sau khi rửa sạch thì gọt vỏ, cắt đôi tách hạt rồi cắt thành từng miếng theo chiều dọc
- Quấn thịt ba chỉ quanh miếng bơ, dùng thêm tăm cố định để chắc chắn hơn
- Sau đó cho vào lò nướng ở nhiệt độ 250 độ C tầm 15 – 20 phút
- Có thể ăn cùng với rau trộn để tăng hương vị của món ăn
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh gout có ăn được quả bơ không?” Dùng quả bơ đúng cách và thường xuyên tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh cũng như giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi. Để kiểm soát tốt bệnh lý, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và ăn uống điều độ.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!